Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết Đoan Ngọ: Bất ngờ công dụng tuyệt vời của rượu nếp, 3 điều nhất định cần phải tránh khi ăn

Thứ sáu, 10:07 03/06/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trong cơm rượu còn có chất chua, lên men lastic tạo ra ra axit làm rối loạn tiêu hóa nên không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người. Tốt nhất không nên ăn quá nhiều.

Ăn cá hồi nhất định phải biết điều này để tránh rước họa vào thânĂn cá hồi nhất định phải biết điều này để tránh rước họa vào thân

GiadinhNet - Cá hồi có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ nhưng lại được xếp vào nhóm các loại cá không nên ăn mỗi ngày.

Tết Đoan Ngọ vào ngày 5/5 (âm lịch) hàng năm được dân gian quan niệm là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ ngày này được gọi là "Tết diệt sâu bọ" vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, một món ăn phổ biến không thể thiếu trong các gia đình đó là rượu nếp. Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể. Hiện nay, rượu nếp không chỉ thấy bán trong dịp Tết Đoan Ngọ mà còn được bán quanh năm, nhất là món cơm rượu nếp cẩm.

Tết Đoan Ngọ: Bất ngờ công dụng tuyệt vời của rượu nếp, 3 điều nhất định cần phải tránh khi ăn - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Công dụng bất ngờ của cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.

Do đó, ăn cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, cụ thể như:

Kích thích tiêu hóa

Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.

Phòng bệnh thiếu sắt

Lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt. Đặc biệt là những phụ nữ mang thai, nên ăn ít nhất 2 lần/tuần để hạn chế các tai biến cho cả mẹ và con về những nguyên nhân do thiếu sắt gây ra.

Tốt cho tim mạch

Kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và giúp tái tạo mạch máu cho các bệnh nhân sau khi phẫu thuật về tai biến mạch máu não. Đặc biệt thuốc chế tạo từ men rượu nếp cẩm không gây phản ứng phụ và không thay đổi huyết áp như các loại thuốc khác.

Tết Đoan Ngọ: Bất ngờ công dụng tuyệt vời của rượu nếp, 3 điều nhất định cần phải tránh khi ăn - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Những người không nên ăn nhiều rượu nếp

Theo Đông y, cơm rượu được làm từ gạo nếp ủ men và đường nên có tính ấm, do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng, có biểu hiện như: mẩn ngứa hay nổi mụn, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp, chảy máy chân răng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, khó ngủ, bứt rứt...

Đối với trẻ nhỏ đang ở độ tuổi dậy thì, ăn rượu nếp sẽ gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá nhiều hơn, vì vậy không nên ăn nhiều.

Ngoài ra, thực phẩm này chứa đường hấp thu nhanh, do đó đối với những người có bệnh lý đái tháo đường ăn vào cũng rất nguy hiểm. Những người có bệnh lý về dạ dày, người thừa cân béo phì cũng được khuyến cáo không nên ăn.

3 điều cần tránh khi ăn cơm rượu

Cơm rượu lên men chỉ nên ăn trong vòng 3-4 ngày, tránh để lâu, lên men quá mức vì ngoài men rượu còn có men tạp.

Tuyệt đối không ăn khi đói vì ảnh hưởng đến dạ dày, nên sử dụng nó như một món tráng miệng.

Ngoài ra, trong cơm rượu còn có chất chua, lên men lastic tạo ra ra axit làm rối loạn tiêu hóa, nên tùy từng cơ địa, nhưng tốt nhất không nên ăn quá nhiều.

Ăn vải nên kèm theo thứ này, đảm bảo bạn có thể ăn suốt mùa vải mà không sợ bị nóng, tăng cân!Ăn vải nên kèm theo thứ này, đảm bảo bạn có thể ăn suốt mùa vải mà không sợ bị nóng, tăng cân!

GiadinhNet - Trước khi ăn vải nên uống một chút nước muối, hoặc sau khi ăn bạn có thể uống cùng nước đỗ đen, đỗ xanh hay nước bí đao... những thức uống này sẽ cải thiện hết những tác dụng phụ không mong muốn của quả vải mang lại.

Công an triệu tập người đánh nữ tài xế sau va chạm giao thông - Pháp luật - ZINGNEWS.VN

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 38 phút trước

GĐXH - Quả roi là có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa carbohydrate...

Cà Mau: Nhiều công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Cà Mau: Nhiều công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Y tế - 13 giờ trước

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty may Hoàng Tâm khiến 8 công nhân phải vào viện, và một số công nhân khác triệu chứng nhẹ nên được về nhà nghỉ ngơi theo dõi thêm.

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn được na bở, loại quả này chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Bác sĩ cấp cứu bé trai đuối nước: 'Nghe tiếng tim con đập trở lại, tôi chảy nước mắt'

Bác sĩ cấp cứu bé trai đuối nước: 'Nghe tiếng tim con đập trở lại, tôi chảy nước mắt'

Y tế - 16 giờ trước

Giây phút nghe được tiếng tim đập trở lại trong cơ thể bé trai 2 tuổi bị đuối nước ngừng tuần hoàn, bác sĩ Phan Nhân Hậu bất giác chảy nước mắt, tay nổi da gà vì hạnh phúc tột độ.

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Táo bón ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nên bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ bằng các phương pháp xoa bóp đơn giản.

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh cao huyết áp nếu không kiểm soát tốt có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Đột quỵ, đau tim, suy tim đột ngột, suy thận…

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi kéo dài hoặc phức tạp, thậm chí mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não. Những trường hợp này ít gặp ở trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Có rất nhiều loại dầu ăn trên thị trường với hương vị và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại dầu nào tốt nhất cho người bị cholesterol cao không dễ.

Người phụ nữ 38 tuổi ở Phú Thọ bị rối loạn đông máu do tai nạn dễ gặp trong mùa mưa

Người phụ nữ 38 tuổi ở Phú Thọ bị rối loạn đông máu do tai nạn dễ gặp trong mùa mưa

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hàng năm, khi bước vào mùa mưa, mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài rắn độc, cũng là thời điểm số lượng người phải nhập viện do rắn cắn gia tăng.

Top