Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thái Bình: Chuyển biến tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản nhờ thực hiện tốt Đề án 818

Thứ hai, 15:28 10/12/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Thông qua công tác truyền thông, giới thiệu sản phẩm của Đề án 818, người dân đã từng bước thay đổi nhận thức về việc chủ động trả tiền thay vì sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ.

Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2020” (gọi tắt là Đề án 818) được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt ngày 29/12/2015.

Đề án 818 được triển khai với mục đích chia sẻ gánh nặng chi phí cho Nhà nước về các dịch vụ DS-KHHGĐ; tạo hành lang, cơ sở pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ; tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS cho người dân; giới thiệu đa dạng hóa các sản phẩm KHHGĐ, chăm sóc SKSS đến người dân, trong đó chú trọng các sản phẩm hiện đại, có tác dụng lâu dài và hiệu quả.

Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc SKSS cho phụ nữ trong thời kỳ hiện đại và nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng các sản phẩm, dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS.

Năm 2016, Đề án được triển khai thí điểm tại huyện Thái Thụy, Kiến Xương và Thành phố Thái Bình bước đầu thu được những kết quả đáng mừng. Cán bộ DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên dân số tích cực truyền thông, giới thiệu sản phẩm của Đề án, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về việc chủ động “trả tiền” thay vì sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ.

Truyền thông, tư vấn các sản phẩm tránh trai hiện đại thuộc Đề án 818 tận tay người dân. Ảnh TL

Truyền thông, tư vấn các sản phẩm tránh trai hiện đại thuộc Đề án 818 tận tay người dân. Ảnh TL

Những đối tượng có nhu cầu sử dụng phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS được tiếp cận, lựa chọn những dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ. Qua đó, các sản phẩm xã hội hóa từ Đề án 818 đã bước đầu thâm nhập vào thị trường và được sự đón nhận của một bộ phận người dân.

Bà Đoàn Thị Thanh Hằng, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: “Để thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ dần xóa bỏ thói quen được bao cấp phương tiện tránh thai cần phải tiến hành từng bước, không thể làm trong một sớm một chiều. Cần phát huy hơn nữa công tác truyền thông bằng nhiều hình thức.

Không chỉ dừng lại ở các hội nghị truyền thông tại xã, tại thôn mà cần sự tuyên truyền tích cực, bền bỉ của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số để người dân chấp nhận tìm đến, lựa chọn và sử dụng lâu dài các dịch vụ KHHGĐ/SKSS thuộc Đề án”.

Thời gian qua, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã tích cực truyền thông, đưa các sản phẩm phương tiện tránh thai, KHHGĐ của Đề án vào cuộc sống, giúp người dân chủ động trong việc lựa chọn các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Trong đó, Thái Thụy tuy là huyện biển song được đánh giá là huyện triển khai Đề án có hiệu quả nhất trong tỉnh. Song song với hoạt động tập huấn cho đội ngũ cán bộ dân số các xã, thị trấn về cách thức tuyên truyền, giới thiệu và bán sản phẩm, huyện cũng xác định đối tượng ưu tiên để tuyên truyền là đội ngũ giáo viên tại các trường học và người lao động tại các doanh nghiệp, bởi đây là những đối tượng có nguồn thu nhập ổn định so với các đối tượng khác.

Còn tại huyện Đông Hưng, từ năm 2017, thay vì thói quen trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước để được sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ thì hiện nay, người dân đã chủ động trả tiền để được lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp với khả năng và nhu cầu.

Để đạt được kết quả đáng mừng trên, chính là nhờ hiệu quả của việc triển khai Đề án 818 trên địa bàn huyện này. Trong 6 tháng đầu năm 2018, huyện Đông Hưng đã tổ chức 38 hội nghị truyền thông tại 38 xã, thu hút trên 6.000 phụ nữ tham gia.

Cán bộ y tế đã giúp chị em tìm hiểu kiến thức về KHHGĐ, chăm sóc SKSS như nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm đường sinh sản; giới thiệu cho chị em tiếp cận các sản phẩm thuộc Đề án 818 và tư vấn cho những đối tượng có nhu cầu lựa chọn những dịch vụ chất lượng, phù hợp với khả năng.

Kết quả, toàn huyện Đông Hưng đã tiêu thụ được trên 22.000 sản phẩm của Đề án, chiếm 62% tổng sản phẩm tiêu thụ toàn tỉnh. Trong đó, cung ứng được 2.450 vỉ viên uống tránh thai; 19.956 chiếc bao cao su và một số sản phẩm dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro, hộp viên sắt Axit foclic, lọ dung dịch vệ sinh phụ nữ Vagis. Nhiều xã tiêu biểu, triển khai tốt Đề án như Đông Phương, Đông Xuân, Đông Các, Đông Hợp, An Châu, Đông Hoàng, Đông Xá, Mê Linh...

Anh Khôi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Top