Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thái Nguyên: Tan hoang rừng Khuôn Mánh

Thứ bảy, 07:00 16/07/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Địa điểm thành lập Đội Cứu Quốc quân II tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã được công nhận là Di tích Lịch sử quốc gia từ năm 1994. Nhưng đến nay, khu vực này như nơi “vô chủ” tự do khai thác, bất chấp đã có quy định đó là nơi “bất khả xâm phạm”.

Khu di tích và diện tích “bất khả xâm phạm” bị tàn phá tan hoang. Ảnh: P.B
Khu di tích và diện tích “bất khả xâm phạm” bị tàn phá tan hoang. Ảnh: P.B

Từ chân núi lên đỉnh không còn cây che nắng

Cứu Quốc quân là một trong những đội tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Ngày 15/9/1941, thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng, tại khu vực rừng Khuôn Mánh, Đội Cứu Quốc quân 2 đã được thành lập dưới sự lãnh đạo của Chỉ huy trưởng Chu Văn Tấn (là một trong 2 Thượng tướng đầu tiên của QĐNDVN). Chính vì có tầm quan trọng đối với lịch sử QĐNDVN nên địa điểm thành lập Đội Cứu quốc quân 2 (nằm trong khu rừng Khuôn Mánh) đã được Bộ Văn hóa Thông tin (trước đây) công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1994.

Tuy nhiên, trái ngược với tầm quan trọng đã được quy định đối với một khu di tích cấp Quốc gia, rừng Khuôn Mánh ngày nay như một vùng đất vô chủ, không ít người xót xa bởi sự xuống cấp, tan hoang. Ngay từ dưới chân núi, nhìn vào ngôi nhà chờ dành cho du khách đến thăm nghỉ ngơi, là tình trạng cửa đã bị khóa chặt, nhìn vào bên trong qua khe cửa sổ là những thứ đồ dùng đã bỏ hoang lâu ngày nằm chỏng chơ, bẩn thỉu. Cạnh đó, là khu nhà vệ sinh đã khóa cửa. Bước lên trung tâm khu di tích, những viên đá của bậc thang đã bong tróc nằm chỏng chơ, cỏ dại mọc ùm tùm che cả lối đi.

Nhưng có lẽ điều khiến chúng tôi xót xa nhất là từ chân núi lên đỉnh trung tâm của khu di tích không còn bóng cây che nắng. Bởi cách đây chưa lâu, toàn bộ khu rừng phòng hộ này đã bị đốn, hạ trắng trơn. Nhìn ra xung quanh, cả khu rừng phòng hộ bạt ngàn ngày trước nay chỉ còn trơ trọi gốc. Nhiều thân cây sau khai thác bị bỏ sót vẫn nằm chỏng chơ, nhiều gốc cây bị đốt cháy đen kịt... Cách đó không xa, những cây non được học sinh trường tiểu học trong địa bàn huyện Võ Nhai trồng cách đây chưa lâu mới ra mầm, nhiều cây khác không chịu được cái nắng cũng đã chết khô hoặc bị nhổ bật gốc.

Một khu di tích được quy định là “bất khả xâm phạm” nhưng các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên lại “làm ngơ” cho người dân và một số đơn vị khác đào bới, trồng rừng theo Dự án 661, rồi khi cây lớn, người ta lại cấp phép khai thác, tàn phá trơ trụi. Nhìn cảnh tượng khu di tích nằm trơ trọi giữa đồi núi trọc, chúng tôi không khỏi bàng hoàng, xót xa.

Chặt phá rừng cấm làm dự án

Một cây non được các em học sinh Trường mầm non Bình Long trồng trong khu rừng đã bị chặt phá trơ trọi.
Một cây non được các em học sinh Trường mầm non Bình Long trồng trong khu rừng đã bị chặt phá trơ trọi.

Theo Quyết định số 3211/QĐ/BT ngày 12/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch), địa điểm thành lập Đội Cứu Quốc quân 2 là khu Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Quyết định này cũng nêu rõ nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực bảo vệ của di tích đã được khoanh vùng. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.

Trước đó, ngày 10/4/1994, đoàn khảo sát liên ngành gồm Bảo tàng Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), Ban quản lý ruộng đất, UBND huyện Võ Nhai, Phòng Văn hóa huyện Võ Nhai, Đảng ủy - UBND xã Tràng Xá đã căn cứ vào thực địa của khu di tích này để đưa ra các khu vực bảo vệ. Trong đó, khu 1 (bất khả xâm phạm) lấy cột mốc trung tâm làm chuẩn quay một vòng tròn là 1.962,5m2; khu 2, khu bảo vệ (lấy ranh giới khu vực 1 làm chuẩn) là 15.700m2. Tuy nhiên, không hiểu sao Công ty TNHH nhà nước một thành viên lâm nghiệp Võ Nhai vẫn được cấp phép để “trồng và chặt rừng” theo Dự án 661 xung quanh khu di tích, khiến cho khu di tích này biến thành đồi núi trọc như hiện nay?

Nhiều người không biết đó là khu di tích

Ông Vũ Thế Cường (bên phải), Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai.
Ông Vũ Thế Cường (bên phải), Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai.

Để đi tìm câu trả lời, vì sao Khu Di tích lịch sử đã được coi là “bất khả xâm phạm” mà lại bị phá đến hoang tàn, chúng tôi đã liên lạc với Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai Đặng Xuân Trường thì vị này cho biết, muốn hỏi thì lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Còn ông Vũ Thế Cường, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai cũng tỏ ra bất ngờ vì “nếu biết trước thì chúng tôi sẽ ngăn chặn. Đã là khu di tích thì không được đụng chạm và không thể thực hiện dự án trồng rừng như thế này được”(?).

Ông Cường nói tiếp: “Đúng là mất bò mới lo làm chuồng. Chứ ngay cả khi xảy ra vụ việc (rừng bị khai thác, tàn phá trơ trọi - PV) đến chúng tôi đi tìm văn bản mới biết thì sao mà dân biết được”. Theo ông Cường, từ trước đến nay, gần như các văn bản liên quan trong việc bảo vệ khu di tích lịch sử đều không ai biết. Nói về câu chuyện bảo vệ di tích, ông Cường cho biết, Ban quản lý di tích cũng thuê một người là ông Hà Văn Oanh trông coi, bảo vệ nhưng “ông Oanh suốt ngày nát rượu. Để xảy ra như này là lỗi hỗn hợp, nhìn thấy là các cấp, các ngành đều có lỗi”.

Theo văn bản số 1367/BC-UBND của UBND huyện Võ Nhai ngày 17/5/2016 báo cáo việc khai thác rừng tại khu vực rừng Khuôn Mánh thì diện tích khu rừng Khuôn Mánh được quy hoạch cho Khu di tích là 48.953m2. Khu vực rừng Khuôn Mánh (bao gồm cả Khu di tích) được UBND huyện giao cho UBND xã Tràng Xá quản lý, bảo vệ. Trước đó, ngày 16/1/2006, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thái Nguyên năm 2006, trong đó có dự án 661. Điều mà UBND huyện Võ Nhai, cũng như tỉnh Thái Nguyên không hề quan tâm là khi thực hiện dự án trồng rừng theo nguồn vốn 661 đã trồng ngay vào khu di tích đã khoanh vùng cấm.

Sau gần 10 năm, đến ngày 29/5/2015 và 14/10/2015, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã ban hành 2 quyết định phê duyệt cho phép Công ty TNHH nhà nước MTV lâm nghiệp Võ Nhai khai thác và tỉa thưa rừng đã trồng theo nguồn vốn 661 với tổng diện tích là 19,05 ha. Ngoài ra, UBND xã Tràng Xá cũng đã cấp phép khai thác gỗ mà người dân tự trồng tại khu vực này là 1,3ha.

Tuy nhiên, trong 19,3ha mà Sở NN&PTNT cấp phép cho Công ty TNHH nhà nước MTV lâm trường Võ Nhai được khai thác lại bao gồm cả diện tích đã được khoanh vùng của Khu di tích. Ngoài ra, trong Quyết định cho phép khai thác rừng, Sở NN&PTNT yêu cầu phải để lại 600 cây/ha thì nay chỉ còn… 18 cây/ha. Trước câu hỏi của phóng viên, trách nhiệm của Hạt kiểm lâm trong việc bảo vệ rừng, ông Cường nói đã giám sát việc khai thác và để lại 600 cây/ha cũng như thực hiện lệnh đóng cửa rừng, nhưng sau đó người dân vào khai thác hết nên mới trống trơn như vậy!?. “Sau khi rà soát thì Hạt Kiểm lâm đã tổ chức hội nghị, họp xét kiểm điểm từ lãnh đạo cho đến cán bộ kiểm lâm địa bàn với hình thức từ phê bình đến cảnh cáo. Hiện nay, chúng tôi đang điều tra nhưng chưa tìm ra… thủ phạm”, ông Cường cho biết.

Phá xong lại…tổ chức trồng

Sau khi toàn bộ diện tích rừng xung quanh khu di tích được cấp phép khai thác và bị phá tan hoang, ngày 13/6/2016, ông Đặng Xuân Trường – Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai đã ra kế hoạch có tên: “Vận động trồng cây tại Khu Di tích lịch sử rừng Khuôn Mánh” để gửi các cơ quan ban ngành đoàn thể trong toàn huyện. Mục đích tổ chức, thực hiện trồng cây tại Khu Di tích Lịch sử này là “góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng tỷ lệ che phủ rừng, tạo cảnh quan Khu Di tích lịch sử quốc gia”. Ngoài các cơ quan ban ngành thì đến Hội Cựu chiến binh huyện và các trường mầm non, tiểu học cũng phải tham gia, với số lượng cây phải trồng lên đến 2.210 cây.

Tỉnh thu hồi đất, huyện không biết?

Liên quan đến toàn bộ diện tích đất mà Công ty TNHH nhà nước MTV lâm trường Võ Nhai quản lý để thực hiện trồng rừng theo dự án 661, ngày 17/9/2013, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1810/QĐ-UBND về việc thu hồi toàn bộ đất để giao cho UBND huyện Võ Nhai quản lý. Tuy nhiên, theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai Vũ Thế Cường, mặc dù tỉnh đã Quyết định thu hồi đất và giao cho Sở TNMT, UBND huyện Võ Nhai và các xã có đất để tiến hành đo đạc, thu hồi theo pháp luật nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Thậm chí, những Quyết định này cũng bị lãng quên, cho đến khi xảy ra việc phá rừng, đi tìm kiếm thì… mới biết.

Phùng Bình

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 5 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 5 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 5 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 6 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top