Thâm nhập chợ đồ di động ở Hà Nội
GiadinhNet - Những khu chợ đồ cũ ở Thủ đô nhộp nhịp mỗi khi chiều xuống. Khách hàng đến đây có thể tìm thấy đủ loại mặt hàng, nhỏ như cái kim sợ chỉ cho đến lớn cỡ các loại máy móc cũ, điều hòa, hay những vật dụng đã tồn tại một thời trong lịch sử. Chợ này thường không cố định mà “di động” theo sở thích người bán – người mua và cả sự “khắt khe” của cơ quan chức năng.
“Hàng độc” thòi ra từ… ba lô
Những túi hàng trong ba lô của những người bán hàng rong ở các chợ đồ cũ này không thiếu thứ gì. Thượng vàng hạ cám đều đủ. Từ cục pin điện thoại di động to như nắm tay, mắt kính đen, trắng cổ lỗ, túi xách thời bao cấp, bật lửa zippo nhiều cỡ… đến cả nước hoa, hộp phấn son phụ nữ… Có những món đồ chỉ mấy chục nghìn đồng, nhưng cũng có những món đồ tại đây được chào bán với giá hàng chục triệu đồng.
Những món đồ cũ trong ba lô người bán rong có khi chỉ với giá vài trăm nghìn đồng nhưng cũng có khi giá trị lên đến vài chục ngàn “đô”: Cũng là đồng hồ nhưng loại đeo tay mơi mới, “đểu đểu” giá chỉ 100.000 đồng/chiếc song nếu là đồng hồ Uply vào thập niên 1950 – 1960 giá lên tới 10 triệu đồng, hay những chiếc Omega mạ vàng từ thế kỷ trước giá những 300 - 400 USD/chiếc; còn đồng hồ Longines xịn giá lên đến cả nghìn USD.
Anh Hồ Hải Đức một tay săn đổ cũ ở khu chợ này chia sẻ: “Có những món đồ đối với người này không còn giá trị sử dụng nhưng nó lại vô giá đối với người khác. Cái lợi của việc chia sẻ món đồ cũ còn nằm ở chỗ, biết đâu đến lúc nào đấy, món đồ cũ của bạn sẽ “bén duyên” khi gặp gỡ những món đồ thuộc “họ hàng” bị lạc nhau lâu ngày. Khi ấy thì giá trị của những món đồ đó mới thật sự thăng hoa”. Vì vậy, cứ chiều đến là anh Đức lại ngồi la cà ở khu chợ đồ cũ ven hồ Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội), nơi có những người bán đồ cũ di động thường xuyên lui tới.
Chợ đồ cũ ở Hà Nội chia ra làm nhiều điểm họp. Mỗi điểm có một đặc trưng riêng. Ví như chỗ thì bày bán hàng điện máy, chỗ lại là hàng dệt may, quần áo, chỗ lại là hàng ký gửi. Theo đó, xe mô tô, ô tô cổ; nhạc cụ, máy ảnh, quạt máy, loa, âm-li cho đến tranh, đèn, túi da, đồng hồ các loại từ treo tường, để bàn đến đeo tay “họp” ở Hoàng Cầu. Còn các loại giầy dép quần áo lại được “họp” ở đường Đê La Thành (quận Đống Đa), hay đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai). Riêng với các loại đồ cũ di động thì người mua cứ ngồi ở các điểm công cộng đông người sẽ có người bán đến chào hàng ngay.
Xập xí xập ngầu đồ “nhảy”
Thâm nhập vào khu chợ Trời di động này, trước mắt chúng tôi là vô số các loại đồ cũ. Từ cái sạc điện thoại giá 15.000 đồng, đến các loại đồ có giá tiền hàng triệu đồng. Điều đáng nói là tất cả những đồ bày bán ở đây đều được chủ hàng giới thiệu là đồ “second hand” nhưng không ít trong số đó vẫn còn nguyên tem mác, nhìn ngoài vẫn mới tinh(?!).
Anh Đức bảo rằng, những đồ còn nguyên tem mác, có khi là sản phẩm trộm cắp mà bọn “đạo chích” nhập về đây. Chúng tôi bước vào một “sạp” kinh doanh các linh kiện điện tử nằm sát con dốc Nguyễn Phúc Lai – Đê La Thành (Đống Đa) bà chủ đon đả: “Mua gì vậy chú? Vật dụng gì liên quan đến điện tử là chị có hết!”. “Bọn em đang tìm cái điện thoại bàn”, anh bạn tôi lên tiếng. Lập tức bà chủ lấy trong bao tải ra một chiếc điện thoại bàn trông bề ngoài còn khá mới, đưa cho chúng tôi xem và “chào hàng”: “Nay người ta dùng loại “mẹ con” cả. Hàng này còn “sống”, nhập khẩu 100% lấy các chú “lít rưỡi” (150.000 đồng – PV).
Hàng “xịn” giá dễ chịu ở những khu chợ đồ cũ này nhiều lắm. Hỏi anh Đức vì sao lại có nghịch lý đó, Đức cười lớn: “Đồ “nhảy” chả rẻ thì cái gì rẻ. Nhưng đa số là “ngon” vì đồ... của đại gia”.
Rồi anh Đức nói nhỏ: “Thật ra mua bán đồ ăn cắp sợ lắm. Nhưng nhiều khi thấy hàng tốt và rẻ ai chả ham. Cách đây 2 ngày, có ông ngồi uống nước, vớ được đôi giầy Ý “xịn” còn nguyên nước sơn, giá thị trường phải trên chục “chai” (triệu đồng), mua lại có chưa đầy triệu bạc. Giầy dép là mặt nhiều nhất của những tay bán hàng di động”.
Theo lời anh Đức, chúng tôi làm quen với một tay chuyên bán rong các loại giầy Tây tự giới thiệu tên Vũ. Vũ bán thứ hàng đặc biệt này mọi lúc mọi nơi, nhất là những điểm tụ tập công cộng. Vũ có sẵn một ba lô hoặc túi xách bên mình như một “cửa hàng di động” để có thể chuồn nhanh mỗi khi có động từ cơ quan chức năng.
Đội quân bán giầy như Vũ là những người miền Nam ra Thủ đô “làm ăn”. Đường dây làm ăn này được tổ chức tương đối bài bản. Họ làm công, ăn hoa hồng cho một “đầu nậu” tên là Th. ở tận Ba La – Bông đỏ (quận Hà Đông). Theo tìm hiểu của chúng tôi, để đảm bảo an toàn cho việc mua bán đồ "nhảy", “đầu nậu” tên Th. có cả một hệ thống đàn em cực kỳ trung thành và thân tín làm “tai, mắt” trong khu vực. Khi có động, chỉ cần nghe một tiếng huýt sáo là ngay lập tức, hàng sẽ biến mất trong tích tắc. Đường dây bán chỉ "độc" giầy này có chân rết len lỏi đến tất cả các quận, phường trong thành phố.
Với những loại hàng “độc”, nếu khách có nhu cầu, Vũ sẽ liên hệ qua điện thoại và có người mang hàng từ “lò” ra. Khách không được tới “lò” vì luật làm việc là phải tuyệt đối bí mật.
Theo lời Vũ, đội quân bán loại hàng này không bao giờ lấy đồ đểu lừa khách mà chỉ ăn tiền nhờ vào việc ngã giá dẻo mồm của riêng từng người. Nếu buôn bán kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”, “đầu nậu” biết được thì lập tức bị "tước" nghề.
Những chiêu đối phó công an
"Mỗi người bán dạo chỉ cầm tối đa 5 - 6 đôi giầy trong ba lô. Chỉ có một đôi xách trong túi nilon. Nếu công an tới hỏi, cứ nói đây là đồ của mình, túng quá đành phải bán. Đối với những mối quen phải gọi điện báo trước để sắp xếp thời gian và địa điểm thích hợp. Mỗi khi giao hàng xong, tốt nhất là không ai biết ai", Vũ cho biết.
Hà Phương/Báo Gia đình & Xã hội
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 31 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 40 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.