Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Thần dược” của các cụ gần 100 tuổi vẫn đi rừng, khâu vá

Thứ năm, 09:00 03/03/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Vùng đất Lũng Vân (hay còn gọi là Mường Chậm, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) bao năm nay vẫn được mệnh danh là “thung lũng trường thọ” bởi cả xã có chưa đầy 400 nếp nhà nhưng số người trên dưới 100 tuổi có rất nhiều. Ở vùng đất này, 80- 90 tuổi chưa được coi là tuổi nghỉ ngơi vì họ vẫn hăng say làm việc.

Một góc Lũng Vân buổi chiều không mây. Ảnh: P.B
Một góc Lũng Vân buổi chiều không mây. Ảnh: P.B

Nghèo khó nhưng trường thọ

Một ngày đầu Xuân Bính Thân, trong chuyến công tác qua huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, khi dừng chân uống nước tại một quán nhỏ ven đường, vô tình chúng tôi được nghe kể về ngôi làng trường thọ dưới chân núi Mường Chậm. Theo tiết lộ của người dân nơi đây, tuy cuộc sống ở đây vô cùng nghèo khó nhưng số người sống trên 100 tuổi rất nhiều. Và điều bí ẩn mang lại sự kỳ diệu đó được nhiều người cho biết chính là thói quen ăn cây đái bay của người dân nơi đây, loài cây được mệnh danh là “kì hoa dị thảo” ở chốn cổng trời.

Cách trung tâm huyện Tân Lạc khoảng 20km, thế nhưng để vào được xã Lũng Vân cũng là chừng ấy quãng đường đồi núi ngoằn nghoèo với nhiều khúc cua tay áo thật khủng khiếp. Phải mất chừng một tiếng đồng hồ gồng mình trên chiếc xe gắn máy qua những dốc cao vút chúng tôi mới vào được đến nơi. Được bao quanh bởi núi cao, nên Lũng Vân dường như lọt thỏm trong một thung lũng, gần như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.

Nằm ở độ cao 1.200m so với mặt nước biển, xã Lũng Vân là một xã nghèo bậc nhất của huyện Tân Lạc và gần như biệt lập với thế giới bên ngoài do núi cao bao quanh, đường sá đi lại khó khăn. Bởi thế, sự giao thương hầu như không nhiều nên trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân ở đây hầu hết là những thứ sẵn có từ thiên nhiên hoặc những thứ do người dân tự trồng trọt được.

Ở Lũng Vân này quanh năm được bao phủ bởi núi non và mây mù nên còn được biết đến với tên gọi khác là Thung Mây. Nơi đây được ví như chốn “bồng lai tiên cảnh” bởi vẻ đẹp hút hồn trong sự giao thoa giữa đất và trời. Ngoài vẻ đẹp, nơi đây còn được biết đến với một tên gọi khác là “thung lũng trường thọ”. Nhắc đến câu chuyện sống thọ của người dân ở xã Lũng Vân, ông Đinh Thanh Dững, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã cho biết: “Cả xã có chưa đầy 400 nếp nhà, nhưng có tới gần 60 cụ thượng thọ (từ 80 tuổi trở lên), còn các cụ từ 70 đến dưới 80 thì có tới hàng trăm người. Người sống lâu nhất ở vùng đất này được ghi nhận là cụ Đinh Thị Hệu, SN 1897 và mất tháng 2/2011, thọ 115 tuổi”.

Nhưng điều ngạc nhiên mà ông Dững tiết lộ thêm là, mặc dù số người tuổi cao rất nhiều nhưng hầu hết các cụ ở đây vẫn luôn duy trì được một sức khỏe dẻo dai, 90-100 tuổi nhưng vẫn có thể giúp đỡ con cháu làm nương, dọn dẹp nhà cửa, thậm chí là đi rừng hái củi.

Gần 100 tuổi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn

Cụ Bùi Thị Ón đang thùa khuy áo cho chắt.
Cụ Bùi Thị Ón đang thùa khuy áo cho chắt.

Sau vài câu chuyện, dường như cảm thấy lời nói chưa thuyết phục, ông Dững đứng dậy gợi ý dẫn chúng tôi đi thăm nhà một số cụ ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, mà đầu tiên là ghé nhà cụ Bùi Thị Ón ở bản Chiềng.

Khi vừa đến, đập vào mắt chúng tôi là một bà cụ đang ngồi cạnh bếp lửa với đôi tay đang luồn từng đường kim, mũi chỉ nhanh thoăn thoắt. Nếu như ông Dững không giới thiệu trước cụ đã 102 tuổi thì chúng tôi chỉ dám đoán cụ chừng 90 tuổi. Mặc dù da dẻ cụ có nhăn nheo theo thời gian nhưng cụ vẫn rất minh mẫn và có đôi mắt sáng.

Sau câu chào hỏi, cụ Ón cười móm mém rồi lại thoăn thoắt thùa nốt chiếc khuy áo cho đứa chắt, cụ bảo: “Tôi ngồi ở nhà không làm gì cũng chán, cứ thấy việc gì làm được là làm đỡ cho các cháu. Chứ ngồi chơi không thấy chân tay rã rời lắm. Mấy năm trước tôi còn đi nương, nhưng con cháu thấy mình già quá nên không cho đi. Giờ tôi chỉ làm việc lặt vặt trong nhà thôi. Hàng ngày tôi vẫn tự ăn uống, sinh hoạt mà chẳng cần phải nhờ ai giúp”.

“Ở đây 80 - 90 tuổi chưa phải là tuổi nghỉ ngơi nên hầu hết mọi người đều muốn thêm chân, thêm tay phụ giúp con cháu những việc vặt trong nhà. Không đi làm xa được việc nặng nhọc thì cũng phụ cháu, chắt mấy việc trong nhà như nấu cám cho lợn, chăm sóc con gà, con vịt”, cụ Ón cho biết thêm.

Chia tay cụ Ón, chúng tôi tìm đến nhà cụ Đinh Thị Chăn, đã 96 tuổi ở bản Pò. Thấy chúng tôi, cụ hồ hởi mời vào nhà uống nước và trò chuyện: “Ở xứ Mường Chậm này nghèo lắm, thời tiết không được thuận lợi nên mỗi năm chỉ cấy được một vụ lúa, trời thương thì còn được ăn chứ lũ về là coi như mất trắng. Do vậy chúng tôi thường hay vào rừng hái rau rệu, rau dừa… đặc biệt là rau đái bay để ăn. Còn khi đi rừng mà khát nước thì lấy nước dưới suối uống luôn”.

Từ xưa cho đến bây giờ, người Mường ở Lũng Vân vẫn tin rằng họ có sức khỏe tuyệt vời chính là từ cây đái bay. Đây là một loại cây rừng mọc hoang, bám mình trên vách đá hoặc các cây cổ thụ. Loại lá cây này dùng để đun nước uống, ngâm rượu ngô và làm thuốc chữa bệnh. Nhiều người có thói quen khi lên nương cũng phải chuẩn bị một can nước lá đái bay mang theo để uống. Nước cây này thật lạ, dù lao động cật lực nhưng khi uống vào sẽ thấy hết mệt mỏi.

“Cây đái bay đa công dụng, khi thì dùng làm thuốc chữa bệnh, khi thì chống đói, chống khát. Theo lời truyền qua các thế hệ của xứ Mường Chậm, chính loài kì thảo này giúp cho chúng tôi sống trường thọ giữa núi rừng heo hút, nghèo khó chốn thung mây này”, cụ Đinh Thị Chăn cho biết.

“Thần dược” đang bên bờ vực tận diệt

Thầy lang Hà Công Quý đang giải thích công dụng của cây đái bay.
Thầy lang Hà Công Quý đang giải thích công dụng của cây đái bay.

Để tìm hiểu rõ hơn về loại thảo dược được người dân ở Mường Chậm ưa thích và cho rằng đó là bí quyết để sống trường thọ, chúng tôi tìm gặp ông Hà Công Quý (76 tuổi), một thầy lang có tiếng trong vùng. Ông Quý cho biết: “Trước nay bên cạnh việc sử dụng để đun nước uống hàng ngày thì cây đái bay trong Đông y cũng được sử dụng khá phổ biến dùng để chữa trị một số chứng bệnh như thận hư, thông huyết, đau lưng, đau khớp... Vì cây đái bay dễ tìm và cách dùng rất đơn giản nên chúng tôi cũng thường cho vào các bài thuốc cho người bệnh”.

Theo mô tả của ông Quý: “Cây đái bay thường mọc bám vào đá hoặc các cây cổ thụ như cây tầm gửi. Trông vẻ bên ngoài như thân cây sắn dây, có lá to giống lá thị, cả thân cây và lá đều có thể dùng được. Lấy cây đem về cạo vỏ thật sạch, rửa 2, 3 lần nước suối rồi thái lát mỏng, phơi khô, đun sôi nước thì thả vào. Nước cây đái bay có màu đỏ, vị ngọt mát, đun đến nước thứ hai, thứ ba là ngon nhất, bởi lúc này sẽ xuất hiện mùi thơm thoang thoảng. Nói là vậy nhưng để nhận dạng loại cây này cũng khá khó khăn do nó nhìn giống nhiều loại cây khác trong rừng. Vì vậy, khi đi lấy chúng tôi phải xem kỹ từ lá đến thân và củ”.

Cũng theo vị thầy lang này, ngoài việc dùng làm nước uống và sắc thuốc thì cây đái bay còn được dùng để ngâm rượu uống có tác dụng trị viêm khớp rất tốt. Nói đoạn, ông Quý như chợt nhớ ra và vào nhà xách chai rượu được ngâm cây đái bay để mời khách. “Trên này vào mùa đông thường rất lạnh nên nếu uống một chén rượu đái bay sẽ có tác dụng giữ nhiệt cho cơ thể. Hoặc dùng rượu đái bay để bóp những chỗ thâm tím, bong gân rất hiệu quả”, ông Quý nói thêm.

Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay, cây đái bay đang trở nên hiếm hoi bởi thương lái đang săn tìm tận diệt. Ông Quý cho biết: “Kể từ khi biết được nhiều công dụng tuyệt vời mà cây đái bay đem lại, nhiều thương lái dưới xuôi đã lặn lội lên đây thu mua bằng sạch mang về dưới xuôi. Họ thu mua tươi luôn với giá 200.000đồng/kg. Vì thế người dân trong vùng thi nhau đi rừng kiếm cây đái bay về bán. Một vài năm trở lại đây, cây đái bay đang dần trở nên khan hiếm, phải đi sâu vào trong rừng may ra mới thấy. Nếu không có khi cả tuần trời cũng không kiếm ra được loài cây này”.

Ngoài tác dụng được cho là do “thần dược” đái bay, quan trọng hơn là con người nơi đây có một cuộc sống thuần khiết, nguyên sơ. Mỗi người đều yên bình trong một nếp nhà sàn, không có sự tính toán, bon chen, tranh đua thiệt hơn với xã hội bên ngoài. Chính vì vậy mà Lũng Vân còn có tên gọi khác là Mường Chậm vì cuộc sống của người dân ở đây luôn chậm rãi, thư thả.

Giải thích về sự trường thọ của các cụ ở Lũng Vân, ông Quý cho rằng: Bản thân cây đái bay có nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Việc sử dụng trong thời gian dài cây đái bay kết hợp với lao động tay chân sẽ giúp cho cơ thể trở nên dẻo dai. Bởi vậy, khi vào mùa làm nương rẫy, không khó để có thể bắt gặp những cụ cao niên ở tuổi 80, 90 vẫn đeo gùi đi làm rẫy.

P.Bình-Q.Chiến/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 1 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 14 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 17 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Top