Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thanh Hóa: Giúp người dân chủ động lựa chọn các phương tiện tránh thai hiện đại, sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chất lượng nhờ công tác xã hội hóa

Thứ ba, 09:21 29/11/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nếu trước đây người dân đã quen với việc “bao cấp, miễn phí” phương tiện tránh thai, thì nay đã chủ động hơn, có trách nhiệm tham gia các dịch vụ để bảo vệ, nâng cao sức khỏe sinh sản (SKSS) cho bản thân, xây dựng gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc, góp phần cho dân số ổn định và phát triển bền vững.

Ngày 12/3/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020" (gọi tắt là Đề án 818).

Tại Thanh Hóa, năm 2016, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 818 giai đoạn 2016–2020 trên địa bàn. Trong đó, chú trọng tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nhằm chia sẻ gánh nặng ngân sách Nhà nước về chăm sóc sức khỏe sinh sản, từ việc sử dụng miễn phí sang tự chi trả, phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khỏe.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng truyền thông về sự cần thiết, lợi ích, hiệu quả trong thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai, tạo dư luận đồng tình khi thực hiện Đề án 818.

Tại Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã thành lập tổ công tác thực hiện Đề án 818; ban hành các kế hoạch, công văn triển khai thực hiện Đề án 818 đến các trung tâm DS-KHHGĐ huyện (nay là Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố).

Thanh Hóa: Giúp người dân chủ động lựa chọn các phương tiện tránh thai hiện đại, sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chất lượng nhờ công tác xã hội hóa - Ảnh 1.

Người dân tại Thanh Hóa chủ động lựa chọn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chất lượng được phân phối trong Đề án 818. Ảnh Báo Thanh Hóa

Tại 27 huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 818 gửi đến ban DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn và trạm y tế xã.

Hàng năm, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã tổ chức các hội nghị triển khai thực hiện đề án cho 27 huyện, thị xã, thành phố; xây dựng các cụm panô tuyên truyền về đề án; sản xuất nhân bản tờ rơi tuyên truyền Đề án 818, phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản thuộc Đề án 818; tuyên truyền trên báo, tạp chí về hoạt động của đề án.

Đặc biệt, phối hợp với Ban Quản lý Đề án 818 Trung ương tổ chức nhiều cuộc truyền thông trực tiếp cho hàng nghìn phụ nữ từ 15 - 49 tuổi tại 27 huyện, thị xã, thành phố về KHHGĐ/SKSS và các sản phẩm thuộc Đề án 818.

Để thực hiện tốt Đề án 818, Thanh Hóa cũng có kế hoạch tổ chức các buổi tập huấn cán bộ y tế đặc biệt là các cơ sở y tế; cơ sở cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, SKSS được cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ và tham gia cung ứng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc.

Đại diện lãnh đạo Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đề án 818 không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, mà còn làm thay đổi dần nhận thức của người dân. Nếu trước đây họ đã quen với việc "bao cấp, miễn phí" phương tiện tránh thai, thì nay đã chủ động hơn, có trách nhiệm tham gia các dịch vụ để bảo vệ, nâng cao chất lượng SKSS cho bản thân, xây dựng gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc, góp phần cho dân số ổn định và phát triển bền vững.

Chính vì vậy phụ nữ, nam giới, vị thành niên, thanh niên, người cao tuổi là những người có nhu cầu và khả năng chi trả được tư vấn, chuyển đổi hành vi và được chăm sóc, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp trong Đề án.

Để tiếp tục thực hiện Đề án 818 mở rộng theo Quyết định số 718/QĐ-BYT phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030, thời gian tới, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa cũng xác định các nhiệm vụ và hoạt động trọng điểm của Đề án như tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa, phát triển thị trường, hàng hóa SKSS, thị trường cung cấp dịch vụ và triển khai Đề án.

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, ngành Dân số Thanh Hóa đề ra mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS cho nhóm dân cư có nhu cầu và có khả năng chi trả; chú trọng dự phòng, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng theo phương thức xã hội hóa và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội góp phần giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số và nâng cao sức khỏe người dân trong tình hình mới.

Để đạt được mục tiêu này, Chi cục DS-KHHGĐ Thanh Hóa cần sự hợp tác của các doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân sản xuất, phân phối, cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa, dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc SKSS.

Đồng thời, tổ chức cung ứng sản phẩm trong hệ thống dân số bằng cách xây dựng và mở rộng mạng lưới cộng tác viên, nhân viên y tế thôn bản, nhà thuốc, chú trọng người đủ năng lực, điều kiện và có nguyện vọng tham gia, tuyên truyền, tư vấn, cung cấp thông tin về các nội dung chăm sóc và vận động sử dụng sản phẩm tại hộ gia đình và cộng đồng.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gia đình là nơi khởi đầu, tấm gương của việc thực hiện bình đẳng giới

Gia đình là nơi khởi đầu, tấm gương của việc thực hiện bình đẳng giới

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, gia đình là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một xã hội bình đẳng giới trong tương lai, vì gia đình là nơi khởi đầu, tấm gương của việc thực hiện bình đẳng giới…

Suy buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Suy buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Suy buồng trứng là tình trạng chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động và ngừng sản xuất trứng. Suy buồng trứng khiến việc sản xuất các hormone như estrogen và progesterone bị ngừng lại.

Nghệ An: Tổ chức Hội thi Phụ nữ với công tác Dân số và Phát triển

Nghệ An: Tổ chức Hội thi Phụ nữ với công tác Dân số và Phát triển

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi nhằm mục đích tạo sân chơi và cơ hội giao lưu lành mạnh, bổ ích, thiết thực cho chị em phụ nữ đối với công tác Dân số và Phát triển. Đồng thời, nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số và Phát triển.

5 cách giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước khi mang thai

5 cách giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước khi mang thai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Lượng nước của mẹ bầu cần tăng lên để hỗ trợ quá trình mang thai và thai nhi. Không uống đủ nước trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

3 nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương ở nam giới trẻ tuổi

3 nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương ở nam giới trẻ tuổi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trước đây, rối loạn cương dương thường gặp ở độ tuổi trung niên (chiếm khoảng 52% độ tuổi từ 40-70 tuổi) nhưng ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến hơn.

Uống sữa khi bụng đói gây hại như thế nào?

Uống sữa khi bụng đói gây hại như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù uống sữa được coi là một thói quen tốt cung cấp chất dinh dưỡng và canxi cho cơ thể, nhưng uống sữa khi bụng đói lại gây hại cho sức khỏe…

Hải Phòng hỗ trợ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh 2 con gái

Hải Phòng hỗ trợ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh 2 con gái

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Nhằm khuyến khích các gia đình thực hiện tốt công tác dân số, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thành phố Hải Phòng hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng sinh hai con gái và được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu cấp thành phố.

2 bài tập Pilates tăng cường sức mạnh cho nam giới

2 bài tập Pilates tăng cường sức mạnh cho nam giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bài tập Pilates không chỉ giúp khỏe đẹp cho phái nữ mà còn là một phương pháp tập luyện thể hình cho nam giới. Các động tác Pilates giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và giảm thiểu căng thẳng cho phái mạnh.

6 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai

6 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Trong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu thai kỳ, hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Vì vậy, thai phụ có thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, nguy cơ nhiễm cúm, thủy đậu, sởi, rubella. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám ngay.

Bệnh teo não ở người già có chữa được không?

Bệnh teo não ở người già có chữa được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Teo não có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng sinh hoạt, sống phụ thuộc vào người khác. Không những vậy, sức khỏe của người bệnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do căn bệnh này gây ra.

Top