Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thầy giáo cả đời đi 'xin xỏ' để lo cho học trò

Thứ sáu, 07:45 05/05/2017 | Xã hội

Hai lần chuyển trường, thầy Nguyễn Duy Quy đều phải học cách đi xin để cho tròn chữ tâm của người đưa đò.

Thầy Nguyễn Duy Quy - Hiệu trưởng trường chuyên biệt Tương Lai TP Đà Nẵng - cho hay trong cuộc đời làm nghề giáo, thầy gặp nhiều học trò đặc biệt.

Hai lần chuyển trường, thầy Quy đều phải học cách... đi xin để mang đến cho các em một tương lai tươi sáng.

'Xin chữ' của trò

Thầy Quy vốn là giáo viên dạy Toán, sau khi ra trường về công tác tại một trường cấp 2 ở huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam). Năm 1999, thầy xin chuyển ra Đà Nẵng để gần gia đình.

“Khi ấy, tôi không hề biết mình được bố trí vào dạy ở trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu - nơi tập trung các em khiếm thị. Hồi đó, thông tin ít nên chẳng thể hình dung ra các em học như thế nào chứ đừng nói đến chuyện đứng lớp. Bởi, tôi chưa có ngày nào được đào tạo dạy học sinh mù, cũng không biết chữ braille”, thầy Quy nhớ lại.

Trước mặt thầy là những khuôn mặt non nớt, ngây ngô, tay lần mò trên dòng chữ braille.


Ngay từ lúc mới về trường, thầy Quy đã đi xin máy làm hương về cho các em học nghề. Ảnh: Thanh Trần/Tiền Phong.

Ngay từ lúc mới về trường, thầy Quy đã đi xin máy làm hương về cho các em học nghề. Ảnh: Thanh Trần/Tiền Phong.

“Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình và học trò lại có một rào cản lớn đến vậy”, thầy nhớ như in cảm giác của buổi lên lớp đầu tiên cách đây 17 năm. Hôm nào cũng vậy, khi hết giờ dạy, thầy lại ôm cặp xuống bàn từng trò để “xin chữ”. Thầy nhờ các em dạy cách ghép, đọc chữ, các dạng viết trong chữ braille…

Suốt nhiều tháng trời vừa làm thầy dạy Toán vừa làm trò học chữ khiếm thị, cộng thêm sự quyết tâm luyện tập ở nhà, thầy Quy cũng chinh phục được loại chữ này.

Vượt qua rào cản về chữ braille, thầy lại trằn trọc “ước chi các em thấy được hình tròn, hình vuông nó như thế nào để học toán dễ hơn”. Suốt hai năm trời, thầy lân la tới các tiệm đồng nát tìm mua thiết bị cũ để chế cho bằng được chiếc bảng từ.

Đó là một miếng tôn gắn nam châm phía dưới, trên mặt có lớp gỗ để bảo vệ, sau đó thầy uốn những thanh kim loại thành hình vuông, hình tam giác, hình tròn… đặt lên chiếc bảng. Chúng bị nam châm hút nên khi các em chạm tay vào hình, chúng vẫn cố định, không bị xô lệch. Từ đó, học sinh có thể cảm nhận và hiểu rõ hơn các hình.

Bảng từ thô sơ ấy đạt giải nhất trong hội thi đồ dùng dạy học toàn quốc năm 2004. Đến nay, các lớp giáo dục đặc biệt vẫn dùng chiếc bảng này để minh họa cho việc dạy học sinh khiếm thị.

'Cho trò tôi một cái nghề'

Năm 2014, thầy được phân công về làm hiệu trưởng trường chuyên biệt Tương Lai Đà Nẵng - ngôi trường của các em chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, khiếm thính… Khi vừa tới trường, thầy thấy hai lớp học nghề may và thủ công mỹ nghệ đơn điệu.

“Nghề này thật nhẹ nhàng đối với các em song lại khó ứng dụng khi các em ra đời. Chúng ta cần dạy cho các em những nghề mà chúng có thể làm được, đáp ứng nhu cầu của thị trường”, thầy băn khoăn.

Mấy hôm sau, thầy tới một tổ chức phi chính phủ để xin máy làm hương cho trò. "Các anh hãy giúp cho trò tôi một cái nghề”, thầy thuyết phục.

Lời “xin xỏ” từ trái tim ấy đã đổi được cái gật đầu của tổ chức phi chính phủ. Chỉ sau vài tháng, những bó "hương thơm tương lai" được làm từ bột quế đã đến tay phụ huynh và các hộ dân xung quanh trường.


Thầy Quy sáng chế ra cây gậy dò đường hỗ trợ người khiếm thị khi tham gia giao thông. Ảnh: Tiền Phong.

Thầy Quy sáng chế ra cây gậy dò đường hỗ trợ người khiếm thị khi tham gia giao thông. Ảnh: Tiền Phong.

Nói về tấm bảng “Rửa xe” được treo ngay cổng trường, thầy Quy chia sẻ: “Mỗi ngày, thầy trò rửa được ba, bốn xe. Mỗi chiếc được từ 10.000-15.000. Số tiền này được sung vào quỹ, còn trả công cho các em 5.000”.

Chiếc máy rửa xe cũng là do thầy hiệu trưởng đi xin về rồi chỉ cho học trò cùng làm.

Thầy tiếp lời: “Trò tôi mai này sẽ làm đầu, làm móng nữa!”. Khi thấy những đội tình nguyện tới trường cắt tóc cho trò, thầy hỏi dò họ, mạnh dạn ngỏ lời gửi học trò tới học nghề và nhận được sự đồng ý từ các tiệm đầu.

Nhìn những đứa con ngây ngô, thầy chia sẻ rằng chuyện học nghề không chỉ là ánh sáng cho tương lai sau này, mà ngay bây giờ đã có tác động tích cực. Công việc làm hương giúp các em chậm phát triển trí tuệ vừa vận động thô (tạo cây hương, đếm hương), vừa vận động tinh (dùng kỹ xảo để làm cây hương đẹp hơn).

Thầy tin những tác động nhỏ đó lâu ngày sẽ bồi đắp thành kỹ năng tốt để các em có thể sử dụng khi cần. Được biết, 50 chiếc giường các bé nằm ngủ mỗi ngày cũng do thầy đi xin về, vì thương các con trải chiếu nằm trên nền gạch quanh năm.

Thầy còn “liều” làm điều chưa từng có trong tiền lệ của trường. Đó là giữ các em ở lại. Học sinh chậm phát triển sau khi học xong chương trình lớp 5 sẽ ra trường theo quy định, nhưng thầy đã xây dựng tiếp chương trình giảng dạy để các em tiếp tục được ở lại trường học chữ, học nghề.

Thầy nói chương trình không có gì cao siêu, chỉ giúp các em biết thêm tính toán, một số kỹ năng để ra đời tốt hơn. Năm 2015 - năm đầu tiên “phá lệ” - thầy bị rất nhiều phía phản đối.

“Nhưng một phía luôn cổ vũ tôi và là nơi tôi luôn hướng về. Đó chính là các học trò kém may mắn của tôi cùng gia đình các em. Các em sẽ làm gì khi không tìm được một mái trường nào đó để học? Gia đình chúng sẽ khổ hơn nếu mỗi ngày phải cử một người ở nhà để trông con, cháu. Tôi biết nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng mình là người thầy, phải trọn chữ tâm với học trò của mình chứ”, thầy Quy tâm sự.

Vài năm qua, tầng 3 của ngôi trường có thêm lớp học C6, C7, lớp của những học sinh “tiếp tục được học”.

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng - phụ huynh em Nguyễn Chí Hiếu - cảm kích: “Nếu thầy Quy không giữ các cháu lại, gia đình không biết gửi con vào đâu, bởi hiện tại chưa có thêm trường nào nhận học sinh chậm phát triển trí tuệ sau lớp 5 cả.

Mới đây, tôi còn lo con sẽ làm gì khi trường không dạy nữa. May mắn có thầy Quy về, con tôi được tiếp tục học và rèn luyện kỹ năng sống. Chúng tôi vô cùng cảm kích trước tấm lòng của thầy, vừa thương trò, vừa thấu hiểu cho phụ huynh. Hiếm người thầy nào làm được”.

17 năm cống hiến cho thành phố Đà Nẵng bằng tấm lòng thương trò vô hạn, tâm huyết với nghề, đặc biệt là sáng kiến ra nhiều thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật được áp dụng vào thực tế, thầy Nguyễn Duy Quy được vinh danh là một trong 20 công dân tiêu biểu của thành phố bên sông Hàn.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Không dạy Lịch sử, thầy giáo Mỹ thuật đã 'đánh thức' tinh thần dân tộc bằng điều này

Không dạy Lịch sử, thầy giáo Mỹ thuật đã 'đánh thức' tinh thần dân tộc bằng điều này

Đời sống - 9 phút trước

GĐXH - Không phải phòng tranh, cũng không phải bảo tàng, nơi khơi dậy niềm tự hào dân tộc lại chính là hình ảnh bảng - phấn quen thuộc. Bằng bàn tay nghệ thuật, lòng yêu nước và mong muốn truyền tải những nét đẹp vẻ vang của dân tộc qua nhiều năm hun đúc, thầy Nguyễn Trí Hạnh đã tái hiện lại khoảnh khắc lịch sử 30/4/1975 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất khiến học trò lặng người.

Từ giờ đến hết tháng 4, con giáp này có lộc lớn về tay, dễ nhân đôi tài sản

Từ giờ đến hết tháng 4, con giáp này có lộc lớn về tay, dễ nhân đôi tài sản

Đời sống - 52 phút trước

GĐXH - Giai đoạn này, vận may của các con giáp rất mạnh, dễ gặp được quý nhân, mang đến tương lai tươi sáng.

Nhiều người dính 'bẫy' vì fanpage giả mạo cơ sở du lịch ở Nghệ An

Nhiều người dính 'bẫy' vì fanpage giả mạo cơ sở du lịch ở Nghệ An

Xã hội - 57 phút trước

GĐXH - Nhiều khách sạn, cơ sở du lịch tại Nghệ An bị kẻ xấu lập fanpage mạo danh. Trang giả mạo này đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khiến du khách tưởng thật, chuyển tiền cọc rồi không liên lạc được.

Mâu thuẫn, 18 đối tượng dùng súng cồn tự chế đuổi nhau trên đường

Mâu thuẫn, 18 đối tượng dùng súng cồn tự chế đuổi nhau trên đường

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Mâu thuẫn, 18 đối tượng của ba nhóm dùng súng cồn tự chế, súng ná, kiếm… rượt đuổi nhau trên đường gây hoang mang cho người dân.

Nữ phóng viên bật khóc giữa hiện trường Thiếu tá Công an hy sinh: "Vết máu vẫn còn đây nhưng đồng đội tôi đã nằm xuống..."

Nữ phóng viên bật khóc giữa hiện trường Thiếu tá Công an hy sinh: "Vết máu vẫn còn đây nhưng đồng đội tôi đã nằm xuống..."

Thời sự - 1 giờ trước

Nữ phóng viên bật khóc trên sóng truyền hình khi đưa tin về sự hy sinh của Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải khiến hàng triệu trái tim thắt lại, tiễn biệt người chiến sĩ đã ngã xuống giữa thời bình.

Hà Nội dự kiến sắp xếp lại 12 quận, chỉ còn 47 phường

Hà Nội dự kiến sắp xếp lại 12 quận, chỉ còn 47 phường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - TP Hà Nội đang triển khai phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó 12 quận nội thành dự kiến chỉ còn 47 phường sau sáp nhập, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.

Hàng ngàn người đổ về Quảng trường Ba Đình 'check-in' trước thềm đại lễ 30/4: Áo dài, cờ đỏ rực rỡ cả góc trời Hà Nội

Hàng ngàn người đổ về Quảng trường Ba Đình 'check-in' trước thềm đại lễ 30/4: Áo dài, cờ đỏ rực rỡ cả góc trời Hà Nội

Xã hội - 2 giờ trước

Nhiều người dân cho biết, họ đến đây chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

TP HCM: Điều động 19 cảnh sát để giải cứu vụ kẹt thang máy ở quận 10

TP HCM: Điều động 19 cảnh sát để giải cứu vụ kẹt thang máy ở quận 10

Thời sự - 4 giờ trước

Ngày 19/4, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ (PC07) Công an TP HCM cho biết vừa xảy ra một vụ kẹt thang máy tại Công ty TNHH Diamond Dream.

TPHCM trình diễn drone và 3D Mapping kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước: Chi tiết thời gian và địa điểm

TPHCM trình diễn drone và 3D Mapping kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước: Chi tiết thời gian và địa điểm

Xã hội - 6 giờ trước

TP.HCM đã biến tháng Tư thành một lễ hội văn hóa khổng lồ, với hàng loạt sự kiện được chuẩn bị công phu, thu hút sự chú ý của hàng triệu người.

Top