Thấy sốt về chiều và đau lưng nên đi khám ngay nếu không muốn bị bệnh khổ sở như người phụ nữ này
Với trường hợp của chị A., vi trùng ăn vào xương sống tạo ra ổ lao gồm mủ, mô bã đậu, xương chết, đĩa sống hư biến gây chèn ép tủy sống hay rễ thần kinh.
Bị đau lưng , sốt về chiều, chán ăn, sụt cân suốt 18 tháng, người phụ nữ được chẩn đoán bị lao cột sống thắt lưng. Tuy nhiên sau 12 tháng uống thuốc và điều trị bảo tồn, mủ lao vẫn còn trong cột sống khiến bụng bệnh nhân bị to và căng tức.
Đó là trường hợp của chị N.N.A. (40 tuổi, ngụ TP.HCM).
Cuối tháng 3/2019, chị đi khám tại một bệnh viện ở quận Bình Tân với bệnh sử 18 tháng bị đau lưng, sốt về chiều, chán ăn, sụt cân.
Một năm trở lại đây, nữ bệnh nhân được chẩn đoán là bị lao cột sống thắt lưng. Bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn theo phác đồ kháng lao với bốn loại thuốc kháng lao.
Sau 12 tháng uống thuốc, tình trạng đau lưng của bệnh nhân có cải thiện nhưng bụng vẫn to, căng tức, khó chịu vì còn mủ lao trong cột sống.

Nữ bệnh nhân A.
Kết quả chụp MRI tại Bệnh viện cho thấy bệnh nhân A. bị lao cột sống 4 đốt D11-D12, L1-L2, có khối áp xe to dọc cơ thắt lưng chậu trái. Trước tình hình trên, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật ngay để tránh biến chứng.
Kíp mổ thuộc Khoa Ngoại Thần Kinh – Cột sống đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp dẫn lưu nạo vét hoại tử bã đậu trong ổ áp xe. Sau hơn một giờ phẫu thuật, 150ml mủ loãng và có nhiều bã đậu đã được lấy ra.

Nữ bệnh nhân A.
TS.BS Võ Văn Sĩ, người trực tiếp điều chị cho chị A. chia sẻ đây là trường hợp lao cột sống diễn biến phức tạp khi bệnh nhân dù phát hiện sớm (hơn 1 năm) và được điều trị bảo tồn với với phác đồ 4 thứ thuốc nhưng không dứt điểm tình trạng.
Bệnh nhân buộc phải được phẫu thuật để dọn sạch ổ lao, phá vỡ thành áp xe, lấy hết mủ, mô bã đậu và xương chết tạo điều kiện tốt để thuốc kháng lao tiêu diệt vi trùng.
"Mục đích của phẫu thuật nhằm giảm các triệu chứng đau lưng, bụng căng tức. Mặt khác, giúp triệt phá thành áp xe và nạo vét mô hoại tử, từ đó thuốc mới đưa đến được tận ổ lao tiêu diệt vi trùng" - bác sĩ phân tích.

Nữ bệnh nhân A.
Theo các bác sĩ, lao cột sống là bệnh lý lao thứ phát, thường gặp nhất trong hệ vận động. Bệnh này phổ biến lây lan trong cộng đồng do vệ sinh, môi trường, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Cộng với các bệnh làm suy giảm miễn dịch khiến các vi trùng lao ngày càng tạo ra các chủng kháng thuốc.
Ngày nay, tỷ lệ lao cột sống nói riêng và lao nói chung giảm nhiều do chất lượng cuộc sống ngày càng cao nhưng quá trình điều trị lại phức tạp hơn khi sử dụng thuốc kháng lao không khỏi.
Với trường hợp của chị A., vi trùng ăn vào xương sống tạo ra ổ lao gồm mủ, mô bã đậu, xương chết, đĩa sống hư biến gây chèn ép tủy sống hay rễ thần kinh.

Nữ bệnh nhân A.
Nếu như trước đây bệnh này là một thách thức điều trị ở Việt Nam thì hiện nay y khoa có thể chữa khỏi lao cột sống trong hầu hết trường hợp phát hiện sớm.
Để lao không diễn biến phức tạp, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không bỏ thuốc, ngưng thuốc, thực hiện đúng nguyên tắc 3Đ: Đúng – Đều – Đủ nhằm tránh hiện tượng lao tái phát, lao kháng thuốc.
Bác sĩ Võ Văn Sĩ chia sẻ, tuy bệnh không phổ biến nhưng không chừa một ai, không phân biệt già, trẻ.
Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu khởi phát như đau lưng, mệt mỏi, chán ăn… cần đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời theo phác đồ phòng chống lao quốc gia.
Theo Trí thức trẻ

Người phụ nữ 54 tuổi ở Thanh Hóa suy gan nặng, chỉ số viêm cao gấp 30 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy gan thừa nhận phát hiện viêm gan B từ hơn 30 năm trước nhưng không điều trị gì. 3 năm gần đây, bà có thói quen tự mua thuốc giảm đau sử dụng kéo dài mà không qua thăm khám.

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người
Y tế - 12 giờ trướcBệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua đã thực hiện thành công ca ghép tạng từ 1 người chết não hiến tạng giúp cứu sống 6 người.

Mùa hè nắng nóng, khi nào nên thải độc gan, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - 3 nhóm người cần chú trọng làm mát gan, thải độc gan trong ngày hè nắng nóng là những người có lối sống thiếu khoa học, người cao tuổi và người hay uống rượu bia.

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu
Y tế - 16 giờ trướcKhi trẻ đang chơi ở trong thì nhà bất ngờ đàn ong bay vào đốt, sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Kiểu ăn giúp phụ nữ châu Á giảm 41% nguy cơ một loại ung thư
Sống khỏe - 18 giờ trướcMột nghiên cứu kiểu ăn giúp gia tăng tuổi thọ vừa được chứng minh là đem lại lợi ích đặc biệt đối với phụ nữ châu Á.

Uống nước lá tía tô với gừng có tác dụng gì?
Sống khỏe - 19 giờ trướcLá tía tô và gừng là một loại rau, gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tía tô và gừng được trồng khắp đất nước Việt Nam chúng được sử dụng như một gia vị và sử dụng như một loại thuốc y học cổ truyền.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.

Tại sao đàn ông khỏe hơn nhưng tuổi thọ lại ngắn hơn phụ nữ?
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Điều tra Dân số Liên hợp quốc, tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn nữ giới từ 5 đến 10 năm và khoảng cách này đang ngày càng gia tăng ở một số quốc gia.

Một số mẹo để hạn chế ăn mặn ở bệnh nhân bị tăng huyết áp
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Để giúp kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, bệnh nhân tăng huyết áp có thể áp dụng một số mẹo trong bài viết dưới đây.

5 loại thuốc nam rẻ tiền bán đầy chợ Việt, mùa hè dùng theo cách này để làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một số lại cây thuốc nam có thể giúp thải độc gan. Tuy nhiên, cần được sử dụng đúng liều lượng và cách dùng đúng cách để phòng tác dụng phụ không mong muốn.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.