Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quế để giúp ổn định đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời tăng độ nhạy insulin.

Người bệnh tiểu đường dùng quế có tốt không?
Quế ngoài công dụng là gia vị, quế còn được biết đến như một loại dược liệu tự nhiên có mùi thơm, tính ấm và có tính dược cao.
Quế rất giàu cinnamaldehyde, chịu trách nhiệm thúc đẩy giải phóng insulin và tăng cường độ nhạy insulin. Nó cũng giúp phát huy tác dụng trong việc điều hòa protein-tyrosine phosphatase 1B (PTP1B) và kinase của thụ thể insulin… Tất cả những đặc tính này cùng nhau làm cho quế trở thành phương thuốc tốt, để hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm Quốc tế, các nhà khoa học cho thấy, những người mắc bệnh đái tháo đường bổ sung 3-6 gam quế vào chế độ ăn uống hằng ngày, có thể hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.

Ảnh minh họa
Công dụng của quế với người bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học của Đại học California-Davis (Mỹ) chỉ ra, chưa có nghiên cứu nào cho thấy quế ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu. Gia vị này là một lựa chọn an toàn cho người bệnh tiểu đường muốn thay thế đường, muối và các chất tạo hương vị có khả năng gây hại khác. Quế và các loại thảo mộc khác như nghệ tây, gừng, bạch đậu khấu không ảnh hưởng đến huyết áp, số đo cơ thể hoặc chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Theo nghiên cứu của Đại học Baghdad (Iraq), 25 người tình nguyện tham gia đã tiêu thụ 1g quế mỗi ngày trong 12 tuần, giảm 17% lượng đường trong máu lúc đói. Các nhà nghiên cứu kết luận, quế có tác dụng hạ đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường type 2, cải thiện các dấu hiệu căng thẳng oxy hóa. Quế cũng hỗ trợ chống bệnh tiểu đường và chất chống oxy hóa, mang lại lợi ích cho người bệnh.
Một nghiên cứu khác của Mỹ đăng trên trên Tạp chí của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cũng cho thấy, quế có tác dụng tương tự. Quế còn làm giảm nồng độ đường glucose dài hạn hoặc HbA1C (lượng đường glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu) ở bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, quế hữu ích trong kiểm soát đường huyết nhưng không thể thay thế cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường truyền thống. Vì vậy, người bệnh tiểu đường dùng quế để trị bệnh tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dấu hiệu người bệnh tiểu đường không nên dùng quế

Người mắc vấn đề về gan
Quế là một gia vị khá "lành tính" nhưng lại có lượng Coumarin cao. Nếu cơ thể thu nạp một lượng lớn Coumarin có thể tích tụ làm nóng gan và tạo ra độc tố. Theo trang thông tin Mayoclinic, với những người gặp các vấn đề về gan việc sử dụng quế không đảm bảo an toàn [3].
Người đang dùng thuốc
Người đang dùng thuốc hoặc insulin cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi việc dùng cùng lúc thuốc đặc trị, insulin với quế có thể gây ra tác dụng phụ bởi sự tương tác của thành phần trong quế với các loại thuốc đặc trị, chính vì vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Người đang bị nóng trong
Trong quế có chứa hợp chất Cinnamaldehyde có thể gây ra lở miệng, sưng nướu, nóng trong miệng nếu tiêu thụ lượng lớn. Vì vậy, nếu có hiện tượng nóng trong thì tốt nhất không nên dùng
Người đang gặp vấn đề về hô hấp
Điều này là do bột quế có kết cấu mịn, dễ hít vào và gây ho khan, nôn khan, thở gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hợp chất Cinnamaldehyde trong quế có thể gây kích ứng cổ họng và làm cho hệ hô hấp bị ảnh hưởng xấu.


Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.