Thi đại học ngày nay ngoa ngoắt và hợm hĩnh
GiadinhNet - Thi đại học thời bao cấp và thời nay đều có chủ đề xuyên suốt là mong muốn đỗ đạt, cũng bố mẹ đưa đi thi.
Đậu Thị Huyền trong ngày nhận bằng đại học. Ảnh: TL |
Thi đại học thời bao cấp và thời nay đều có chủ đề xuyên suốt là mong muốn đỗ đạt, cũng bố mẹ đưa đi thi. Tuy nhiên, nói như PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội - Viện Xã hội học), thi đại học thời nay “ngoa ngoắt” hơn, đầu tư xênh xang, hợm hĩnh hơn.
Theo nhà báo Tạ Bích Loan, Trưởng Ban biên tập VTV6 (Đài Truyền hình Việt Nam), nếu so sánh kì thi đại học thời bao cấp với thời của 9x hiện nay sẽ thấy nhiều thay đổi sâu sắc. Những thay đổi về quan điểm, về kinh tế sẽ kéo theo nhiều thay đổi trong tư tưởng.
Nhà thơ Hữu Việt, người từng trải qua kì thi thời bao cấp nhận xét, cũng tổ chức thi đại học nhưng thời bao cấp, các trường đến tận từng địa phương để tổ chức cụm thi. Vì vậy, thí sinh đỡ di chuyển nhiều, gia đình đỡ tốn kém. Hồi bao cấp, có ít trường đại học nên ở góc độ nào đó cũng gây áp lực với cá nhân người thi, thế nhưng với gia đình và xã hội thì không áp lực lắm. Giờ đây, do có nhiều trường đại học nên thí sinh có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, cứ vào kì thi, thí sinh khắp nơi lại ầm ầm đổ về thành phố lớn. Một số gia đình cho sĩ tử ở nhờ, có các suất cơm miễn phí, có xe ôm, sinh viên tình nguyện… Tất cả đều là hình ảnh đẹp nhưng giá như không phải làm như thế có lẽ còn đẹp hơn bởi lẽ thí sinh sẽ không phải “dồn toa” như hiện nay.
“Tôi đã từng đọc thấy câu chuyện về người cha phát điên khi làm mất tiền đi thi của con ở miền Trung. Thật xót xa khi nhiều em thi không đỗ đã tự tử… Chung quy, do việc thi cử hiện nay quá bất cập. Việc bắt thí sinh di chuyển chéo giữa các địa phương là “tối kiến” bởi lẽ cứ một người đi thi, cả bộ sậu đi kèm. Hàng năm có đến triệu thí sinh đi thi, nếu cộng thêm cả người thân, con số này vượt lên gấp đôi, thậm chí gấp ba, gây tốn kém, tai nạn, mất cắp…”, nhà thơ Hữu Việt chia sẻ.
Đặc biệt, hiện nay có những phụ huynh gây quá nhiều áp lực cho con trong các kì thi. Mong muốn của bố mẹ hơi quá so với các con khiến các em hoang mang, mất tự tin dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc. Điều này rất khác với ngày xưa và nếu ngày xưa có xuất hiện chăng nữa cũng chỉ là trường hợp rất ít ỏi.
Theo Huyền, thời bao cấp kinh tế khó khăn, việc học không được chú trọng bằng làm kinh tế. Còn thế hệ 9x hiện nay, nhiều người quan niệm không phải giàu mà cần sang nên coi trọng bằng cấp. Vì vậy, các bạn trẻ bị đẩy vào vòng xoáy thi cử, đỗ đạt rất áp lực. Các bạn trẻ bị áp lực quá sức nên lúc nào cũng lo lắng quay cuồng với việc gia đình đã đủ ăn thì cũng phải cố gắng để bố mẹ mở mày mở mặt với mọi người bằng sự học của con. Ngay cả bản thân Huyền, trước khi đi thi, mẹ với bố em đã có cuộc tranh luận gay gắt về việc nên thi hay không. Và bố em đã bỏ hết cả công việc để đưa em đi thi, đi nhập học vì sợ con nản. Đặc biệt, theo Huyền, hiện nay giáo dục đã được phổ cập cho nên các bạn trẻ phải cạnh tranh gay gắt hơn, nặng nề hơn. Thế nên mới có chuyện trong phòng thi, có bạn quên công thức nhưng chọc thước vào lưng mà bạn thi bàn trên vẫn không quay lại. Còn ngày xưa, các thí sinh có thể nhắc bài cho nhau mà không phải suy nghĩ.
Lý giải về việc cũng mong mỏi đỗ đạt, cũng “vùi mình” luyện thi nhưng thi đại học thời bao cấp hồn nhiên và không quá áp lực so với hiện nay, ông Trịnh Hòa Bình cho rằng, nguyên nhân là ngày xưa, cho dù đỗ đại học hay đi làm công nhân thì việc được thoát ly đã là một giá trị của mỗi người. Còn ngày nay, cũng mong muốn đỗ đạt xuyên suốt nhưng ngày càng trở nên “ngoa ngoắt” hơn, đầu tư hợm hĩnh, xênh xang hơn. Đặc biệt nhiều người sính bằng cấp, coi trọng lao tâm hơn lao động nên nhìn bằng đại học như một biểu tượng của sự thành công. Vì thế kỳ thi đại học hiện nay trở thành sự kiện lớn của toàn xã hội, là sự kiện “toàn dân xuống đường” rất tốn kém và nhiều người phát điên là vì thế.
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 11 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 27 phút trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 59 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.