Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thiếu sự hổ thẹn, những hành vi này vẫn còn

Thứ ba, 10:31 30/10/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Mặc dù mức xử phạt cho hành vi phóng uế bừa bãi đã được ghi rõ tại Nghị định 155 của Chính phủ, tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn vô tư xả uế giữa ban ngày…


Một người đàn ông vô tư phóng uế ngay bên lề đường Lê Trọng Tấn, Hà Nội.     Ảnh: TL

Một người đàn ông vô tư phóng uế ngay bên lề đường Lê Trọng Tấn, Hà Nội. Ảnh: TL

Vô tư tiểu tiện, xả thải giữa ban ngày

Hành vi vệ sinh cá nhân (đại tiện, tiểu tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng đã được “y án” mức xử phạt tiền là từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng, tại Nghị định 155 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chế tài xử phạt hành vi phóng uế bừa bãi không những là biện pháp bắt buộc người dân phải làm chủ về ý thức, hành vi vệ sinh cá nhân, mà còn là cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng mạnh tay xử lý, góp phần chung tay xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại, đặc biệt là tại các nơi tập trung đông dân cư, có nếp sống văn minh như TP Hà Nội. Tuy nhiên, trên thực tế, hơn 2 năm Nghị định đi vào cuộc sống, thực trạng phóng uế bừa bãi tại các khu dân cư, nơi tập trung đông người vẫn không thuyên giảm.

Bà Đặng Thị Hà (53 tuổi, ở Định Công, Hoàng Mai) bức xúc: “Tiểu tiện rất tuỳ tiện, rất vô tư, thậm chí là tiểu tiện giữa ban ngày và ngay tại lề đường. Không khó để bắt gặp những hành động thiếu văn minh này. Đáng buồn là có cả những người đi ôtô, trông rất lịch sự và đàng hoàng. Đơn cử như cách đây ít hôm, đi qua con phố Lê Trọng Tấn tôi cũng bắt gặp một người đàn ông quay mặt vào gốc cây trên vỉa hè vô tư phóng uế, bên cạnh người đàn ông này là chiếc xe ôtô đang đỗ trái phép dưới lòng đường. Trong khi đó, đường Lê Trọng Tấn lại là tuyến đường đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội. Tôi tự hỏi, tại sao ý thức của người đàn ông này lại kém đến vậy?”.

Là công nhân vệ sinh môi trường chịu trách nhiệm vệ sinh tại nhà vệ sinh công cộng, trước cổng Công viên Thống Nhất (Hà Nội), bà N.T.T (56 tuổi, ở Khâm Thiên) chia sẻ: “Tôi là công nhân vệ sinh, chịu trách nhiệm dọn dẹp ở đây, không có nhà vệ sinh bẩn hay nhà vệ sinh không thể sử dụng. Nhưng người vô ý thức thì cũng không hề ít, họ không phải là xe ôm, người vận chuyển hàng, mà có cả những người đi ôtô, người say xỉn. Họ vô tư phóng uế ngay bên cạnh lối ra vào nhà vệ sinh, mà họ chủ yếu thực hiện vào thời điểm tôi hết giờ làm hoặc vào giờ nghỉ trưa. Có những buổi sáng quay trở lại công việc thường nhật mà phải chịu những mùi xú uế rất khó chịu, thực sự bức xúc vô cùng”.

Xử phạt phóng uế chỉ là phần “ngọn”?

Nhiều ý kiến thẳng thắn cho rằng, để xử lý triệt để hành vi phóng uế bừa bãi tại nơi công cộng, nơi đông người thì sự vào cuộc của chính quyền cơ sở và lực lượng chức năng chỉ là điều kiện đủ, mà sự cần thiết hơn cả vẫn là ý thức của từng người dân. Bởi có xử phạt, có mạnh tay đến cùng mà người phóng uế không biết sự hổ thẹn, không biết sự văn minh thì có xử phạt đến mấy, cũng khó để “dẹp bỏ” hoàn toàn. Tuy nhiên, không vì thế mà “nới lỏng” kỷ cương phép nước, không ít ý kiến cho rằng, cần công khai danh tính những người vi phạm về hành vi thiếu ý thức, thiếu văn minh này. Bên cạnh đó, cần khen thưởng cho những cá nhân trực tiếp ghi được hình ảnh xấu này. Bởi, xử phạt chỉ như bẻ phần “ngọn” của vấn đề. Một trong những vấn đề được coi là cốt lõi là cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu con người về nhà vệ sinh công cộng. Không có nhà vệ sinh để đáp ứng nhu cầu con người thì việc mạnh tay xử phạt hoàn toàn không thấu tình đạt lý.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Lưu Đức Hải, nguyên Chủ nhiệm khoa Môi trường (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Trong bối cảnh Việt Nam hoà nhập với thế giới và ý thức của cộng đồng đối với vấn đề vệ sinh môi trường chưa cao, thì Nghị định 155 của Chính phủ ra đời là kịp thời, cần thiết. Việc phóng uế bừa bãi tại khu vực đô thị không những gây mất mỹ quan đô thị, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Vì vậy, hành vi phóng uế không thể xử lý bằng những chế tài mạnh như xử lý hình sự, thì cũng phải tăng cường xử phạt bằng kinh tế”.

PGS.TS Lưu Đức Hải nhấn mạnh: “Tôi thấy trong nghị định có điểm xử phạt phóng uế nơi công cộng là có thể dễ dàng thực hiện và thực hiện được ngay. Tuy nhiên cần có một số điều kiện. Thứ nhất, cần có cơ sở hạ tầng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của con người, như muốn đi vệ sinh thì phải có nhà vệ sinh, nhà vệ sinh phải được bố trí hợp lý, mật độ và khoảng cách các nhà vệ sinh cũng phải phù hợp với việc đi lại của cư dân. Nói chung, để hạ tầng kỹ thuật thuận tiện thì chính quyền cần có quy hoạch và tham vấn người dân về quy hoạch đó. Thứ hai, phải tổ chức tuyên truyền mang tinh chất sâu rộng đến tất cả các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những đối tượng còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Tuyên truyền không chỉ riêng khu vực thành phố, nơi tập trung đông dân cư, mà còn phải tuyên truyền trên phạm vi cả nước. Phải tuyên truyền rộng rãi đến từng người, từng nhà trước khi mạnh tay xử phạt. Thứ ba là phải bố trí bảng chỉ dẫn, biển thông báo vệ sinh công cộng đầy đủ, lắp đặt ở những nơi dễ thấy dễ nhìn. Điều cuối cùng mà tôi muốn nhấn mạnh để xử lý triệt để câu chuyện phóng uế bừa bãi thì không chỉ trông chờ vào ý thức người dân, mà các cơ quan bộ ngành liên quan phải vào cuộc đồng bộ, từ tuyên truyền đến tăng cường kỷ cương, kỷ luật”.

Theo một Phó Chủ tịch UBND phường tại Hà Nội (đề nghị không nêu tên), rất khó để bắt quả tang hành vi phóng uế bừa bãi ra môi trường, bởi hành vi này được thực hiện rất nhanh, chỉ trong một vài giây là người ta đã có thể vi phạm. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng khá mỏng, rất khó để túc trực chỉ vì đi bắt quả tang người phóng uế. Hơn nữa, việc bắt quả tang đối với hành vi này cần có cơ sở kỹ thuật hỗ trợ như camera, hoặc người dân có thể ghi hình và tố cáo. Cuối cùng, mấu chốt của hành vi này vẫn là ý thức của người vi phạm.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 1 phút trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 41 phút trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Top