Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thịt đỏ không tốt cho sức khỏe, ăn theo cách này giảm được vô số tác hại

Thứ tư, 13:15 14/08/2019 | Sống khỏe

Ăn thịt đỏ thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư…Nhưng nếu chọn biết ăn thịt đỏ đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể tác hại của nó.

Thịt đỏ bao gồm: thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt nai, thịt dê. Không bao gồm: thịt gà tây, thịt vịt, thịt ngan, thịt chim, thịt gà, thịt thỏ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc thường xuyên ăn thịt đỏ đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe, bởi loại thịt này có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao, gây ra nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư…

Thịt đỏ không tốt cho sức khỏe, ăn theo cách này giảm được vô số tác hại - Ảnh 1.

Ăn quá nhiều thịt đỏ có khả năng gây ung thư và các bệnh tim mạch

Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn, đã được phân loại là chất gây ung thư nhóm 2A có nghĩa là nó có khả năng gây ung thư đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Kết luận này dựa trên nghiên cứu được ủy quyền bởi Hội đồng Ung thư năm 2010, ước tính rằng ở Úc cứ 2600 người sẽ có 1 trường hợp ung thư có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ. Mặt khác, chế độ ăn giàu chất xơ, trái cây và rau quả cũng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột và trực tràng.

Ngoài ra , Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ đã kiểm tra việc nấu ăn và tiêu thụ thịt trong số hơn 42.000 phụ nữ ở lục địa Mỹ và Puerto Rico. Báo cáo cho biết, hơn 1.500 phụ nữ bị ung thư vú trong thời gian theo dõi trung bình 7,5 năm.

Kết quả cho thấy ăn thịt đỏ và thịt chế biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 23%. Vì thế mà các nhà nghiên cứu khuyên phụ nữ chuyển từ thịt đỏ sang thịt gia cầm để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Bên cạnh đó, thịt đỏ có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh tim mạch do chứa lượng cholesterol cao . Tiêu thụ ít thịt cũng có liên quan đến việc giảm tỷ lệ béo phì ở cả trẻ em và người lớn.

Thịt đỏ không tốt cho sức khỏe, ăn theo cách này giảm được vô số tác hại - Ảnh 2.

Có thể ăn bao nhiêu thịt đỏ?

Chuyên gia y tế tại Anh khuyến cáo tại Khảo sát Dinh dưỡng và Dinh dưỡng Quốc gia (NDNS) tiết lộ lượng thịt bò trung bình một người nên nạp vào không nên quá 70g mỗi ngày.

Theo nghiên cứu, hầu hết chúng ta đều đang ăn vượt quá lượng thịt trong bữa ăn của mình. Nếu lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể mỗi ngày lên tới 90g mỗi ngày khả năng dễ mắc các bệnh đường ruột, đặc biệt là tỉ lệ ung thư trực tràng cao hơn rất nhiều lần. Bởi vậy, nên cắt giảm lượng thịt đỏ trong mỗi bữa ăn, khoảng 70g - tương đương với một lát thịt bò sẽ giúp bạn vừa đảm bảo đủ chất, lại không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thịt nạc đỏ có thể là một nguồn dinh dưỡng tốt, gồm có sắt, kẽm, vitamin B12 và protein. Vì thế, không có lý do gì để cắt thịt đỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của bạn, nhưng bằng cách hạn chế lượng thịt ăn hàng ngày, bạn có thể bảo vệ mình khỏi bệnh bệnh tật.

Ngoài ra các chuyên gia cũng chỉ ra các cách ăn thịt đỏ giảm được vô số tác hại cho sức khỏe như sau:

1. Chế biến đơn giản

Sử dụng phương pháp chế biến nhẹ nhàng như hấp, luộc,... thay vì các món cầu kỳ tẩm ướp nhiều gia vị như nướng hoặc chiên. Vì khi ở nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa protein trong thịt sẽ biến đổi, gây ra nhiều chất có hại cho sức khoẻ.

Hơn nữa, các món thịt nướng cháy có thể là tác nhân lớn gây ung thư. Các amin dị vòng trong thịt khi bị nấu chín quá ở nhiệt độ cao, gây ra hiện tượng cháy đen, ăn vào nhiều dễ có khả năng bị ung thư. Vì thế, thay vì nướng thịt trực tiếp trên than hay để lửa quá lớn, hãy sử dụng các vật dụng nhà bếp như xoong, nồi, lò vi sóng để làm chín thịt một cách tương tự mà không gây nguy hiểm sức khỏe.

2. Hạn chế ăn thịt đỏ được chế biến sẵn

Thịt đỏ không tốt cho sức khỏe, ăn theo cách này giảm được vô số tác hại - Ảnh 3.

Các loại thịt đỏ được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội... đã được chứng minh nếu ăn quá 50g mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và các bệnh huyết áp khác.

Đặc biệt, nên hạn chế ăn đỏ chế biến sẵn vào buổi sáng bởi lượng chất béo quá lớn sẽ làm giảm đi hiệu quả làm việc cả ngày của bạn. Thay vào đó, một ly sữa hoặc trứng sẽ là nguồn protein hợp lí hơn.

3. Ăn cùng các thực phẩm phù hợp

Nếu bạn ướp thịt trong tỏi, nước chanh, dầu ô liu, rượu vang đỏ sẽ hạn chế hình thành các chất gây ung thư trong khi chế biến. Đặc biệt rau xanh là một thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khoẻ. Khi ăn cùng thịt đỏ, rau xanh sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình thải các chất độc và chất béo thừa ra khỏi cơ thể, vừa đủ chất, lại có tác dụng làm giảm đi tác hại của thịt đỏ cho sức khỏe con người.

4. Lựa chọn thịt đỏ lành mạnh

Thịt đỏ không tốt cho sức khỏe, ăn theo cách này giảm được vô số tác hại - Ảnh 4.

Thịt đỏ lành mạnh nhất khi ăn các loại thịt thăn như: thịt lườn, diềm thăn, sườn thăn…

- Thịt bò: các chuyên gia khuyên bạn nên chọn thịt nạc nhất có thể, đặc biệt là thịt xay nên có tới 95% nạc. Nên ăn thịt nạc mông, nạc vai, phi lê sườn và bắp và hạn chế tối đa các đồ ăn chứa nhiều chất béo như: burger, xúc xích, thịt nướng…

- Thịt heo: Đây là loại thịt khá phổ biến và nhiều người thích ăn những loại thịt mỡ, tuy nhiên, nên chọn thịt heo nạc, bao gồm thịt thăn và sườn thăn để tránh gây hại cho sức khỏe.

Theo VietNamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 15 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 23 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Top