Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Thịt lợn nấu chín không lây cúm chết người"

Thứ ba, 08:38 28/04/2009 | Sống khỏe

"Theo Tổ chức Y tế thế giới, chưa thấy có khả năng cúm lợn lây sang người do ăn thịt hoặc sản phẩm chế biến đúng quy cách. Virus cúm lợn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 độ C", Cục trưởng Y tế dự phòng Nguyễn Huy Nga cho biết.

 
Trao đổi với báo chí trưa 27/4, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga khẳng định: "Cúm lợn H1N1 là chủng virus mới, có nguồn gốc từ virus cúm lợn nhưng kết hợp thêm loại gene của virus cúm người và gia cầm".
 
Theo đại diện Bộ Y tế, cúm lợn là một bệnh hô hấp cấp tính ở lợn có tính lây truyền cao do một loại virus cúm A của lợn gây ra. Con người thường nhiễm cúm lợn từ lợn bệnh. Tuy nhiên ở một số trường hợp mắc (trong đợt dịch này) không thấy có tiền sử tiếp xúc với lợn hoặc môi trường có liên quan đến gia súc này. Đã có hiện tượng lây truyền từ người sang người.

Trước lo ngại của nhiều người về việc liệu ăn thịt lợn có ảnh hưởng gì không, ông Nga khẳng định: "Ăn thịt lợn nấu chín vẫn an toàn, không lây bệnh".
 
Ông Nga cũng cho biết, cho đến thời điểm này ở Việt Nam, vẫn chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân cúm lợn. Tuy nhiên, vẫn có khả năng dịch tràn đến.
 
Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu các cán bộ y tế nếu phát hiện người có biểu hiện cúm phải hỏi xem trong thời gian gần đây họ có đi đến các vùng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là Mỹ, Mexico hay không. Nếu làm hết các xét nghiệm vẫn không tìm ra được chủng cúm thì phải gửi đi xét nghiệm ở nước ngoài.

Ông Nga nhấn mạnh các phòng xét nghiệm tại Việt Nam có khả năng phát hiện virus cúm H1N1. Nhưng vì chưa có mẫu thử (mẫu bệnh phẩm), nên chưa thể xét nghiệm. Cho đến nay, chưa có văcxin đối phó với căn bệnh này.

H1N1 là một phụ nhóm của virus cúm A. Nó đột biến để trở thành nhiều chủng khác nhau, như chủng gây ra đại dịch cúm năm 1918, chủng cúm nhẹ trên người, chủng cúm lợn và nhiều chủng khác ở chim.

Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, thuốc điều trị cúm quen thuộc Taminflu vẫn có tác dụng. "Hiện Cục Y tế dự phòng vẫn đang chờ thông tin của Tổ chức Y tế thế giới về định nghĩa của bệnh cũng như phương pháp chẩn đoán", ông Nga nói.

Theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà – Phó Viện trưởng Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia, nhiều người dân có ý định đi tiêm văcxin cúm để phòng bệnh cúm lợn. Nhưng thực tế, văcxin hiện nay chỉ có tác dụng miễn dịch với virus cúm A (chủng H1N1) thông thường. Còn với cúm lợn H1N1 thì chưa có một bằng chứng nào cho thấy văcxin phòng cúm thường có tác dụng.

Cục Y tế dự phòng đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế phải chuẩn bị thuốc, hóa chất để thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, ngay cả trong dịp lễ; sẵn sàng các đội cơ động chống dịch...

Cục cũng yêu cầu các Trung tâm Kiểm dịch Quốc tế tăng cường các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, đặc biệt theo dõi sát những người bị sốt đến từ các nước có dịch.

Theo các chuyên gia dịch tễ: triệu chứng cúm heo A (H1N1) cũng giống với cúm mùa, với các triệu chứng như: sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, rùng mình, mệt mỏi. Một số người có thể có đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn. Những trường hợp bị viêm phổi nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Với người dân, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo nên thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt khi tiếp xúc với dịch tiết từ hầu, họng. Những người mắc bệnh đường hô hấp cấp tính nên tránh nơi đông người và đeo khẩu trang.

Ngoài ra, những người đến Việt Nam từ vùng dịch, trong 7 ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, rùng mình, và mệt mỏi thì phải báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị.

Cũng trong sáng nay, Chi cục Thú Y TP HCM đã có buổi họp khẩn nhằm triển khai công tác kiểm dịch trên các đàn lợn. Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục phó Chi cục Thú Y cho biết, ngoài việc lấy mẫu lợn trên địa bàn xét nghiệm, Chi cục còn tiến hành giám sát chặt hơn lượng lợn nhập khẩu vào TP HCM từ các tỉnh lân cận, đặc biệt đối với lợn nhập khẩu từ nước ngoài.

Chiều 27/4, Sở Y tế TP HCM sẽ tiếp tục có buổi làm việc với các Trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện và Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế nhằm cụ thể hóa những tình huống xử lý khi chẳng may phát hiện bệnh.
 

Năm biện pháp phòng ngừa

Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân cần thực hiện năm biện pháp sau:

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt khi tiếp xúc với dịch tiết hầu, họng.

- Người mắc bệnh đường hô hấp cấp tính nên tránh nơi đông người và mang khẩu trang.

- Người cần thiết phải đến vùng có dịch nên tránh xa nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh.

- Người đến Việt Nam từ vùng có dịch, trong vòng bảy ngày nếu có biểu hiện như sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, rùng mình và mệt mỏi phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất về tình trạng bệnh và lịch trình đã đi để được tư vấn, cách ly, điều trị.

- Khi phát hiện có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp tính, đặc biệt người về từ vùng có dịch, trong vòng bảy ngày nếu có biểu hiện bất thường, đề nghị thông báo ngay cho y tế địa phương, các viện vệ sinh dịch tễ để kịp thời phát hiện trường hợp đầu tiên nhằm bao vây dập dịch, không để dịch lây lan.

 
Theo VnExpress
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 26 phút trước

GĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.

Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh

Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh

Sống khỏe - 4 giờ trước

Cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?

Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe

Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.

Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh

Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh

Sống khỏe - 17 giờ trước

Hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao

3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao

Sống khỏe - 19 giờ trước

Tập thể dục, thể thao mang lại vô số lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu tập luyện không đúng kỹ thuật, sai cách hay luyện tập quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ chấn thương nguy hiểm.

Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý

Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp

Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney mới đây phát hiện ra rằng các đợt tập thể dục ngắn, như leo cầu thang, có thể làm giảm huyết áp.

Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.

Top