Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thịt lợn nhiễm sán chưa là gì, đây mới chính là “thủ phạm” gây bệnh sán nguy hiểm cho con người

Thứ ba, 12:51 19/03/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – “Ăn thịt lợn gạo thì mắc bệnh sán, uống thuốc là khỏi, còn ăn rau sống có trứng sán thì bị bệnh gạo, đành…bó tay”

Hơn 90% rau sống nhiễm ký sinh trùng

Nhiều ngày qua, thông tin hàng trăm học sinh các trường mầm non ở Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn do ăn phải thịt lợn “bẩn” đã khiến dư luận hoang mang. Tuy nhiên, ít người biết rằng, ăn rau sống chứa trứng sán lại nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với ăn phải thịt lợn nhiễm sán.

Bệnh sán lợn đã có phác đồ điều trị hiệu quả, phụ huynh không nên quá hoang mang Bệnh sán lợn đã có phác đồ điều trị hiệu quả, phụ huynh không nên quá hoang mang

GiadinhNet – Số trẻ ở Bắc Ninh được bố mẹ đưa lên Hà Nội xét nghiệm sán lợn vẫn tiếp tục tăng lên. Nhiều phụ huynh ở Hà Nội cũng lo lắng đưa con đi xét nghiệm. Các chuyên gia khuyến cáo các phụ huynh không nên quá hoang mang.

Theo đó, rau sống được biết đến là một món rất phổ biến tại Việt Nam. Các loại rau thường là: Xà lách, rau muống, cải xanh, cải xoong, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế…). Rau sống cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín.

Tuy nhiên, trên thực tế, tại các vùng nông thôn ở nước ta vẫn còn tập quán tưới rau bằng phân chuồng tươi (phân người và phân lợn, trâu bò chưa được ủ kỹ). Điều này rất nguy hại dễ dẫn đến nguy cơ gây bệnh cho con người, trong đó có bệnh sán.

Theo một kết quả nghiên cứu của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương trên 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng (KST) trên rau là 92,3 - 100%. Trong đó, 4 loại rau có tỷ lệ nhiễm KST 100% là xà lách, cải xanh, cải cúc và rau má. Còn các loại rau gia vị, rau muống, rau diếp cũng bị nhiễm KST 92,3%, trong đó, đa phần là trứng các loại giun sán.

Ăn rau sống nhiễm trứng sán sẽ mắc bệnh gạo


Ăn rau sống chứa trứng sán nguy hiểm hơn ăn thịt lợn gạo. Ảnh TL

Ăn rau sống chứa trứng sán nguy hiểm hơn ăn thịt lợn gạo. Ảnh TL

Về vấn đề này, TS.BS Phạm Hùng Vân, Hiệu trưởng Trường Đại học Phan Châu Trinh (Quảng Nam) cho biết: Nếu ăn phải rau tưới phân người bị nhiễm các trứng sán lợn (do các đốt sán lợn phân hủy thải ra) thì các trứng này khi vào ruột người sẽ phóng thích ra các ấu trùng để chui qua ruột người vào máu rồi hình thành các nang sán lợn (hay còn gọi là gạo) tại các cơ quan, thường là ở các cơ dưới da, mắt và não. Do đó, ăn rau sống chứa trứng sán còn nguy hiểm hơn nhiều lần so với việc ăn phải thịt lợn gạo.

Theo phân tích của BS Phan Xuân Trung, Trung tâm Y khoa Medic (TP HCM), con người ăn phải thịt lợn gạo thì sẽ “dính” một con sán trong ruột. Con sán này có thể bị “trục xuất” ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng bằng cách uống thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp ăn rau sống bị nhiễm trứng sán rồi hình thành các hạt gạo khu trú tại các cơ quan trong cơ thể thì không thể loại bỏ được.

Hay nói nôm na theo cách của BS Phan Xuân Trung: “Ăn thịt lợn gạo thì mắc bệnh sán, uống thuốc là khỏi, còn ăn rau sống có trứng sán thì bị bệnh gạo, đành bó tay. Thế nhưng, người ta nhìn miếng thịt lợn có gạo thì “sợ” hơn là nhìn bó rau chứa trứng sán”.

Rau sống rửa 3 lần nước vẫn chưa sạch hết ký sinh trùng

Cũng theo nghiên cứu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đối với 8 mẫu rau hay bị nhiễm KST nhất, dù đã được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại thì mức độ nhiễm KST không được cải thiện bao nhiêu. Cụ thể, sau lần rửa thứ nhất, tỷ lệ nhiễm KST vẫn còn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 77,9% và sau lần rửa thứ ba còn 51,9%.


Cần rửa rau trực tiếp dưới vòi nước sạch để loại bỏ trứng giun sán. Ảnh TL

Cần rửa rau trực tiếp dưới vòi nước sạch để loại bỏ trứng giun sán. Ảnh TL

Do đó, để đảm bảo an toàn, cần loại bỏ dần thói quen tưới rau bằng phân chuồng tươi hoặc phân xanh chưa được ủ kỹ để tránh cho rau bị nhiễm KST. Nên bón bằng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh vừa bảo vệ môi trường vừa an toàn cho sức khỏe.

Khi muốn ăn rau sống, tốt nhất nên rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Sau đó, ngâm rau sống với nước muối loãng trong vài phút. Vớt ra, vẩy sạch nước trước khi ăn.

Nếu cẩn thận hơn, nên chần qua rau bằng nước sôi trước khi ăn, nhất là đối với những người có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai, sản phụ đang cho con bú, người bị viêm đại tràng, người bị đau dạ dày, người hay bị tiêu chảy...

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

Sống khỏe - 1 giờ trước

Nhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 16 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 16 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 17 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Top