Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội

GiadinhNet - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trở lại, việc thực hiện các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh trong cộng đồng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tại một số khu chợ đầu mối của Hà Nội, ngoài một vài nơi thật sự nghiêm túc thì công tác phòng, chống dịch còn khá thờ ơ.

Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 1.
Kiên quyết không bán hàng nếu không đeo khẩu trang

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Gia đình và Xã hội, hiện nay thành phố Hà Nội có gần 10 chợ đầu mối lớn nhỏ, cung cấp rất lớn các mặt hàng về thủy hải sản, nông sản, quần áo… Đây là đều những chợ đầu mối lớn, tập trung hàng hóa và các tiểu thương từ nhiều tỉnh thành trên cả nước nên nguy cơ lây nhiễm và phát tán dịch bệnh ra cộng đồng là rất lớn.

Tuy nhiên, theo khảo sát của PV, mặc dù trong những ngày qua, dịch COVID-19 đang lây lan mạnh trong cộng đồng nhưng công tác phòng, chống dịch  của chính quyền địa phương, ban quản lý các khu chợ đầu mối vẫn rất thờ ơ.

Có mặt tại 6 khu chợ đầu mối lớn nhất của Hà Nội gồm chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ nông sản Văn Quán, chợ đầu mối Minh Khai, chợ Đồng Xuân, chợ hoa Quảng Bá, chúng tôi nhận thấy, chỉ một vài khu chợ là có triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tại cổng ra vào chợ Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) và chợ Minh Khai (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) đều treo bảng thông báo yêu cầu tiểu thương, người mua hàng ra vào chợ phải đeo khẩu trang. Ngoài ra, ở đây luôn có lực lượng chốt trực để đảm bảo an ninh, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, đồng thời trang bị đầy đủ nước rửa tay sát khuẩn.

Chị Hồ Thị Hà, tiểu thương tỉnh Phú Thọ, đang kinh doanh tại chợ Long Biên cho biết, khi biết tin Hà Nội xuất hiện ca dương tính trong cộng đồng, bản thân chị vô cùng lo lắng. "Mong là mọi người bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay kháng khuẩn, đi lại ít, tiếp xúc ít, tránh nơi đông người, giữ gìn bản thân và cho mọi người", chị Hà chia sẻ.

Cũng như chị Hà, chị Đào Thanh Tuyền, một tiểu thương ở huyện Hoài Đức, Hà Nội đang kinh doanh tại chợ đầu mối Minh Khai cũng nắm rõ thông tin của các ca nhiễm mới trong đợt dịch này. Chị Tuyền cho biết, mặc dù là chợ đầu mối, rất nhiều lượt người qua lại mua bán nhưng việc kinh doanh tại chợ vẫn diễn ra bình thường vì công tác phòng, chống dịch tại chợ được tiến hành khá nghiêm túc. 

"Mọi người đều thực hiện đeo khẩu trang và sát khuẩn tay trước khi vào chợ, ai không đeo khẩu trang là sẽ bị nhắc nhở ngay. Bản thân tôi nếu khách hàng đến mà không đeo khẩu trang là tôi sẽ nhắc nhở và yêu cầu họ đứng xa khoảng cách 2m", chị Tuyền cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Anh Tuấn – Đội trưởng Đội an ninh chợ đầu mối Minh Khai chia sẻ, sau khi thông tin dịch mới bùng phát, các cơ quan chức năng quận Bắc Từ Liêm đã xuống chợ kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh. 

"Chợ đầu mối Minh Khai hoạt động liên tục từ 11 giờ đêm hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau và số lượng tiểu thương đến kinh doanh, buôn bán rất đông. Cứ hai tiếng một lần, chúng tôi đều phát loa thông báo về tình hình chống dịch và yêu cầu mọi người thực hiện "5 không". Chúng tôi dán thông báo, lập các chốt kiểm dịch tại các lối ra vào của chợ và bắt buộc khi vào chợ, ai vào cũng phải đeo khẩu trang, đo nhiệt độ và sát khuẩn tay. Buổi tối chúng tôi huy động 26 bảo vệ tuần tra liên tiếp không ngừng nghỉ, còn ban ngày thì là 4 người".

Tiểu thương thiếu ý thức, Ban quản lý chợ thờ ơ

Trong quá trình ghi nhận thực tế, bên cạnh những nơi đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như chúng tôi đã thông tin ở trên, PV cũng ghi nhận tình trạng một số chợ đầu mối còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch như tại chợ đêm Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm), chợ nông sản Văn Quán (quận Hà Đông), chợ cá Yên Sở (quận Hoàng Mai), chợ hoa Quảng Bá (quận Tây Hồ).

Chợ đêm Đồng Xuân vào thời điểm 10 - 11 giờ đêm ngày cuối tuần thời điểm này mặc dù không đông đúc, tấp nập như các dịp khác nhưng lượng người cũng rất đông. 

Về công tác phòng chống dịch bệnh, theo quan sát của PV, tại các điểm ra vào chợ đêm, mặc dù đã có thông báo yêu cầu hộ kinh doanh, người dân và du khách đeo khẩu trang khi ra vào chợ thế nhưng lại không có lực lượng chốt trực, tuần tra nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch. Bên cạnh những người dân chấp hành quy định đeo khẩu trang nơi công cộng, vẫn còn rất nhiều người kinh doanh, du khách không thực hiện đeo khẩu trang, hoặc có đeo nhưng không che mũi, miệng.

Tại chợ đầu mối nông sản Văn Quán, theo ghi nhận của chúng tôi, không có bất kì tấm biển bảng hướng dẫn hoặc cảnh báo nào về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Ở đây, có một nhóm người đứng ra thu tiền của các tiểu thương đến kinh doanh, nhưng khi chúng tôi tiếp cận thì liên tục từ chối và cho biết không liên quan đến khu chợ đêm này.

Có lẽ vì công tác phòng chống dịch bệnh không được chú trọng, nên chủ yếu dựa vào ý thức của người dân. Trong các khu chợ đầu mối mà chúng tôi ghi nhận vào nửa đêm ngày 29/1 và sáng sớm ngày 30/1, thì khu chợ đêm Văn Quán đông đúc và có số lượng người không đeo khẩu trang nhiều nhất. Có một số người khi thấy phóng viên tác nghiệp thì mới vội vàng đi xin khẩu trang hoặc lấy từ trong túi ra đeo để đối phó.

Tương tự, ở khu chợ cá Yên Sở (thuộc phường Yên sở, quận Hoàng Mai), ngoài tấm biển "Ra vào chợ phải đeo khẩu trang chống dịch" đặt ở vị trí khuất bóng tối thì không thấy bất kì bóng dáng nào của cơ quan quản lý đến nhắc nhở, quán triệt công tác phòng, chống dịch bệnh. Trong hơn 1 tiếng đồng hồ ghi nhận ở khu chợ cá đầu mối lớn nhất Hà Nội này, chúng tôi ghi nhận được hàng trăm lượt xe tải từ các nơi đổ về. Trong đó, có rất nhiều tài xế, tiểu thương trên xe biển số ngoại tỉnh như Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên về đây buôn bán không đeo khẩu trang.

Sau khi tìm kiếm và hỏi rất nhiều người, chúng tôi mới gặp được ông Nguyễn Văn Quỳnh là bảo vệ tại chợ Yên Sở. Ông Quỳnh cho biết, chợ này hoạt động từ 12 giờ đêm đến sáng, Ban quản lý chợ thì 5 giờ sáng mới có mặt. Trái ngược với thông tin mà ông Quỳnh cung cấp là "thường xuyên nhắc nhở, không cho những người chấp hành đeo khẩu trang vào chợ" thì hình ảnh người không đeo khẩu trang tại đây khá nhiều. Ngoài ra, ông Quỳnh cũng cho biết, các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Bộ Y tế hiện tại chưa thực hiện được vì chợ mang tính chất đầu mối, rất đông và... khó quản lý.

Khu vực chợ đầu mối là nơi có số lượng người qua lại đông đúc, không chỉ vậy, rất nhiều tiểu thương ở vùng khác về đây kinh doanh, buôn bán, nếu xảy ra việc lây nhiễm thì rất khó kiểm soát. Chính vì vậy, để đảm bản an toàn trong đợt dịch cao điểm, Ban quản lý các chợ đầu mối cũng như địa phương quản lý địa bàn cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế về phòng chống dịch COVID-19 tại cộng đồng.

Chùm ảnh do nhóm PV của Báo GĐ&XH ghi nhận tại các chợ đầu mối Hà Nội tối ngày 29/1:

Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 2.
Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 3.
Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 4.

Cảnh tiểu thương khắp các vùng miền đến chợ đầu mối Văn Quán không đeo khẩu trang ở thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 5.
Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 6.

Giới trẻ và các bậc cha mẹ chủ quan, vô tư không đeo khẩu trang cho chính bản thân mình và trẻ em ở xung quanh khu vực chợ Đồng Xuân.

Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 7.
Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 8.

Những biển số xe từ vùng dịch và các tiểu thương vô tư không đeo khẩu trang ở khu vực chợ cá Yên Sở.

Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 9.

Ban quản lý chợ Long Biên...

Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 10.

...và chợ đầu mối Minh Khai

Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 11.

... là một trong ít nơi quan tâm đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Duy Dương - Đức Duy - Quỳnh Mai

Thờ ơ phòng chống dịch tại các chợ đầu mối đông đúc của TP Hà Nội - Ảnh 12.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 48 phút trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 51 phút trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 1 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Đại diện Công an huyện Thủy Nguyên tiến hành triệu tập nhóm thanh niên và lập biên bản về các hành vi điều khiển xe máy bằng một bánh đối với xe 2 bánh, giao xe cho người không đủ điều kiện, không đội mũ bảo hiểm.

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 2 giờ trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Xã hội - 2 giờ trước

Những ngày này, trên các tuyến phố ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động 1/5.

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Không khí lạnh cuối mùa cường độ rất yếu nhưng thường gây mưa, nền nhiệt sẽ suy giảm. Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp.

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Xã hội - 4 giờ trước

"Khi súng ngừng bắn ở Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975, tôi biết cũng là lúc quân ta toàn thắng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất", ông Nguyễn Bá Mẽ nghẹn ngào nhớ lại.

Top