Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thoái hóa đốt sống cổ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ sáu, 10:00 12/08/2022 | Sống khỏe

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam. Bệnh có nguy cơ làm mất cảm giác các chi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bại liệt. Tìm hiểu ngay triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh qua bài viết sau đây.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng xương, sụn khớp, đĩa đệm, đốt sống vùng cổ bị hao mòn, chủ yếu do tuổi tác gây ra. Tình trạng này gây đau cứng cổ, vai gáy, nhức mỏi bả vai, cánh tay, đau nhẹ vùng cổ sau khi vận động mạnh hay gắng sức.

photo-1660098800741

Đau nhức, cứng vùng cổ là dấu hiệu phổ biến của thoái hóa đốt sống cổ

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng gần như rất nhẹ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các cơn đau mỏi vai gáy sẽ ngày càng rõ ràng và lan rộng ra xung quanh. Trong đó, dấu hiệu phổ biến của thoái hóa đốt sống cổ là đau vùng cột sống cổ, mức độ ngày càng dữ dội, khó quay, nghiêng, cúi đầu.

Cơn đau có thể lan rộng sang 2 bên bả vai kèm tê bì cánh tay, bàn ngón tay. Mức độ đau tăng dần khi người bệnh thay đổi tư thế đứng, ngồi và di chuyển cổ về trước hay sau,... gây ra rất nhiều khó khăn trong vận động sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài ra, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn có thể gặp các triệu chứng khác như:

- Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đặc biệt là đau đầu phía sau ở vùng chẩm.

- Ngứa ran, nóng rát hoặc cảm giác châm chích, kiến bò vùng cánh tay, cẳng tay.

- Mất cảm giác ở bàn tay, khó khăn khi cầm nắm đồ vật.

- Ít gặp hơn có thể như mất thăng bằng, mất khả năng kiểm soát ruột, bàng quang.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Tuổi tác - sự lão hóa, tổn thương của đĩa đệm, dây chằng, xương là những nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa đốt sống cổ. Cụ thể:

Tuổi tác và sự lão hóa

Theo thời gian, đốt sống cổ sẽ bị lão hóa. Cấu trúc xung quanh đốt sống bị thay đổi, xuất hiện các mỏm xương mọc chồi ra chèn ép lên mạch máu, rễ thần kinh, tủy sống. Từ đó gây đau đớn, khó vận động vùng cổ.

Bên cạnh đó, khi tuổi tác càng lớn, các dây chằng liên kết với xương sẽ bị căng cứng theo. Từ đó khiến cổ kém linh hoạt hơn, xuất hiện các cơn đau khi vận động.

Đĩa đệm đốt sống bị thoái hóa

Đĩa đệm được hình thành từ những mô liên kết mềm dẻo, có chứa nhân dạng gel bên trong. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, xơ cứng sẽ dễ bị tổn thương. Ví dụ như:

Nhân nhầy đĩa đệm bị mất nước: Thường bắt đầu xuất hiện khi bạn bước vào tuổi 40. Lúc này, nhân nhầy đĩa đệm bị khô, co lại, đàn hồi kém. Cột sống cử động kém linh hoạt, cúi, xoay, nghiêng, ngửa người khó khăn và gây đau dữ dội.

Bao xơ đĩa đệm bị xơ cứng: Phần vỏ đĩa đệm xơ cứng, giảm độ đàn hồi nên dễ tổn thương.

Sụn đĩa đệm bị bào mòn: Theo thời gian hoặc do ít vận động hay không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến đĩa đệm ngày càng suy yếu, bị bào mòn. Tình trạng này khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương, nứt rách, dẫn đến thoái hóa cột sống chèn ép rễ thần kinh và gây đau.

photo-1660098806571

Đĩa đệm bị mất nước, suy yếu là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ

Một số yếu tố tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ

Sẽ có một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện những nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa đốt sống cổ ở trên. Bao gồm:

Sai tư thế trong các hoạt động thường ngày: Vác vật nặng sai tư thế, đứng, ngồi nhiều trong thời gian dài hay làm việc liên tục ở một tư thế, ít vận động,...

Chấn thương vùng cổ: Các chấn thương cột sống cổ do bị ngã, va đập, tai nạn giao thông hay chấn thương khi lao động không được chữa trị đúng cách làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ.

Ít vận động và chế độ ăn không hợp lý: Ít vận động, chế độ ăn không lành mạnh, thiếu hụt dưỡng chất (đặc biệt các nhóm canxi, vitamin, magie, omega-3) sẽ khiến cột sống không hấp thu được các dưỡng chất cần thiết, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

photo-1660098810694

Lười vận động làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh thường được chỉ định một trong những phương pháp sau:

Điều trị bằng thuốc tây y

Thuốc tây y là sự lựa chọn khá phổ biến để điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Tùy từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ có thể lựa chọn các thuốc như:

- Thuốc giảm đau Non-steroid: Diclofenac, ibuprofen, naproxen,... Đây là các thuốc giảm đau thường được sử dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa đốt sống.

- Thuốc chống viêm Corticoid: Methylprednisolon, Prednisolon,... thường được kết hợp để điều trị các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nặng.

- Thuốc giãn cơ: Eperisone, Tolperisone,... giảm tình trạng căng, co các cơ, giảm đau nhức vùng cổ, vai gáy,...

Sử dụng vật lý trị liệu

Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giãn cơ, nắn chỉnh cột sống. Từ đó, cải thiện, giảm tình trạng đau nhức cổ vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.

Phẫu thuật khi cần thiết

Nếu người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc, tình trạng đau nghiêm trọng hơn và có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các gai xương, nhân nhầy thoát ra ngoài để giảm áp lực cho tủy sống, rễ dây thần kinh từ đó giảm đau nhức.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Người bệnh nên duy trì việc tập luyện các bài tập nhẹ như đi bộ, đạp xe, bơi lội,... để tăng cường vận động giúp cột sống linh hoạt và điều hòa tuần hoàn máu.

Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, người bệnh cũng nên bổ sung các thực phẩm tốt cho cột sống bị thoái hóa như cá hồi, cá thu, rau xanh, hoa quả tươi,... Những thực phẩm này tốt cho hệ xương khớp, giúp tái tạo sụn xương, đĩa đệm.

Dầu vẹm xanh - Giải pháp giúp cải thiện thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Bên cạnh điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ, người bệnh có thể bổ sung thêm sản phẩm có thành phần thiên nhiên hỗ trợ cải thiện thoái hóa đốt sống cổ, nổi bật là dầu vẹm xanh.

Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho thấy, dầu vẹm xanh có chứa nhiều dưỡng chất quý như omega-3, glucosamine, canxi, magie,... cần thiết cho sức khỏe cột sống cổ. Đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa, giảm đau và kháng viêm. Tại Việt Nam, sản phẩm có chứa dầu vẹm xanh đã được nghiên cứu lâm sàng trên người bị thoái hóa cột sống cổ chỉ có Cốt Thoái Vương.

photo-1660098814809

Cốt Thoái Vương giúp cải thiện triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Cốt Thoái Vương đã được nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, kết quả cho thấy: 94,1% người dùng giảm đau nhức do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Và đặc biệt không có tác dụng phụ trong thời gian sử dụng.

Gần 15 năm qua, sản phẩm Cốt Thoái Vương được rất nhiều người sử dụng và cho phản hồi tốt.

photo-1660098819728

Phản hồi tích cực của người bệnh thoái hóa đốt sống cổ khi sử dụng Cốt Thoái Vương

Nếu nhận thấy các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ thì bạn nên đi thăm khám ngay để biết được nguyên nhân và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng kết hợp sản phẩm Cốt Thoái Vương để giúp cải thiện triệu chứng đau nhức lưng, đau vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả nhé!

Ngọc Ánh

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị u tuyến yên hiếm găp có biểu hiện thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu... nhưng chỉ đi mua thuốc giảm đau để uống vì nghĩ mình bị đau cột sống.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

6 tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung vitamin D

6 tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung vitamin D

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Vitamin D rất cần thiết cho xương, sức khỏe miễn dịch và điều chỉnh tâm trạng… nhưng việc bổ sung quá nhiều hoặc không phù hợp có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn.

4 thực phẩm tốt nhất bảo vệ mắt và cải thiện thị lực

4 thực phẩm tốt nhất bảo vệ mắt và cải thiện thị lực

Sống khỏe - 3 giờ trước

Có nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, bảo vệ thị lực và thậm chí làm cho mắt nhìn sắc nét hơn…

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị biến chứng bệnh tiểu đường mặc dù đã được bác sĩ dặn chỉ xoa nhẹ vùng da khi ngứa nhưng do quá khó chịu, bà D. đã gãi mạnh liên tục, thậm chí ngâm nước nóng để dễ chịu hơn...

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà

Sống khỏe - 8 giờ trước

Thời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất

Sống khỏe - 10 giờ trước

Lợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé

Mẹ và bé - 21 giờ trước

GĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Top