Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời điểm cơ thể rất cần phải bổ sung sắt

Chủ nhật, 14:05 27/09/2015 | Sống khỏe

Trong số chất khoáng cơ thể cần, người ta chú ý trước hết tới sắt (Fe). Cơ thể người trưởng thành có từ 3 - 4g sắt, trong đó 2/3 có ở hemoglobin là sắc tố của hồng cầu,

Trong số chất khoáng cơ thể cần, người ta chú ý trước hết tới sắt (Fe). Cơ thể người trưởng thành có từ 3 - 4g sắt, trong đó 2/3 có ở hemoglobin là sắc tố của hồng cầu, phần còn lại dự trữ trong gan, thận, lách các cơ quan khác. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng sắt là một trong các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, có tầm quan trọng cơ bản đối với sự sống. Không chỉ là thành phần của huyết sắc tố, sắt còn tham gia vận chuyển ôxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào.

Hằng ngày cần ăn các  thực phẩm chứa nhiều sắt.

Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu, mà còn thay đổi chức năng của nhiều enzym quan trọng gây nên nhiều rối loạn trong cơ thể và sinh bệnh. Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một bệnh dinh dưỡng, tuy ít khi gây tử vong, nhưng gây tình trạng yếu đuối, sức khỏe kém. Trẻ em học kém làm do thiếu máu gây buồn ngủ và kém tập trung. Người lớn giảm khả năng lao động vì chóng mệt phải nghỉ luôn và nghỉ kéo dài. Thiếu máu đặc biệt gây nguy hiểm cho phụ nữ thời gian sinh nở.

Vì vậy khi thấy cơ thể có biểu hiện da xanh xao, người mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, khả năng tập trung kém làm ảnh hưởng tới học tập và công tác... cần nghĩ tới việc có thể cơ thể bị thiếu sắt, và đi khám bệnh để được bổ sung sắt kịp thời.

Trong điều trị, sắt có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với một số vitamin hoặc acid folic. Tuy nhiên khi uống viên sắt người dùng có thể thấy lợm giọng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, kích ứng đường tiêu hóa... Khi bổ sung sắt cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không bổ sung quá nhiều trong thời gian dài dẫn tới thừa sắt sẽ không tốt cho cơ thể. Ngộ độc sắt do quá liều ít gặp ở người lớn, nhưng hay gặp ở trẻ em. Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau khi uống nhầm 30 phút đến vài giờ. Vì vậy khi dùng cho trẻ em phải rất thận trọng và cần để thuốc xa tầm với của trẻ để tránh trẻ ăn nhầm phải gây ngộ độc.

 

Dùng thuốc bổ sung sắt phải theo chỉ định của bác sĩ.

Uống thuốc chứa sắt cần tránh xa các bữa ăn khoảng 1-2 giờ, và không uống nước chè, cà phê ngay sau khi uống thuốc, vì thức ăn và các loại nước uống này làm giảm sự hấp thu của sắt.

Cần lưu ý, sắt có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt đỏ, thịt lợn, gan, bánh mì ngũ cốc, đậu đũa, đậu ván, đậu hà lan...Vì vậy, một người bình thường ăn uống đầy đủ thì không thiếu sắt. Chỉ bổ sung bằng thuốc khi nguồn thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu.

Theo Dược sĩ Lê An

Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Sống khỏe - 27 phút trước

Nữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Sống khỏe - 29 phút trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Y tế - 13 giờ trước

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan

6 cách đơn giản để thải độc gan

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Y tế - 16 giờ trước

Chú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

Sống khỏe - 21 giờ trước

Duy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Top