Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời điểm vàng để kiểm tra sức khỏe "cậu nhỏ"

Thứ hai, 09:00 01/07/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mùa hè là thời điểm vàng để kiểm tra sức khỏe "cậu nhỏ", bảo vệ sức khỏe, duy trì giống nòi cho nam giới khi trưởng thành.

Nhiều bố mẹ "mù tịt" kiến thức chăm sóc "cậu nhỏ" cho bé trai

Chị Thanh Hoa (Hà Nội), chia sẻ, bé Bin nhà chị 3 tuổi, 2 ngày nay bé bị sưng đầu "cậu nhỏ" và ngứa. Bé đi tè kêu đau váng lên, khiến cô giáo phải gọi mẹ đến đưa về. Đưa đi khám bác sĩ bảo bé bị hẹp bao quy đầu và nong bằng tay cho bé, khiến bé đau khóc thét. Bác sĩ bảo về nhà mẹ phải nong cho bé, nhưng chị sợ con đau không dám làm, và cu Bin cũng vẫn kêu đau không cho sờ vào nữa.

Chị Vũ Thị Lượt (Hà Nam), thấy con trai 5 tuổi hay sờ và gãi "cậu nhỏ", hỏi thì bé kêu bị ngứa nên làm như vậy. Năm bé 4 tuổi từng phẫu thuật tràn màng dịch tinh hoàn, nên chị rất lo lắng cho tương lai của bé sau này.

Chị Nguyễn Thị Hà (Hà Nội) chia sẻ về cậu con trai 6 tuổi tuy bao quy đầu đã lộn, nhưng mấy ngày nay bé kêu đau, lúc đầu lộn bao quy đầu của con ra thấy nổi hai mụn nhỏ màu đỏ. Chị rửa sạch cho con, nhưng 2 hôm sau lộn ra thấy mụn biến thành màu thâm đen, tuy không sưng, không cứng nhưng con lại kêu đau…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo các bác sĩ, nhiều bé trai dương vật quá ngắn (độ dài từ xương mu đến đầu dương vật dưới 2 cm), thì chủ quan cho là bé quá béo, nhưng đó có thể do bất thường như rối loạn nội tiết tố, dương vật bị vùi... cần đưa đi khám ngay. Theo BS Nguyễn Thành Như, Trưởng đơn vị Nam khoa, Bệnh viện Bình Dân TP HCM), dương vật ngắn là vấn đề rất phức tạp, có bé thực ra không ngắn mà là bị vùi dương vật (da bìu tràn lên dương vật, hoặc bao quy đầu có vòng xơ dài gây bít hẹp, nhốt "chim" bé vào trong do bẩm sinh, hoặc do cắt da quy đầu không đúng, hay dương vật thụt hẳn vào bên trong cơ thể).

Vùi dương vật thường kèm theo hẹp da quy đầu - chiếm gần ½ các bệnh lý bất thường về bộ phận sinh dục ở trẻ trai vào điều trị tại khoa. Bố mẹ có thể xác định để đưa bé đi khám bằng cách: Sờ bóp nhẹ, nếu bị vùi thì không chạm được thân dương vật hoặc chạm được rất ít, chỉ sờ được da quy đầu; da bìu có xu hướng chạy hướng lên trên dương vật, thì cần đưa con đi khám.

Nhiều bé trai bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục vì không được vệ sinh hàng ngày, hoặc vệ sinh không đúng nên bao quy đầu cặn trắng đọng lại, có mùi hôi, viêm nhiễm. Có bé cặn đã chuyển sang vàng, đóng hòn, đóng cục, dịch như bã đậu. Có bé bị nhiễm khuẩn nặng, nhưng bố mẹ không biết, khi "cậu nhỏ" sưng to, đi khám bác sĩ phát hiện bao quy đầu chưa lộn, bít kín khiến vệ sinh không sạch, nước tiểu đọng lại bên trong gây viêm nhiễm...

Có bé ngứa thì gãi, cấu "cậu nhỏ" gây tổn thương, viêm nhiễm càng nặng... có bé nặng tới mức vào cấp cứu thì "cậu nhỏ" đã nhiễm trùng nặng, sưng vù, đau đớn. Không ít mẹ được bác sĩ hướng dẫn nong bao quy đầu cho con làm không đúng khiến "chim" bé bị sưng vù, nhiễm trùng... Có những bé bị hẹp bao quy đầu nặng đã bị đau đớn khi đi tiểu, bí tiểu, nhiễm khuẩn đường niệu và nhiễm khuẩn vùng da dương vật... Nếu không được điều trị thì tới tuổi trưởng thành nguy cơ ung thư dương vật sẽ cao hơn người bình thường.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thời điểm vàng để kiểm tra sức khỏe cậu nhỏ

Các bác sĩ khuyến cáo việc khám bộ phận sinh dục cho trẻ cần được tiến hành 6 tháng một lần, bác sĩ có thể kiểm tra mức độ bị nhiễm khuẩn dưới bao quy đầu. Một số trường hợp viêm nhiễm nặng có thể sẽ tiến hành cắt bao quy đầu, ưu tiên là bóc tách và nong bao quy đầu để tránh các chấn thương tâm lý và biến chứng nhiễm trùng cho bé trai.

Các bố mẹ không nên kéo bao quy đầu với lực mạnh, vì có thể làm chảy máu hoặc tổn thương, thậm chí gây ra sẹo - sẽ gây ra sự khó khăn khi kéo bao quy đầu xuống và khó giữ vệ sinh bên trong, cũng như có thể gây đau cho trẻ khi quan hệ ở tuổi trưởng thành.

Bố mẹ đưa con đi khám "cậu nhỏ" khi nào?

Hiện đang là mùa hè - thời điểm vàng để bố mẹ đưa con đi kiểm tra sức khỏe "cậu nhỏ" cho bé trai. "Cậu nhỏ" là khu vực nhạy cảm nhất của bé trai, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào khác thường (màu sắc, kích thước, đau ngứa, cảm giác gì đó khác thường...) cần chủ động theo dõi và đưa bé trai đi khám sớm.

Khi thấy "cậu nhỏ" của bé trai gặp các vấn đề sau thì bố mẹ đừng chần chừ mà phải đưa con đi khám ngay:

- Có vết thương hay dấu hiệu lạ ở đầu dương vật mà không thấy đau.

- Đau hay sưng ở bìu.

- Đi tiểu nhiều và cảm thấy nóng, rát.

- Tiết ra nhiều dịch bất thường ở đầu "cậu bé".

- Da quy đầu đau và sưng.

- Đi tiểu khó, có cảm giác đau, nước tiểu không mạnh.

Tất cả những triệu chứng trên đều có tác động nhất định tới tâm lý, khả năng sinh sản duy trì nòi giống của nam giới sau này. Vì vậy cần đưa bé tới các bệnh viện chuyên khoa nam khoa uy tín khi phát hiện những biểu hiện khác thường nào trong số các biểu hiện kể trên để được chẩn đoán và điều trị kịp thời (nhất là các bệnh lý nam khoa hay mắc như hẹp bao quy đầu, thoát vị bẹn, tinh hoàn ẩn, viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường và chấn thương hệ sinh sản…). Việc chữa trị phải được tiến hành sớm để tránh mặc cảm cho trẻ.

Chương trình "Nam khoa học đường" áp dụng 100% miễn phí khám, tư vấn và siêu âm kèm theo là hỗ trợ 20% chi phí cận lâm sàng, 10% chi phí tiểu phẫu, trung phẫu.

Thời gian áp dụng: từ nay tới 31/8/2019

Đối tượng: Nam từ 03 tuổi đến 18 tuổi.

Hotline: 1900 56 56 01 để được tư vấn hoặc đăng ký khám trực tiếp tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (431 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội).

Uyển Hương

Uyển Hương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 5 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 14 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top