Thói quen "chết người" người lớn vẫn vô ý thực hiện hàng ngày có thể khiến trẻ rước bệnh
Hành động thơm, hôn để thể hiện tình cảm của ông bà, bố mẹ, người thân lại tiềm ẩn nguy hiểm bệnh tật cho sức khỏe con trẻ.
Nụ hôn trao mầm bệnh
Vào tháng 7/2019, trên tờ The Sun đã thông tin về trường hợp bé Noah Tindle (4 tuần tuổi) bị nhiễm Herpes mắt trái sau khi những người bạn thân của mẹ hôn bé. Sau khi nhận những nụ hôn yêu thương đó bé Tindle đã rơi vào tình trạng nguy kịch và phải nằm viện suốt 3 tháng trời.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP Hồ Chí Minh) cho hay, nụ hôn là cách để ông bà, bố mẹ, người thân thể hiện tình cảm với trẻ con, nhưng nó có thể khiến trẻ mắc vô số bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Trong 1ml nước bọt của con người có chứa 100.000 vi khuẩn. Một nụ hôn có thể truyền gần 80.000 vi sinh vật giữa hai người lớn.
"Nụ hôn có thể khiến trẻ nhiễm virus HPV gây sùi mào gà, virus HSV, vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày. Một số loại vi khuẩn gây bệnh khác có thể nguy hiểm đối với trẻ nhỏ thông qua nụ hôn như: viêm gan, lỵ, amip, Enterovirus…", bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cho hay.

Nụ hôn có thể gây ra vô số bệnh tật cho trẻ nhỏ, ảnh minh hoạ.
Đối với trường hợp của bé trai Noah Tindle đã bị nguy kịch tính mạng do nhiễm phải virus Herpes Simplex là một loại siêu vi rất phổ biến trong việc gây ra bệnh nổi bóng nước (dân gian hay gọi là giời leo). Loại virus này được chia làm 2 nhóm: HSV-1 và HSV-2.
Nhóm virus HSV-1 có chủ yếu ở miệng, hầu họng, mắt và hệ thần kinh. Hầu hết người trưởng thành nhiễm HSV-1 trong nước bọt nhưng không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào hoặc chỉ sốt nhẹ. Nhưng đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh nhiễm phải virus này sẽ bị phồng rộp da nặng, tổn thương não thậm chí tử vong.
Còn đối với nhóm virus HSV-2 chủ yếu gây bệnh ở cơ quan sinh dục, hậu môn. Nếu người lớn có quan hệ bằng đường miệng sẽ mang virus trong hầu, họng. Do loại virus này có thể tồn tại trong nước bọt của người lớn mà không có triệu chứng, vì vậy khi thơm hoặc hôn trẻ sẽ truyền nhiễm cho trẻ và phát triển thành bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang khuyến cáo, nụ hôn yêu thương tưởng như vô hại còn mang theo một thứ vũ khí "giết người" là loại virus Respiratory Syncytial (RSV) là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu, thường gây bệnh vào mùa mưa ở các nước nhiệt đới.
Độ tuổi nhiễm virus RSV cao là từ 2-24 tháng tuổi. Virus RSV lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp và thường là từ người lớn lây cho con nhỏ.
Đối với người lớn (ông, bố) có hút thuốc lâu năm, nước bọt và đờm nhớt có chứa hàng loại các vi khuẩn nguy hiểm gây kháng thuốc. Trong đó có có cả pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), E.Coli đa kháng… rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang khuyến cáo, bố mẹ, ông bà cần phải biết được yêu thương trẻ không thể hiện qua nụ hôn.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang ngoài thói quen hôn trẻ thì việc trước khi bế trẻ không rửa tay cũng là một thói quen gây nguy hiểm. Bàn tay là nơi chứa đủ loại vi khuẩn gây bệnh, nếu bế trẻ không vệ sinh, sát trùng sẽ truyền vi khuẩn sang trẻ.
"Hãy hình dung, bạn mới sinh em bé, ông bà nội – ngoại, người thân tới chơi thi nhau ôm con, hôn con, vào môi, vào mặt, vào mắt, vào mũi… thì sẽ tai hại tới mức nào. Đã đến lúc các ông bố, bà mẹ, ông bà cần phải hiểu yêu thương trẻ không phải thể hiện qua nụ hôn", bác sĩ Sang nói.
Theo Trí thức trẻ

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 15 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.