Thói quen rửa bát đũa tưởng sạch, hóa ra có thể khiến ung thư "ập đến" gia đình bạn, cần thay đổi sớm để tránh bệnh!
GiadinhNet - Ngoài thói quen ăn uống, các bệnh ung thư cũng thường xuất phát từ những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ví dụ như thói quen rửa bát đũa.
Bát đũa vốn là đồ vật đựng thức ăn, có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe người ăn, vì vậy không thể chủ quan dù chỉ là những hành động rất nhỏ.
Ở nước ta, tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa tương đối cao, đặc biệt là ung thư thực quản, ung thư dạ dày... Những thói quen sai lầm trong ăn uống sẽ vô hình làm tổn thương niêm mạc của đường tiêu hóa, lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Ảnh minh họa
Trong bữa cơm của các gia đình người Việt, đôi đũa là một trong những vật dụng quen thuộc.Việc vệ sinh đũa hàng ngày là việc quan trọng để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Tuy nhiên, sự thật là hiện nay rất nhiều người đang rửa đũa sai cách, vô tình làm sản sinh ra nhiều chất gây ung thư mà chúng ta không ngờ đến.
Thông thường, trên mỗi đôi đũa thường có một lớp bảo vệ bên ngoài, mục đích của các nhà sản xuất là để tránh cho đũa không bị nấm mốc hay ngấm nước. Nhiều người thường có thói quen cầm cả bó đũa và chà xát chúng với nhau vì cho rằng cách rửa đũa này vừa nhanh vừa tiện. Tuy nhiên, cách làm lại khiến lớp bảo vệ bên ngoài của đũa bị phá hủy và dần tạo ra những vết nứt nhỏ dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.
Ngoài ra sau khi rửa đũa nhiều người không có thói quen lau khô mà cứ thế cho lên giá đũa, tạo ra môi trường ẩm ướt cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và đặc biệt là có chất gây ung thư nghiêm trọng - aflatoxin phát triển. Cùng với đó, để đũa chồng chéo lên nhau sẽ gây nên sự nhiễm chéo và ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong gia đình.

Ảnh minh họa
Để an toàn, các chuyên gia khuyến cáo khi rửa đũa mọi người hãy rửa từng ít một, không chà xát chúng vào nhau.
Sau mỗi tuần, bạn nên khử trùng đũa bằng cách cho khử khuẩn hoặc cho vào nước sôi (không áp dụng với đũa nhựa hay inox). Sau khi rửa sạch đũa, nên lau khô và phơi nắng đũa, sau đó cất ở nơi thông thoáng, sạch sẽ, tránh môi trường ẩm thấp. Nên chọn giỏ đựng đũa có lỗ thoáng khí, thoát nước.
Ngoài ra, để an toàn cho cả gia đình, khi rửa bát đũa cần tuyệt đối tránh những điều sau đây:
Không lạm dụng nước rửa bát
Nước rửa bát là một công cụ hiệu quả để loại bỏ dầu ăn trên bát đũa. Nhưng chúng đều có cơ chế chung là dùng hóa chất để tách cáu bẩn ra khỏi đồ dùng, nhờ vậy có thể làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn bám trên bát đĩa, quần áo. Với nước rửa bát có thể gây độc hại cho người nếu sử dụng quá nhiều, thậm chí là có thể gây ung thư do có chứa nhiều hóa chất.
Lạm dụng nước rửa bát rất nguy hiểm vì chúng rất khó để làm sạch hết hóa chất, những loại chất độc này sẽ còn sót lại và thôi nhiễm với đồ ăn sau khi được tái sử dụng, chúng sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.

Ảnh minh họa
Ngâm bát đũa trong nước quá lâu
Nhiều người đã quen với việc xếp bát đũa vào bồn rửa và rửa chung vào cuối ngày. Thói quen này tưởng chừng rất tiết kiệm thời gian nhưng lại rất dễ khiến cho một số lượng lớn vi khuẩn sinh sôi trong bồn rửa.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc ngâm bát đũa quá 4 tiếng sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhiều lần, thời gian ngâm càng lâu thì càng nhiều vi khuẩn sinh sản. Hơn nữa, thời gian ngâm bát đũa trong nước xà phòng càng lâu thì bát đũa càng có nguy cơ bị ngấm hóa chất, nguy cơ bị ung thư càng gia tăng.
Đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát
Đừng lầm tưởng rằng hành động đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát đĩa bẩn sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, thực tế là nó chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Nếu rửa không sạch, phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại trên bát đĩa. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng…
Tốt nhất, bạn nên cho một ít nước rửa chén vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa như bình thường. Sau khi rửa sạch bát với nước sạch, bạn nên dùng khăn khô lau qua, phơi ở nơi thoáng mát.

Công an Thừa Thiên Huế bắt giữ nghi phạm cướp tiệm vàng ở chợ Đông Ba

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.