Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Khó khăn bủa vây điều hành chính sách tiền tệ trong nước
GĐXH - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc tăng trưởng tín dụng vẫn phải kiểm soát rủi ro và đảm bảo an toàn hệ thống, tín dụng tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế. Song, ở trong nước, khó khăn đang bủa vây đối với việc điều hành chính sách tiền tệ.

Khó khăn bủa vây chính sách tiền tệ?
Ngày 19/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, chỉ còn hai tuần nữa là kết thúc nửa chặng đường 2024, năm mà nền kinh tế Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của doanh nghiệp, người dân, kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 đã có xu hướng phục hồi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc mức cao trong khu vực Châu Á, lạm phát được kiểm soát, dự báo vẫn ở trong vùng mục tiêu Quốc hội đề ra và Chính phủ quyết tâm thực hiện.

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn Ngành về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Đối với hoạt động ngân hàng, theo Thống đốc, kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi nhưng còn chậm. Các NHTW vẫn chờ đợi hành động của FED khi cơ quan này vẫn chưa khẳng định thời điểm giảm lãi suất.
Ở trong nước, khó khăn bủa vây đối với việc điều hành chính sách tiền tệ.
Thống đốc cho biết, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt đối với hệ thống ngân hàng, trong đó vấn đề tín dụng được đề cập tới nhiều. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 14/6, tín dụng tăng 3,79%.
Theo yêu cầu của Thủ tướng hết quý II/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 5-6%, cả năm đạt 15-16% theo mục tiêu đề ra.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc tăng trưởng tín dụng vẫn phải kiểm soát rủi ro và đảm bảo an toàn hệ thống, tín dụng tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng vẫn phải kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống, tín dụng tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, đáp ứng các xu hướng mới như tín dụng xanh, đồng hành cùng quá trình cam kết tiến đến Net zero vào năm 2050...
Đối với vấn đề tín dụng, Thống đốc cho biết, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp từ hoàn thiện cơ chế, chính sách đến công tác chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng, lãi suất, đẩy mạnh giải ngân các chương trình, chính sách tín dụng.
Đặc biệt, nâng quy mô gói tín dụng lâm sản, thủy sản lên 30.000 tỷ đồng; đang đề xuất sửa đổi chương trình 120.000 tỷ đồng nhà ở xã hội theo hướng ưu đãi hơn.
6 điểm cần làm rõ để tăng trưởng tín dụng
Mặc dù ngành Ngân hàng nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp nhưng đến thời điểm này tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp. Do vậy, Thống đốc đề nghị Hội nghị tập trung làm rõ một số điểm sau:
Thứ nhất, đánh giá nguyên nhân tín dụng tăng chậm, phân tích những tồn tại, hạn chế nào đã được khắc phục, chưa khắc phục được và dự đoán những khó khăn, thách thức có thể phát sinh trong việc triển khai công tác tín dụng thời gian tới.
Thứ hai, làm rõ tăng trưởng tín dụng đã thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chưa, đã tập trung vào những động lực tăng trưởng kinh tế hay chưa, những động lực nào có/khó khả năng, tiềm năng để thúc đẩy và qua đó chỉ rõ nguyên nhân, giải pháp.

Thống đốc NHNN đề nghị các đơn vị liên quan đánh giá khả năng tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới dựa trên những đánh giá phân tích, dự báo tình hình, có khó khăn và thách thức gì(?).
Đặc biệt, không chỉ trong ngắn hạn, chúng ta phải đánh giá, chuẩn bị từ sớm, từ xa những yêu cầu về tín dụng xanh, về tín dụng đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đối với môi trường, biến đổi khí hậu để chúng ta có những giải pháp sớm ngay từ bây giờ.
Thứ ba, đánh giá khả năng tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới dựa trên những đánh giá phân tích, dự báo tình hình, có khó khăn và thách thức gì.
Thứ tư, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt phải tăng trưởng tín dụng, nhưng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng tín dụng đúng, trúng, kiểm soát được rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Làm thế nào để vừa tăng trưởng tín dụng, làm thế nào để thực hiện yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì các giải pháp cần gì từ phía NHNN, các TCTD và từ phía các bộ, ngành có liên quan.
Đồng thời làm rõ các kiến nghị đối với Chính phủ; Tín dụng gắn với ngân hàng, nhưng tín dụng cho doanh nghiệp và người dân mà doanh nghiệp và người dân chịu tác động rất nhiều từ cơ chế, chính sách, tác động của kinh tế thế giới và trong nước cho nên giải quyết vấn đề tín dụng không chỉ cần sự cố gắng của riêng ngành Ngân hàng mà cần rất nhiều giải pháp từ phía các bộ, ngành.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách đến người dân; làm rõ thực trạng, khó khăn của công tác tín dụng để có đánh giá khách quan, toàn diện để thấy được hệ thống ngân hàng nhận diện được chúng ta phải làm gì và các cơ quan liên quan cũng thấy được những vấn đề nào gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng để các cơ quan này có những giải pháp phù hợp…
Thứ sáu, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế tổng hợp kết quả Hội nghị, tham mưu các giải pháp chính sách, báo cáo Ban Lãnh đạo NHNN để tiếp tục có các giải pháp chỉ đạo trong thời gian tới.

Diễn biến giá chung cư Hà Nội trong tháng 6.2024

Chung cư bớt nóng, đất nền lại 'nổi sóng': Nên đầu tư vào đâu?
Xu hướng - 12 giờ trướcSẵn số tiền nhàn rỗi, anh Quốc Hùng (Ba Đình, Hà Nội) muốn đầu tư vào bất động sản để sinh lời, trong đó đất nền và chung cư là hai phân khúc anh đang hướng tới.

Từ hôm nay (1/4), tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền và mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp
Xu hướng - 1 ngày trướcGĐXH - Theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội, từ hôm nay (01/4), tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để thực hiện dự án thí điểm phải được HĐND cấp tỉnh thông qua.

Cá 'tỷ đô' của Việt Nam bơi sang Thái Lan siêu đắt hàng vì vừa rẻ vừa ngon, toàn xuất hiện trong buffet, nhà hàng quốc tế
Xu hướng - 1 ngày trướcLoại cá này của Việt Nam đang được Thái Lan liên tục thu mua nhờ giá cả hợp lý, chất lượng thơm ngon.

Mặt hàng cực kỳ phổ biến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến của TQ được nhập khẩu từ VN
Xu hướng - 1 ngày trướcNgười dân các thành phố giàu có như Bắc Kinh và Thượng Hải có xu hướng tiêu thụ mặt hàng này nhiều hơn các khu vực khác.

Chi tiền triệu tảo mộ online dịp Tết thanh minh
Xu hướng - 2 ngày trướcTết thanh minh năm nay, nhiều khách hàng chọn dịch vụ tảo mộ online với giá từ 500.000 đồng đến 2,5 triệu đồng.

Cỏ dại mọc hoang khắp Việt Nam, đào rễ lên phát hiện cả “kho tiền”
Xu hướng - 3 ngày trước99% người Việt đều từng nhìn thấy loại cỏ dại quen thuộc này mà chưa biết đến giá trị của nó.

Quán cà phê bán matcha cao hơn cả giá vàng: 1 chỉ vàng cũng chưa mua nổi nửa kg!
Xu hướng - 3 ngày trướcMột quán cà phê khiến dân tình ngỡ ngàng khi bán bột matcha với mức giá cao đến bất ngờ, thậm chí còn được so sánh với giá vàng.

Tỉnh lớn nhất miền Bắc vừa tiêu thụ 5.000 tấn loại quả 'nữ hoàng' này, thu 770 tỷ
Xu hướng - 5 ngày trướcVới giá bán trung bình 80.000 - 250.000 đồng, trị giá tiêu thụ dâu tây của tỉnh này đạt 770 tỷ đồng.

Loài cây của Ấn Độ trồng tại Việt Nam phát triển tốt hơn 20%, chảy ra 'vàng lỏng' giá nghìn đô
Xu hướng - 6 ngày trướcĐây là loài cây được du nhập về Việt Nam, nhưng lại phát triển hơn cả ở nước bản địa. Các bộ phận của cây từ lá, lõi gỗ, rễ cây đến hạt cây đều có giá trị kinh tế cao...

Săn 'hóa thạch sống' trên cây đem bán, tiền về ùn ùn đếm mỏi tay
Xu hướng - 6 ngày trướcLoài cây này hiện đã được trồng tại Việt Nam nhưng vẫn đang “cung không đủ cầu”.

Cá 'tỷ đô' của Việt Nam bơi sang Thái Lan siêu đắt hàng vì vừa rẻ vừa ngon, toàn xuất hiện trong buffet, nhà hàng quốc tế
Xu hướngLoại cá này của Việt Nam đang được Thái Lan liên tục thu mua nhờ giá cả hợp lý, chất lượng thơm ngon.