Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thông tin mới nhất vụ nam sinh tử vong do cúm A/H5N1, đây có thể là yếu tố dịch tễ lây nhiễm bệnh

Thứ hai, 08:59 25/03/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Trước và sau Tết, bệnh nhân có đi bẫy chim hoang dã. Đây là yếu tố dịch tễ có thể lây nhiễm bệnh khiến nam sinh 21 tuổi này tử vong.

Nam sinh 21 tuổi tử vong do mắc cúm A H5, đây là dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh hiệu quả nhấtNam sinh 21 tuổi tử vong do mắc cúm A H5, đây là dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh hiệu quả nhất

GĐXH - Người bị nhiễm cúm A H5 thường có những triệu chứng giống với cúm thông thường, kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hơn...

Liên quan đến vụ nam sinh tử vong do cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa, theo kết quả điều tra dịch tễ, vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán 2024, bệnh nhân nam (21 tuổi, cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) có đi bẫy chim hoang dã ở gần khu vực bệnh nhân sinh sống; xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống không có hiện tượng gia cầm ốm, chết. Đây là yếu tố dịch tễ có thể lây nhiễm bệnh.

Thông tin mới nhất vụ nam sinh tử vong do cúm A/H5N1, đây có thể là yếu tố dịch tễ lây nhiễm bệnh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ngày 11/3, nam thanh niên xuất hiện triệu chứng sốt, ho và tự điều trị nhưng các triệu chứng không thuyên giảm. Sau đó, bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế Ninh Hòa vào ngày 16-17/3 và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa điều trị với chẩn đoán viêm phổi.

Ngày 19/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để xét nghiệm, kết quả dương tính với cúm A/H5. Kết quả khẳng định của Viện Pasteur Nha Trang ngày 22/3 cũng xác định bệnh nhân dương tính với cúm A/H5N1.

Mặc dù được điều trị hồi sức tích cực, nhưng do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân đã tử vong vào ngày 23/3.

Cúm A/H5N1 lây truyền qua đường nào?

hiện có 9 phân nhóm virus cúm A/H5 đã được biết đến, bao gồm: A (H5N1), A (H5N2), A (H5N3), A (H5N4), A (H5N5), A (H5N6), A (H5N7), A (H5N8), A (H5N9). Trên thế giới, hầu hết virus A/H5 được xác định ở các loài gia cầm, chim hoang. 

Cúm A/H5 là một dạng cúm do virus cúm A/H5N1 gây ra. Đây là một loại virus cúm gây ra dịch bệnh cúm gia cầm, có khả năng lây lan từ gia cầm sang người và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Cúm A/H5N1 được xem là một dạng cúm nguy hiểm và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt trong việc phòng tránh và điều trị. Cúm A/H5N1 chủ yếu lây lan từ gia cầm sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân, nước tiểu hoặc dịch từ đường hô hấp của gia cầm nhiễm virus.

Thông tin mới nhất vụ nam sinh tử vong do cúm A/H5N1, đây có thể là yếu tố dịch tễ lây nhiễm bệnh - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Cúm A/H5N1 nguy hiểm thế nào? 

Cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm từ cúm gia cầm như gà, vịt, chim và động vật hoang dã, lây cho người. Đây là chủng cúm độc lực cao, người bệnh thường diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh này hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine dự phòng. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người.

Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm gia cầm trên động vật ở tất cả khu vực, chủ yếu là do chủng virus cúm A/H5N1. Campuchia từ cuối năm 2023 đến nay ghi nhận các ca cúm A/H5N1 trên người.

Trong nước, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương. Từ đầu năm đến nay phát hiện 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành gồm Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Bên cạnh đó, hiện là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển.

Phòng cúm A/H5N1, người dân cần làm gì?

Để chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp.

Cụ thể, không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện phápHơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

GĐXH - Chiều tối 24/3, Bộ Y tế đưa ra thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2024 đã tử vong và đưa ra 5 biện pháp để phòng chống.

Thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cúm mùa tăng mạnh cần làm gì để phòng biến chứng?Thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cúm mùa tăng mạnh cần làm gì để phòng biến chứng?

GĐXH - Bệnh cúm có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim, thậm chí có thể gây tử vong nếu bạn chủ quan.

Loại quả giúp bơm máu tự nhiên, giúp giảm ho và cảm cúm hiệu quả, hiện rẻ và có bán đầy chợ ViệtLoại quả giúp bơm máu tự nhiên, giúp giảm ho và cảm cúm hiệu quả, hiện rẻ và có bán đầy chợ Việt

GĐXH - Đó là quả cóc. Quả cóc còn chứa vitamin B1 cũng giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa chứng thiếu máu.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng

8 dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng

Bệnh thường gặp - 56 phút trước

Ung thư khoang miệng là bệnh ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Do triệu chứng khá giống với các bệnh lý viêm nhiễm tại miệng nên người bệnh thường đi khám khi đã ở giai đoạn muộn.

Đau đầu âm ỉ, người phụ nữ 43 tuổi ở Vĩnh Phúc đi khám bất ngờ phát hiện u xương

Đau đầu âm ỉ, người phụ nữ 43 tuổi ở Vĩnh Phúc đi khám bất ngờ phát hiện u xương

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Đau nửa đầu bên phải kéo dài, đã sử dụng thuốc điều trị bệnh lý thần kinh và xoang nhưng các triệu chứng này không thuyên giảm. Người bệnh đi khám được phát hiện hình ảnh u xương xoang sàn.

Loại rau mùa xuân giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại rau mùa xuân giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Rau cần có chỉ số đường huyết thấp, là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung vào khẩu phần ăn hàng tuần.

6 điều chị em cần biết về đau bụng kinh

6 điều chị em cần biết về đau bụng kinh

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Hiểu biết về đau bụng kinh có ý nghĩa rất quan trọng để chị em có thể kiểm soát được cơn đau, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống trong kỳ 'đèn đỏ'.

Người đàn ông 59 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 59 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, nam bệnh nhân đau ngực, mỗi cơn đau kéo dài khoảng 30 phút. Điều tra bệnh sử được biết bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

Loại thực phẩm cần hạn chế nếu muốn giảm cân hiệu quả

Loại thực phẩm cần hạn chế nếu muốn giảm cân hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Các loại thực phẩm chế biến từ động vật có tác động lớn đối với trọng lượng cơ thể và việc cắt giảm chúng có hiệu quả nhất để giảm cân.

Bất ngờ loại cá chuyên gia người Nhật khuyên nên ăn để phòng bệnh mỡ máu, huyết áp và bệnh tiểu đường

Bất ngờ loại cá chuyên gia người Nhật khuyên nên ăn để phòng bệnh mỡ máu, huyết áp và bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia sức khỏe người Nhật khuyên bạn có thể ăn cá ngừ để cải thiện các triệu chứng mỡ máu cao, huyết áp cao, đường huyết cao.

Người phụ nữ 67 tuổi nguy kịch vì tin thầy lang trên Facebook bỏ thuốc, uống nước kiềm chữa bệnh

Người phụ nữ 67 tuổi nguy kịch vì tin thầy lang trên Facebook bỏ thuốc, uống nước kiềm chữa bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Tự ý bỏ thuốc điều trị Basedow để uống nước kiềm theo hướng dẫn của một "thầy lang" trên Facebook, bệnh nhân bị hôn mê nguy kịch.

Sốt cao hơn một tháng, người đàn ông 57 tuổi ở Phú Thọ phát hiện mắc nấm phổi nguy hiểm

Sốt cao hơn một tháng, người đàn ông 57 tuổi ở Phú Thọ phát hiện mắc nấm phổi nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Nấm phổi là một bệnh lý nguy hiểm ở đường hô hấp, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh bị nấm phổi có nguy cơ tử vong cao.

Ho dai dẳng nhiều tháng không khỏi, người phụ nữ 39 tuổi đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ

Ho dai dẳng nhiều tháng không khỏi, người phụ nữ 39 tuổi đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Chị Hoa (39 tuổi) ho dai dẳng suốt nhiều tháng, tưởng nhầm bệnh hô hấp, bác sĩ phát hiện chị bị ho do trào ngược dạ dày, cần điều trị để tránh diễn tiến nặng hơn.

Top