Thu chi đầu năm học, hướng dẫn một đằng, làm một nẻo
GĐXH - Dù văn bản hướng dẫn về thu chi trong trường học đầy đủ, thanh tra làm việc rõ ràng nhưng năm nào tình trạng lùm xùm về tiền vận động xã hội hóa cũng tái diễn.
"Tiền trảm, hậu tấu"
UBND xã Nghi Đức (TP Vinh, Nghệ An) vừa có văn bản yêu cầu Ban giám hiệu trường Tiểu học Nghi Đức tổ chức họp kiểm điểm nghiêm túc về những thiếu sót trong việc di dời hệ thống máy điều hòa nhiệt độ. Đồng thời, yêu cầu nhà trường tổ chức họp phụ huynh, nhận thiếu sót và mong muốn phụ huynh thông cảm, đồng hành với nhà trường để làm tốt hơn công tác dạy và học.
Trước đó, vụ việc "di dời điều hòa" tại Trường Tiểu học Nghi Đức xôn xao trên mạng xã hội chỉ sau một ngày họp phụ huynh đầu năm học. Kèm theo đó là hình ảnh bảng kê chi tiết kinh phí di dời điều hòa của 8 phòng học, với tổng chi phí 3.872.500 đồng/lớp. Số tiền này bao gồm các khoản như: dây điện 3 pha (740.000 đồng), công tháo (300.000 đồng), vệ sinh (400.000 đồng), lắp đặt (800.000 đồng), ống đồng (1.060.000 đồng), dây điện (270.000 đồng), ống nước (100.000 đồng), kẹp nối nguồn (45.000 đồng) và công tháo lắp (115.000 đồng).
Nhiều phụ huynh cho rằng các khoản chi phí này "cao hơn mức trung bình trên thị trường" và việc Ban giám hiệu không thông báo hay bàn bạc với phụ huynh trước khi thực hiện là chưa hợp lý và thiếu tính dân chủ. Trong khi các điều hòa này được phụ huynh tự đóng góp mua sắm cho lớp học.
Về vấn đề này, bà Lâm Thị Thúy Hòa, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nghi Đức xác nhận, bảng kê khai bị "rò rỉ" trên mạng là chính xác. Tuy nhiên, bà Hòa cho rằng, số tiền hơn 3,8 triệu đồng là chi phí để tháo lắp 2 điều hòa cho mỗi lớp. Trong đó, nhà trường hỗ trợ 1,3 triệu đồng, các lớp phải đóng 2,5 triệu đồng.
Được biết, từ năm học này, Trường Tiểu học Nghi Đức chuyển các phòng học cũ của khối 4 và 5 sang dãy nhà mới (mới xây dựng nhưng chưa nghiệm thu). Nhà trường tổ chức tháo lắp các điều hòa từ phòng học cũ sang phòng học mới. Lãnh đạo nhà trường cho biết đã có cuộc họp bàn và xin ý kiến từ Ban đại diện cha mẹ học sinh trước khi thực hiện.
"Về kinh phí di dời, bảng giá chi phí được nhà thầu đưa ra. Trong quá trình di dời, một số thiết bị cũ bị hư hỏng hoặc cần bảo dưỡng, cũng như lắp đặt thêm thiết bị để đảm bảo an toàn và chống thấm dột nên dẫn đến chi phí phát sinh", lãnh đạo Trường Tiểu học Nghi Đức nói.
Bà Lâm Thị Thúy Hòa cũng thừa nhận chưa làm đúng quy trình. "Chúng tôi có thiếu sót là mới chỉ xin ý kiến và được sự đồng ý của 3 thành viên Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường mà chưa xin ý kiến của Hội cha mẹ học sinh các lớp. Mục đích của nhà trường là để cho các con vào năm học mới có điều kiện tốt nhất học tập nhưng lại nhận được ý kiến trái chiều", bà Hòa cho biết.
Ngoài quy trình thực hiện, chi phí lắp đặt, đi dời, nhiều phụ huynh cho rằng, điều hòa của các lớp là do phụ huynh đóng góp. Vì vậy, việc nhà trường tự ý thực hiện và "buộc phụ huynh kí biên bản bàn giao điều hòa cho trường" là chưa hợp lý.
Ông Nguyễn Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Đức cho rằng, việc làm của nhà trường dù có mục đích tốt nhưng chưa thực hiện nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. "Khi thực hiện các công việc liên quan đến tài chính, trường phải có kế hoạch cụ thể, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương nắm và chỉ đạo. Đặc biệt, cần phải thông qua và lấy ý kiến thống nhất của các bên liên quan trước khi thực hiện", ông Nguyễn Văn Cảnh nói.
Buộc phải tự nguyện
"Mong phụ huynh lớp 6 nói chung và lớp nói riêng ủng hộ vận động tài trợ thêm để nhà trường hoàn thành kế hoạch. Qua nắm bắt tình hình ủng hộ vận động tài trợ một số phụ huynh của lớp ta, nhà trường không thể hoàn thành kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất được, rất mong phụ huynh chia sẻ’"..., là nội dung tin nhắn của ông Nguyễn Hữu Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Đỉnh Sơn (huyện Anh Sơn) gửi đến phụ huynh lớp 6.
Hiệu trưởng có mặt tại nhiều nhóm lớp để vận động tài trợ dù chưa được phê duyệt.
Khi nhận được thông tin này, nhiều phụ huynh khá bất ngờ vì lãnh đạo nhà trường lại trực tiếp vào nhóm kín của lớp để vận động tài trợ. Trước đó, tại buổi họp phụ huynh, nhiều lớp đã thông báo về các khoản thu trong năm học 2024 - 2025. Đáng chú ý, trong "danh mục" này, ngoài một số khoản thu theo quy định, còn có những khoản "tự nguyện" nhưng lại được đưa ra mức thu cố định, như tiền vận động tài trợ (xã hội hóa) 350.000 đồng, tiền quỹ đoàn, quỹ đội và tiền vệ sinh. Tương tự, một số trường trong huyện Anh Sơn cũng vận động thu tiền của phụ huynh để mua ti vi hoặc nạp các khoản thu trái quy định như mua ghế, tiền kế hoạch nhỏ, và tiền hội.
Liên quan các khoản thu này, ông Đoàn Văn Thanh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Anh Sơn cho biết, sẽ thành lập đoàn kiểm tra để xác minh các thông tin phụ huynh đã nêu. "Mặc dù các khoản thu khác không sai nhưng trước khi thu các trường phải xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và được huyện thông qua mới được phép thu.
Qua nắm bắt ban đầu các trường có kế hoạch thu nhưng chưa thu tiền của phụ huynh. Trong quá trình thực hiện chưa thỏa đáng, tạo dư xấu trong xã hội", ông Thanh cho biết thêm.
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Anh Sơn, từ đầu năm học 2024 - 2025, huyện này ban hành nhiều văn bản yêu cầu các cơ sở thực hiện nghiêm túc các khoản thu chi. Phòng cũng cẩn trọng trong việc phê duyệt các khoản vận động tài trợ.
Ngày 18/10, UBND huyện tiếp tục ra văn bản chấn chỉnh, yêu cầu các trường niêm yết công khai các quy định về thu chi và thông báo rõ ràng từng khoản thu đến phụ huynh. Cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu tiền "tự nguyện" cho mua sắm thiết bị và yêu cầu chưa tổ chức thu khi chưa có văn bản thống nhất của UBND huyện. Các trường không được thu các khoản trái quy định, hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm.
Chi tiết lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 sắp tới của học sinh cả nước
Giáo dục - 8 giờ trướcGĐXH - Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 Bộ GD&ĐT công bố, học sinh cả nước được nghỉ Tết Dương lịch 2025 trong 1 ngày.
Thay đổi quy định điểm sàn khi xét tuyển đại học ngành y dược, sư phạm
Giáo dục - 11 giờ trướcTheo dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến áp dụng một mức điểm sàn cho nhóm ngành y dược và sư phạm.
Thần đồng 10 tuổi thông minh hơn cả Albert Einstein, Stephen Hawking
Giáo dục - 17 giờ trướcKrish Arora, 10 tuổi, đến từ Hounslow (Anh) có IQ 162, vượt qua cả Albert Einstein hay Stephen Hawking.
Nhiều điểm thi đánh giá tư duy đã hết chỗ
Giáo dục - 1 ngày trướcSau một ngày mở cổng đăng ký thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội trong đợt đầu năm 2025, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký.
Thông tin mới nhất về lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 sắp tới của học sinh 63 tỉnh, thành trên cả nước
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Tết Nguyên đán 2025, học sinh cả nước được nghỉ bao nhiêu ngày? Bài viết dưới đây cập nhật thông tin chi tiết để bạn đọc tham khảo.
Công thức tính giúp nhà Toán học trúng số 14 lần thu về hàng trăm tỷ
Giáo dục - 1 ngày trướcVới khả năng nhanh nhạy, nhà Toán học người Romania gốc Australia - Stefan Mandel đã khám phá ra công thức đặc biệt để trúng số 14 lần.
Quy định mới về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Giáo dục - 2 ngày trướcBộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ GD&ĐT: Siết xét tuyển sớm, thí sinh có IELTS, ACT/SAT không bị ảnh hưởng
Giáo dục - 2 ngày trướcBộ GD&ĐT khẳng định thí sinh có điểm IELTS, ACT/SAT, đánh giá năng lực... không bị ảnh hưởng khi siết xét tuyển sớm, đồng thời không hạn chế phương thức xét tuyển.
Tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025 muốn có tấm 'vé' đại học sớm
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Hiện nay, nhiều trường đại học dự kiến tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển đầu vào năm 2025.
Chân dung nam sinh Bách khoa hai lần giành ngôi nam vương
Giáo dục - 3 ngày trướcTrước khi trở thành nam vương cuộc thi Sinh viên thanh lịch, Quốc Dũng từng giành danh hiệu nam vương tại ngôi trường phổ thông ở Ninh Bình.
Tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025 muốn có tấm 'vé' đại học sớm
Giáo dụcGĐXH - Hiện nay, nhiều trường đại học dự kiến tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển đầu vào năm 2025.