'Thủ lĩnh ngầm’ một thời của thí sinh Đường lên đỉnh Olympia
Không chỉ dừng lại ở vai trò một người chơi của chương trình, Phạm Văn Thắng còn được cộng đồng các thí sinh dự thi Đường lên đỉnh Olympia biết đến là người kết nối và tổ chức các phong trào trong nhiều năm liền.
Hai lần được mời tham dự chương trình
Nhớ lại thời điểm cách đây 13 năm, khi còn là cậu học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Quảng Trị), Phạm Văn Thắng rất vui khi được Ban giám hiệu nhà trường cử đi thi chương trình Đường lên đỉnh Olympia - một gameshow truyền hình thu hút rất đông khán giả.
Là học sinh đầu tiên của trường tham dự chương trình, nhưng anh suýt bỏ lỡ cơ hội này. Cuối năm 2000, anh nhận được lời mời từ ban tổ chức nhưng đành phải từ chối vì khi đó, anh đang tham gia ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý của tỉnh Quảng Trị nên không thể sắp xếp thời gian.
Vài tháng sau, bất ngờ khi nhận được thư mời lần thứ hai, chàng trai Quảng Trị đã quyết định tham dự, với tinh thần chơi là chính. Bởi thời điểm đó, anh đang dồn hết tâm sức vào kỳ thi học sinh giỏi quốc gia cũng như kỳ thi đại học. Mặc dù vậy, anh vẫn là một trong những thí sinh lọt vào vòng thi tháng.

Khi được hỏi kỷ niệm đáng nhớ nhất gắn liền với cuộc thi này, anh Thắng chia sẻ rằng đó không phải là một kỷ niệm vui. Anh kể: “Thời điểm diễn ra cuộc thi cũng là lúc tôi tham dự đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý. Lọt vào vòng thi tháng, khi đang là người có số điểm cao thứ hai, tôi đối mặt với câu hỏi cuối cùng, mang tính quyết định việc tôi có vươn lên thứ nhất được hay không. Tôi vẫn nhớ đó lại là một câu hỏi về Vật lý, lại khá dễ. Khi giành được quyền trả lời, tôi khá tự tin nhưng không hiểu sao lại trả lời sai. Điều đó khiến các thầy giáo cũng như bản thân tôi cảm thấy rất buồn và thất vọng”.
Chia tay cuộc thi một cách đáng tiếc song anh Thắng vẫn thường xuyên theo dõi chương trình. Theo anh, những năm đầu tiên tính chất câu hỏi cần sự tư duy, suy luận và logic nhiều hơn. Còn hiện tại, các câu hỏi dường như rất rộng, đòi hỏi các bạn chơi phải đọc và nhớ nhiều.
Anh cũng cho biết thêm, những năm đầu, các thí sinh tham gia chương trình không hề có máy tính, chỉ sử dụng giấy bút để tính toán và trả lời câu hỏi.
Chàng thủ lĩnh năng động
Không chỉ dừng lại ở chuyện “thi xong xuôi tất cả lại về”, các thí sinh dự thi chương trình Đường lên đỉnh Olympia còn xây dựng một cộng đồng với rất nhiều hoạt động thiết thực. Để làm được điều đó, một trong những người có vai trò kết nối và tổ chức phong trào chính là anh Nguyễn Văn Thắng.
Thông qua diễn đàn, anh Thắng cùng những người bạn cũng là các thí sinh Olympia thường xuyên tổ chức gặp mặt, giao lưu, trao đổi tài liệu học tập. Bên cạnh đó, các anh còn tổ chức nhiều cuộc thi kiến thức trực tuyến, thu hút đông đảo các thành viên tham gia, bao gồm cả những người chưa từng dự thi chương trình Đường lên đỉnh Olympia nhưng có sự đam mê kiến thức, ham học hỏi.
Không chỉ dừng lại ở đó, cộng đồng Olympia này còn thực hiện các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ trẻ em nghèo, mồ côi, người già khó khăn...
Anh Thắng chia sẻ: “Các bạn dự thi chương trình đều là những học sinh giỏi. Vì vậy, khi liên kết lại với nhau sẻ tạo thành một cộng đồng mạnh. Chúng tôi vẫn tương tác, giúp đỡ và chia sẻ thông tin với nhau, trong đó có cả những cơ hội học tập và nghề nghiệp”.
Hiện tại, công việc dẫn dắt cộng đồng, tổ chức các hoạt động đã được chuyển giao dần cho các bạn trẻ nhưng anh vẫn là một trong những thành viên tích cực của diễn đàn.
Mặc dù tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin (nay là đại học Công nghệ - đại học Quốc gia Hà Nội) nhưng anh Thắng lại đang gắn bó với nghề báo. Đến với nghề cũng là một cái duyên đối với anh. Khi còn là sinh viên, vì đam mê bóng đá, ngay từ năm thứ ba đại học anh đã tập tành viết bài gửi báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam và may mắn được đăng ngay từ những bài viết đầu tiên.
Sau đó, anh trở thành cộng tác viên và chính thức gắn bó với báo Thể thao & Văn hóa từ khi tốt nghiệp đại học cho đến nay. Giờ đây, anh đang là Trưởng phòng Điện tử, phụ trách trang điện tử của báo Thể thao & Văn hóa, đồng thời là thành viên cốt cán của Ban thư ký tòa soạn.
Gia đình Olympia
Không chỉ là một thành viên tích cực của cộng đồng Olympia, anh Thắng còn có một cái duyên khác với chương trình. Đó là người vợ anh - chị Vũ Thị Phương Quỳnh - cũng là thí sinh từng dự thi chương trình này.
Chị Quỳnh, người Vĩnh Phúc, là thí sinh dự thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ tư. Hai năm sau khi sau khi tham dự chương trình, mặc dù vẫn theo dõi các buổi phát sóng hàng tuần trên VTV3 nhưng thời điểm đó, anh Thắng gần như không có bất cứ ấn tượng gì về cô nữ sinh này.
Đến năm 2003, trước khi trận chung kết năm thứ tư diễn ra, ban tổ chức chương trình có mời những thí sinh từng lọt vào vòng thi tháng các năm trước đó tham dự gala tại khu du lịch Thác Đa (Ba Vì, Hà Nội). Cặp đôi cũng tham gia chương trình gặp mặt và cùng được xếp chung một nhóm.
Nhớ lại kỷ niệm này, anh kể: “Hồi đó, bạn Quỳnh vẫn chỉ là một cô nữ sinh lớp 12, lại khá trầm trong khi mình đã là sinh viên, khá sôi nổi nên khi tham gia chương trình giao lưu, hai người hầu như không trò chuyện nhiều. Mình cũng không có ấn tượng nào đặc biệt về bạn ấy, ngoài vẻ nhút nhát và mái tóc dài”.
Sau thời gian đó, Quỳnh thi đỗ đại học Ngoại thương Hà Nội và qua những buổi giao lưu của cộng đồng Olympia, hai anh chị cũng quen nhau hơn. Vì anh làm nhiệm vụ kết nối, kêu gọi mọi người tham gia nên cũng hay “rủ rê” chị.
Đến khi tốt nghiệp đại học, chị Quỳnh lại tình cờ làm việc gần tòa soạn nơi anh đang công tác. Sau những lần hẹn hò cà phê, “chém gió”, hai người thân thiết với nhau hơn và dần nảy sinh tình cảm.

Anh kể, trước khi hai người tổ chức cưới, anh được cử đi học tập tại Berlin - Cộng hòa Liên bang Đức trong vòng nửa năm theo chương trình 165. Vì vậy, một mình chị ở nhà chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới. Lúc về nước, anh chỉ việc chụp ảnh cưới và làm chú rể.
Hiện tại, hai anh chị đã có một cô con gái hơn 2 tuổi - bé Phạm Hà Minh. Tên của bé được đặt theo một trong hai bút danh của anh trong làng báo.


Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc
Thời sự - 1 giờ trướcNhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia, đây là 3 con giáp dự báo có những thay đổi tích cực thời gian này. Tốc độ phát triển của các con giáp theo cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh.

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian
Xã hội - 3 giờ trướcTháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác
Xã hội - 3 giờ trướcSuốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.