Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thủ phạm chính gây ung thư phổi còn sinh ra những bệnh nguy hiểm nào khác?

Thứ bảy, 09:00 25/05/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trên toàn cầu, ước tính mỗi năm có tới 165.000 trẻ em chết trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút thuốc thụ động gây ra.

Ung thư phổi

Căn bệnh này có nguyên nhân chính là hút thuốc lá. Thuốc lá cũng gây ra hơn hai phần ba số ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu.

Hút thuốc thụ động (như tại các nơi làm việc, tại nhà, trong môi trường khép kín...) tăng nguy cơ ung thư phổi cho người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc.


Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi

Bỏ thuốc lá giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi: sau 10 năm bỏ hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi giảm xuống khoảng một nửa so với người hút thuốc.

Bệnh hô hấp mãn tính

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) - một tình trạng tích tụ chất nhầy và mủ trong phổi người hút thuốc dẫn đến ho, đau ngực và khó thở. Nguy cơ mắc bệnh COPD đặc biệt cao ở những người hút thuốc từ khi còn trẻ, vì các chất độc trong khói thuốc lá làm suy giảm sự phát triển của phổi.

Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, góp phần gây ra tàn phế và tử vong cho cả người hút thuốc và người hút thuốc thụ động.

Bỏ thuốc lá là phương pháp hiệu quả nhất để làm chậm tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và cải thiện các triệu chứng hen suyễn.

Lao phổi

Bệnh lao gây hại cho phổi và làm giảm chức năng của phổi. Bệnh sẽ trầm trọng hơn ở những người hút thuốc.

Khoảng 1/4 dân số thế giới có nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn, khiến họ có nguy cơ khởi phát thành mắc bệnh lao. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh lao cao gấp đôi những người không hút thuốc.

Ở những bệnh nhân đang mắc bệnh lao, nếu tiếp tục hút thuốc thì sự kết hợp của bệnh lao với các tác hại của khói thuốc lá, sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ tàn tật và tử vong do suy hô hấp.

Những tác hại của hút thuốc lá thụ động đối với hệ hô hấp của trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh tiếp xúc với các chất độc trong khói thuốc từ khi còn ở trong bụng mẹ sẽ bị chậm phát triển chức năng phổi. Trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thụ động có nguy cơ bị phát bệnh hen suyễn hoặc làm bệnh trầm trọng hơn, tăng nguy cơ mắc viêm phổi, viêm phế quản và thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp dưới.


Trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thụ động có nguy cơ bị phát bệnh hen suyễn

Trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thụ động có nguy cơ bị phát bệnh hen suyễn

Trẻ em hút thuốc thụ động từ khi còn nhỏ có thể phải chịu những hậu quả sức khỏe ở tuổi trưởng thành như tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh COPD do việc bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên khi còn nhỏ.

Trên toàn cầu, ước tính mỗi năm có tới 165.000 trẻ em chết trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút thuốc thụ động gây ra.

Ô nhiễm không khí

Khói thuốc lá có thể tồn tại trong không khí tới 5 giờ đồng hồ kể cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy.

Khói thuốc lá làm ô nhiễm không khí, đặc biệt trong môi trường khép kín, tại các khu vực trong nhà. Với hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 là chất gây ung thư, sự ô nhiễm các chất độc hại trong khói thuốc là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, các bệnh hô hấp mãn tính và giảm chức năng phổi cho những người sống và làm việc tại các nơi này.

Biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe phổi là không hút thuốc, giảm tối đa tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động

Giảm sử dụng thuốc lá, giảm bệnh tật và tử vong do hút thuốc, bảo vệ sức khỏe lá phổi sẽ góp phần vào sự thành công của các nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các bệnh không lây nhiễm (NCD), lao và làm giảm ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe.


Thuốc lá gây nguy hiểm cho sức khoẻ lá phổi

Thuốc lá gây nguy hiểm cho sức khoẻ lá phổi

Các chuyên gia khẳng định để đạt được mục tiêu Phát triển bền vững nhằm giảm 1/3 tỷ lệ tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm gây ra vào năm 2030, phòng, chống tác hại thuốc lá cần phải được coi là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới.

Theo đó, ở cấp độ quốc gia, cần tăng cường phòng chống tác hại của thuốc lá thông qua việc thực hiện đầy đủ và mạnh mẽ các nội dung của Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới, bao gồm việc ban hành và tăng cường thực thi các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá.

Còn ở cấp độ gia đình, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, cộng đồng cần thực hiện các biện pháp để thực hiện môi trường trong lành không có khói thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình và con cái, người thân của mình.

Ngày 26/5, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá – Bộ Y tế tổ chức Mit tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2019 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với chủ đề "Thuốc lá và các bệnh về phổi".

Quỳnh An

ac
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 45 tuổi phải cắt toàn bộ tử cung thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 45 tuổi phải cắt toàn bộ tử cung thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phải cắt toàn bộ tử cung từng phải phẫu thuật bóc u xơ tử cung 12 năm trước, nhưng không tái khám định kỳ.

Không ăn tiết canh hay thịt tái, người đàn ông 53 tuổi nhập viện do liên cầu khuẩn lợn vì làm việc này

Không ăn tiết canh hay thịt tái, người đàn ông 53 tuổi nhập viện do liên cầu khuẩn lợn vì làm việc này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Mắc liên cầu khuẩn lợn mặc dù không có thói quen ăn tiết canh hay thịt tái. Tuy nhiên, người bệnh đã tiếp xúc trực tiếp với lợn mà không có bảo hộ.

Người đàn ông trẻ suýt chết sau khi bị kiến cắn

Người đàn ông trẻ suýt chết sau khi bị kiến cắn

Y tế - 4 giờ trước

Một giờ sau khi bị kiến cắn, anh T. bắt đầu phù nề, khó thở, nghẹn ở cổ, hoa mắt, chóng mặt. Bác sĩ chẩn đoán nam bệnh nhân sốc phản vệ nặng.

Người đàn ông 52 tuổi ở Hà Nội bị nhồi máu não bán cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 52 tuổi ở Hà Nội bị nhồi máu não bán cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu não bán cấp xuất hiện nặng nửa đầu phải, chóng mặt kéo dài, đặc biệt tăng nặng khi thay đổi tư thế đột ngột nhưng chủ quan không đi khám.

Gợi ý thực đơn chi tiết cho người bệnh đột quỵ: Hồi phục chức năng nhanh, ngừa đột quỵ tái phát

Gợi ý thực đơn chi tiết cho người bệnh đột quỵ: Hồi phục chức năng nhanh, ngừa đột quỵ tái phát

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh đột quỵ cần chế độ ăn kiểm soát cân nặng và thay đổi cách ăn uống để giúp thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn và cải thiện thể lực tốt nhất.

Hy hữu: Cô gái 27 tuổi bị con bọ chui vào tai, sống suốt 1 tuần trong tai mà không biết

Hy hữu: Cô gái 27 tuổi bị con bọ chui vào tai, sống suốt 1 tuần trong tai mà không biết

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Suốt 1 tuần nay, chị D.K.T (27 tuổi) thường xuyên cảm thấy ngứa tai, nhột như có con gì đang bò trong tai nên đến viện khám.

3 thời điểm không nên uống cà phê

3 thời điểm không nên uống cà phê

Sống khỏe - 11 giờ trước

Cà phê có nhiều lợi ích nhưng uống vào lúc không thích hợp có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tiêu cực. Tìm hiểu những thời điểm nên cân nhắc hạn chế hoặc tránh uống cà phê.

6 nguyên nhân gây vết loét ở người bệnh tiểu đường, nhất định phải biết để tránh

6 nguyên nhân gây vết loét ở người bệnh tiểu đường, nhất định phải biết để tránh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vết loét ở người bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách có thể làm tăng nguy cơ hoại tử, viêm tủy xương, thậm chí là cắt cụt chi.

Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim

Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chỉ trong vòng một tháng, cặp vợ chồng trẻ tại TPHCM đã phải đối mặt với hai biến cố sức khỏe nghiêm trọng, khiến người thân không khỏi bàng hoàng.

Hành trình 103 ngày kỳ diệu nuôi bé sinh non chỉ nặng 550 gram

Hành trình 103 ngày kỳ diệu nuôi bé sinh non chỉ nặng 550 gram

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé gái chào đời ở tuần thai thứ 24, chỉ nặng 550 gram, cẳng chân nhỏ bằng ngón tay út của người lớn, thể trạng rất non yếu, được trở về với gia đình sau 103 ngày nuôi dưỡng đặc biệt, sức khoẻ ổn định.

Top