Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thứ sáu, 10:42 15/11/2024 | Sống khỏe

Kiểm soát lượng đường bổ sung trong ăn uống là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh tốt cho tim, đặc biệt là khi người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.

1. Đái tháo đường và mối liên hệ nguy hiểm với tim mạch

Đái tháo đường không chỉ đơn thuần là bệnh lý về đường huyết mà còn là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch . Mối liên hệ giữa hai căn bệnh này phức tạp và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt.

Khi mắc bệnh đái tháo đường, lượng đường trong máu cao kéo dài làm tổn thương các mạch máu, bao gồm cả động mạch vành nuôi dưỡng tim. Đường huyết cao thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, hình thành các mảng bám trong lòng mạch, làm hẹp và cứng động mạch.

Đái tháo đường cũng thường đi kèm với tăng huyết áp, làm tăng áp lực lên thành mạch máu, gây tổn thương và tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính trong cơ thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và tổn thương mạch máu…

'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch- Ảnh 1.

Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây các bệnh lý tim mạch.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh đái tháo đường và bệnh tim thường đi đôi với nhau. Trên thực tế, người lớn mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp đôi so với người không mắc bệnh này.

Dạng bệnh tim phổ biến nhất là bệnh động mạch vành , phát triển theo thời gian khi các động mạch cung cấp máu cho tim bị lấp đầy bởi mảng bám. Mảng bám, được tạo thành từ cholesterol và các chất khác, khiến động mạch trở nên cứng lại. Thuật ngữ y khoa gọi tình trạng này là xơ vữa động mạch. Khi mảng bám tiếp tục tích tụ, các động mạch sẽ hẹp lại, do đó làm giảm lưu lượng máu giàu oxy đến tim. Điều này khiến cơ tim yếu đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ và thậm chí là suy tim.

2. Người bệnh đái tháo đường cần thận trọng với đường bổ sung trong thực phẩm

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, các chuyên gia khuyên người bệnh đái tháo đường cần duy trì đường huyết ổn định bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Một trong những mối nguy hại nhất đối với người bệnh đái tháo đường là các loại thực phẩm chứa đường bổ sung. Nhiều người bệnh đái tháo đường đang tiêu thụ nhiều đường bổ sung hơn họ nghĩ. Đường bổ sung không mang lại lợi ích dinh dưỡng nào nhưng lượng calo rỗng từ đường bổ sung trong món tráng miệng, đồ uống có đường và kẹo có thể dẫn đến tăng cân và tăng đột biến lượng đường trong máu.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đường bổ sung là đường và xi-rô được cho vào thực phẩm trong quá trình chế biến hoặc được thêm vào khi ăn.

Những loại thực phẩm và đồ uống phổ biến có thêm đường bao gồm:

  • Nước giải khát thông thường
  • Trà và cà phê có đường
  • Đồ uống tăng lực
  • Nước trái cây
  • Kẹo
  • Kem
  • Bánh ngọt và bánh nướng
  • Sữa có hương vị hoặc có đường
  • Ngũ cốc ăn sáng…

Tốc độ hấp thụ đường bổ sung nhanh hơn đường tự nhiên. Ví dụ, cơ thể chúng ta cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa một quả táo so với soda thông thường. Quả táo chứa chất xơ , vì vậy đường tự nhiên hấp thụ chậm hơn. Trong khi đó một lon soda chứa 10 thìa cà phê (42 gam) đường bổ sung, gần gấp đôi lượng khuyến nghị một ngày đối với phụ nữ và nhiều hơn tổng lượng hàng ngày đối với nam giới.

Đối với một người bình thường, nếu chúng ta chỉ uống một trong những đồ uống có đường này mỗi ngày và không cắt giảm lượng calo bằng cách khác, ngoài việc tăng cân còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và các bệnh mạn tính khác. Đối với người bệnh đái tháo đường, cách tiêu thụ đường như này nguy hiểm hơn rất nhiều.

Vì vậy chúng ta cần cắt giảm lượng đường để kiểm soát lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống. Tham khảo cách dưới đây:

'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch- Ảnh 3.

Đường bổ sung trong món tráng miệng và đồ uống làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

3. Cách đơn giản để cắt giảm lượng đường bổ sung

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mọi người có thể cắt giảm lượng đường bổ sung theo các cách sau:

Giảm tối đa đường ăn

Giảm lượng đường mà chúng ta thường xuyên thêm vào đồ uống và thực phẩm bao gồm ngũ cốc, bánh, cà phê hoặc trà. Đầu tiên cắt giảm một nửa lượng đường bạn thường thêm vào. Tiếp tục giảm lượng đường cho đến khi vị giác của bạn thích nghi.

Thay thế các loại đồ uống có đường

Uống nước lọc là tốt nhất. Nếu bạn muốn uống thứ gì đó ngọt hoặc đang cố gắng giảm cân, đồ uống ăn kiêng, trà đá không đường và các loại đồ uống không đường khác có hương vị có thể là lựa chọn tốt hơn so với đồ uống có đường.

Mua sắm một cách khôn ngoan

Khi mua thực phẩm nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng và chọn chọn sản phẩm có lượng đường bổ sung thấp nhất. Các sản phẩm từ sữa và trái cây sẽ chứa một số loại đường tự nhiên.

Chuyển sang đường tự nhiên

Thay vì thêm đường vào thực phẩm và đồ uống, hãy thưởng thức vị ngọt từ đường tự nhiên có trong trái cây. Mua trái cây đóng hộp hoặc nước ép tự nhiên không thêm đường. Tránh trái cây đóng hộp trong xi-rô, đặc biệt là xi-rô đặc. Nhiều loại trái cây sấy khô có thể được làm ngọt nên hãy đọc nhãn cẩn thận và chọn các loại không đường.

Sử dụng chất tạo ngọt ít calo khi cần thiết

Chất thay thế đường ít calo và không calo mô phỏng vị ngọt của đường, khiến chúng trở thành cầu nối tốt nếu bạn đang cố gắng cắt giảm lượng đường bổ sung. Những chất thay thế đường này có thể là một giải pháp tạm thời khi bạn dần dần rèn luyện khẩu vị của mình để thích nghi với các loại thực phẩm và đồ uống ít ngọt hơn.


Vân Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 phút trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Sống khỏe - 2 giờ trước

Cho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Bạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh

Sống khỏe - 4 giờ trước

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, duy trì năng lượng, hỗ trợ chức năng não bộ, xương khớp và nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, do đó việc đảm bảo đủ lượng các chất này là mối quan tâm hàng đầu.

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày

Sống khỏe - 19 giờ trước

Gan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc

5 không khi ăn tiết lợn luộc

Sống khỏe - 20 giờ trước

Ngay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 1 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Top