Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thu phí vào nội đô dễ thành tiền lệ xấu cho việc “tận thu”

Thứ ba, 06:45 30/07/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Sau TP.HCM, mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã trình UBND thành phố đề cương và dự án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030”. Với đề cương và dự án trên, Sở này kỳ vọng sẽ giảm được sức ép, chống ùn tắc giao thông cũng như ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, ngay sau khi có đề án trên, Sở GTVT Hà Nội đã nhận phản ứng gay gắt từ phía người dân.

Thu phí vào nội đô dễ thành tiền lệ xấu cho việc “tận thu” - Ảnh 1.

Hà Nội đưa ra đề án thu phí vào nội đô với hi vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông. Ảnh: Lê Bảo

Người dân lại chịu cảnh phí chồng phí?

Theo đề án trên, Sở GTVT Hà Nội cho rằng, đây là giải pháp kinh tế nhằm hạn chế phương tiện cá nhân đi vào nội đô có nguy cơ ùn tắc cao. Theo đó, ô tô sẽ là đối tượng chủ yếu của đề án. Sở cũng đề xuất miễn giảm đối với người dân đi lại bằng ô tô sinh sống trong khu vực thu phí. Phạm vi thu phí được khép kín, vành đai thu dựa trên kết quả đánh giá tác động giao thông trong quá trình xây dựng đề án. 

Mức thu chưa được nêu trong đề cương trình UBND thành phố nhưng Sở GTVT cho biết sẽ dao động với các loại phương tiện khác nhau. Phương tiện có nguy cơ gây ùn tắc cao hơn thì chịu phí cao hơn.

Về hệ thống kiểm soát phí, Sở cho biết sẽ ứng dụng công nghệ nhận diện vô tuyến RFID và công nghệ tự động nhận dạng biển số xe ANPR. Hệ thống này sẽ được đồng bộ với hệ thống thu phí quốc lộ và cao tốc trên cả nước. Hiện, Sở mới trình đề cương và dự toán lên lãnh đạo thành phố, đang chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự kiến, đề án được phê duyệt trước năm 2021 và bắt đầu triển khai thực hiện trước năm 2030. 

Theo Sở GTVT Hà Nội, việc thu phí phương tiện vào nội đô đã được nhiều quốc gia áp dụng nhưng ở Việt Nam vẫn còn mới. Như vậy, bằng công nghệ này, các phương tiện hễ vào nội thành là bị trừ tiền trong tài khoản ngay lập tức.

Cũng theo nội dung nghiên cứu trong đề án, việc thu phí từ vành đai khép kín, dự kiến trong khu vực vành đai 3; các cửa ngõ vào trung tâm thành phố; các trục đường chính thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc… Đặc biệt, trong đề án cũng chỉ ra nhiều bất cập trong việc Hà Nội nơi tập trung dân số đông đúc khi đạt khoảng gần 10 triệu người khiến gia tăng phương tiện cơ giới, gây áp lực đối với hệ thống giao thông, đô thị, ùn tắc và ô nhiễm môi trường. 

Sở cũng chỉ rõ, những năm gần đây, ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp, không chỉ thay đổi về mặt không gian với số lượng các điểm ùn tắc gia tăng mà thời gian xảy ra ùn tắc cũng kéo dài. Đặc biệt là khu vực vành đai 3 thành phố chiếm tới trên 80% số điểm ùn tắc so với tổng số điểm ùn tắc trên địa bàn.

Trước đề án trên, Sở GTVT Hà Nội đã nhận được không ít ý kiến trái chiều. Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, anh Hoàng Việt (trú tại Văn Quán, Hà Đông) cho biết: "Tôi đi lại bằng phương tiện ô tô khá nhiều do đặc thù của công việc. Vì vậy, nếu Hà Nội triển khai việc thu phí chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cá nhân tôi cũng như hàng triệu người khác. 

Tuy nhiên, quan điểm của tôi đó là việc thu phí cần phải có lộ trình và nghiên cứu dưới góc độ khoa học cụ thể. Trên hết là thu phí rồi thì tiền đó để làm gì, bởi bản thân những chủ phương tiện giao thông hiện nay đã phải chịu quá nhiều khoản phí? Nếu Hà Nội vẫn quyết tâm thu phí vào nội đô trong thời gian tới, tôi e rằng các dịch vụ, chi phí liên quan đến vận tải sẽ bị đội lên và người hứng chịu lại chính là người dân".

Đừng trở thành tiền lệ xấu

Thu phí vào nội đô dễ thành tiền lệ xấu cho việc “tận thu” - Ảnh 2.

Sắp tới, nếu đề án thực hiện tất cả các phương tiện ô tô sẽ bị thu phí tự động nếu di chuyển từ ngoại thành vào nội thành.

Trước khi Sở GTVT Hà Nội đưa ra đề án trên, Sở GTVT TPHCM cũng đã có văn bản đề xuất UBND xin chủ trương xây dựng dự án thu phí ô tô vào trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Theo đề xuất của Sở GTVT TPHCM, sẽ có 34 cổng thu phí ô tô vào khu vực trung tâm được xây dựng nhằm hạn chế ùn tắc với nguồn vốn 250 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của thành phố. 

Các cổng thu phí được xây bao quanh khu vực quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10 (bao gồm các tuyến đường: Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) - Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng).

Ngay sau khi Sở GTVT TPHCM công bố đề án trên thì chỉ ít ngày sau, Sở GTVT Hà Nội cũng đã thông tin về đề án thu phí các phương tiện ô tô vào nội đô. Như vậy, trên cả nước hiện có 2 thành phố lớn đã trình đề án lên các cấp có thẩm quyền để phê duyệt cũng như triển khai. 

Tại Hà Nội, nếu đề án được phê duyệt, chỉ một vài năm tới sẽ xây dựng, lắp đặt các trạm thu phí tự động. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề, câu hỏi được đặt ra trước đề án triển khai rằng khi đi vào hoạt động có đạt được hiệu quả giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm hay đơn thuần chỉ "tận thu" của người dân.

Trước vấn đề này, trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Đỗ Văn Bằng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nêu quan điểm: "Việc Sở GTVT đưa ra lý do thu phí để giảm thiểu ùn tắc giao thông tôi thấy vô lý lắm, bởi nếu thu phí mà không giảm ùn tắc thì sao? 

Điều quan trọng TP Hà Nội là thành phố của cả nước, chứ không riêng gì của Hà Nội. Mọi người có quyền tự do đến Hà Nội cũng như tất cả các thành phố khác chứ không phải người ở các tỉnh thành khác không được phép đến mà đến lại phải nộp tiền. Như vậy là phân biệt, hoàn toàn sai".

Ông Bằng cũng cho rằng, cá nhân ông thấy đề án không hợp lý, hoàn toàn sai lầm vì hạ tầng là của Nhà nước, của nhân dân, mọi người có quyền tự do đi lại. Người dân cũng có quyền tự hỏi rằng nếu triển khai thu phí nội đô thì phí thu được dùng để làm gì bởi hiện tại đang xảy ra việc phí chồng phí như đang thu phí bảo trì đường bộ lại "đẻ" ra BOT. Điều ông Bằng lo lắng nhất đó là việc thu phí nội đô có thể làm "tiền lệ" xấu cho các thành phố lớn khác. 

Ông Bằng nói: "Nếu Hà Nội, TPHCM triển khai thu phí vào nội đô được thì các thành phố lớn khác thu được. Đó là điều người dân lo lắng và có thể trở thành "bệnh dịch thu phí"".

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giáo viên ở TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm, hiệu trưởng nói gì?

Giáo viên ở TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm, hiệu trưởng nói gì?

Giáo dục - 8 giờ trước

Một giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Linh, TPHCM bị 'bóc phốt' ép học sinh học thêm trên mạng xã hội.

Bắt kẻ giả mạo shipper chuyên lừa đảo chiếm đoạt tiền khách mua hàng online

Bắt kẻ giả mạo shipper chuyên lừa đảo chiếm đoạt tiền khách mua hàng online

Pháp luật - 8 giờ trước

Bằng thủ đoạn giả danh shipper giao hàng, đối tượng đã lừa đảo được hàng trăm khách hàng, chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng.

Người đàn ông gục chết trước tiệm thuốc tây ở TPHCM

Người đàn ông gục chết trước tiệm thuốc tây ở TPHCM

Đời sống - 8 giờ trước

Phát hiện nạn nhân gục trên vỉa hè trước tiệm thuốc tây ở TPHCM, nhiều người dân hốt hoảng gọi báo công an.

Sáng rình mò trộm xe máy, tối ẩn giật gầm cầu

Sáng rình mò trộm xe máy, tối ẩn giật gầm cầu

Pháp luật - 10 giờ trước

Sáng sớm, Nguyễn Văn Châu, trú An Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình đi tìm ai sở hở là đối tượng trộm xe máy, sau đó hắn đem bán lấy tiền tiêu xài, tối về hắn ngủ gầm cầu và sáng hôm sau lại tiếp tục đi trộm…

4 con giáp có số giàu từ khi còn trẻ

4 con giáp có số giàu từ khi còn trẻ

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi, 4 con giáp này có số được Thần Tài phù hộ, sẽ sớm phất lên dù xuất phát ở điểm nào.

Tìm thấy hai bé mất liên lạc nhiều ngày ở TP.HCM

Tìm thấy hai bé mất liên lạc nhiều ngày ở TP.HCM

Đời sống - 12 giờ trước

Thấy hai bé đi lạc, nhưng không xác định được thân nhân nên lực lượng chức năng đã đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội để chăm sóc.

Xe container tông sập nhà dân ở TP.HCM, tài xế tử vong

Xe container tông sập nhà dân ở TP.HCM, tài xế tử vong

Đời sống - 12 giờ trước

Đang chạy trên đường, xe container tông vào dải phân cách rồi lao vào nhà dân trên địa bàn thị trấn Củ Chi, TP.HCM, khiến tài xế tử vong tại chỗ.

Vợ chồng bạo hành bé trai ở TP HCM: "Dì ghẻ" chế nước sôi lên chân cháu bé

Vợ chồng bạo hành bé trai ở TP HCM: "Dì ghẻ" chế nước sôi lên chân cháu bé

Pháp luật - 12 giờ trước

Cặp đôi khai nhận do cháu bé không nghe lời nên đã dùng nước sôi đổ lên chân khiến cháu bị phỏng nặng

Khánh Hòa: Mức chi bồi dưỡng làm đêm đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Khánh Hòa: Mức chi bồi dưỡng làm đêm đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Khánh Hòa, bên cạnh mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, hỗ trợ bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế… thì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn còn được bồi dưỡng khi làm đêm.

Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân để công ty bán nước sạch ‘chui’

Đề nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân để công ty bán nước sạch ‘chui’

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo huyện Hà Trung yêu cầu dừng việc bán nước sạch ‘chui’ cho 810 hộ dân, đồng thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân.

Top