Thứ trưởng Bộ GD&ĐT gợi ý các “mẹo” để trúng tuyển vào đại học
GiadinhNet - Kết quả công bố phổ điểm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 cho thấy, ở hầu hết các môn đều tương đối cao. Tuy nhiên, điểm cao càng khiến thí sinh khó lựa chọn trường.
Điểm cao càng khó lựa chọn trường
Sau nhiều ngày chờ đợi, cuối cùng Bộ GD&ĐT cũng đã công bố điểm thi THPT Quốc gia 2015 thông qua các hệ thống tra cứu. Đặc biệt, Bộ cũng đã công khai biểu đồ phổ điểm ở toàn bộ 8 môn thi quốc gia. Qua các biểu đồ có thể thấy rằng điểm các môn thi của kỳ thi năm nay đều tăng nhẹ so với các năm trước. Đồng nghĩa với việc, sẽ có nhiều thí sinh có cơ hội để tham gia xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, điểm thi tăng cũng sẽ lại là một thách thức đối với các thí sinh. Đỗ tốt nghiệp và được tổng điểm 24, 25 điểm các môn khối D trong kỳ thi vừa qua, số điểm này như mọi năm sẽ là một lợi thế vào các trường “top trên”, các ngành hot của một số trường, tuy nhiên thí sinh Nguyễn Thu Hương (Kỳ Sơn, Hòa Bình) vẫn không khỏi lo lắng. Hương chia sẻ: “Năm nay điểm thi cao quá, với 24 - 25 điểm vẫn chưa vội mừng. Em dự định nộp đơn xét tuyển vào ĐH Hà Nội, nhưng nghe trường này sẽ lấy cao hơn. Nếu nguyện vọng 1 mà không đỗ, sang nguyện vọng bổ sung sẽ ít trường, ít ngành tốt”.
Trước những băn khoăn, lo lắng của thí sinh khi điểm thi năm nay tăng nhẹ. Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga lưu ý, thí sinh cần nghiên cứu thật kỹ về trường muốn nộp hồ sơ. Thí sinh có thể tìm hiểu điểm chuẩn của trường, ngành học các năm trước, điều kiện nộp hồ sơ ra sao... Tiếp đến, thí sinh nghiên cứu các ngành theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 để nộp hồ sơ. Nếu thấy trường, ngành đăng ký phù hợp năng lực, thí sinh không nên rút hồ sơ.
“Nếu theo dõi thấy nhiều thí sinh có điểm tốt hơn mình, các em có thể rút hồ sơ. Điều quan trọng trong quá trình xét tuyển nguyện vọng là phải theo dõi sát để biết thông tin, nhiều em thường yếu khâu này. Do đó, các thí sinh cần phải bám sát thông tin để phán đoán, tính toán phù hợp. Bên cạnh đó, các em không nên băn khoăn chuyện chỉ biết điểm của mình mà không tra cứu được điểm của người khác. Phổ điểm mà Bộ GD&ĐT công bố cũng là kênh tham khảo để giúp các em lựa chọn”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết thêm.
Lựa chọn ra sao để khỏi bị trượt?
Nhằm giúp các thí sinh trong việc xét tuyển vào ĐH, CĐ, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, điểm đầu tiên thí sinh cần cân nhắc là lựa chọn ngành, trường phù hợp để đảm bảo khả năng trúng tuyển là cao nhất. Từ kết quả thi, thí sinh có thể tham khảo điểm trúng tuyển vào các ngành của trường ở những năm trước để quyết định chọn trường, ngành phù hợp. Bên cạnh đó, hiện nay một ngành chuyên môn có thể đào tạo ở nhiều trường với mức điểm xét tuyển khác nhau, các thí sinh có nhiều cơ hội để lựa chọn được ngành yêu thích của mình.
Điểm thứ hai, thí sinh cần phải cân nhắc là khi đưa ra quyết định rút hồ sơ để nộp vào trường khác hay quyết tâm “bám trụ”, nhất là khi điểm thi của mình không thực sự vượt trội trong số thí sinh cùng đăng ký vào ngành. Nếu thí sinh có thể chọn được nhiều ngành phù hợp với nguyện vọng của mình trong một trường thì sẽ dễ dàng hơn trong quyết định “rút” hồ sơ hay “bám trụ” và cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ lớn hơn rất nhiều.
Khi thí sinh đăng kí nhiều ngành (hoặc nhóm ngành) và xếp theo thứ tự ưu tiên, chẳng hạn lần lượt là: 1a, 1b, 1c, 1d. Trước hết các trường phải xét nguyện vọng 1a của tất cả các thí sinh và bắt đầu xét đối với ngành có điểm trúng tuyển cao nhất, từ đó xác định được thí sinh trúng tuyển và không trúng tuyển vào ngành này. Những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1a sẽ không được xem xét các nguyện vọng tiếp theo (1b, 1c, 1d).
“Đối với thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1a, nguyện vọng 1b của thí sinh sẽ được xem xét một cách bình đẳng cùng với các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào cùng ngành đó. Các thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1b sẽ được xem xét nguyện vọng 1c và cuối cùng là 1d. Thí sinh lưu ý, khi đăng ký nhiều khối thi thì sẽ có nhiều cơ hội để trúng tuyển hơn, vì khi có kết quả thi của nhiều khối, có thể chọn được nhiều ngành của một trường để đăng ký xét tuyển. Hoặc khi rút hồ sơ để đăng ký vào trường khác có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn trường nộp hồ sơ”, lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cho biết.
Dự kiến vào ngày 27/7, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng điểm xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015. Theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hiện hành, mỗi thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia, đỗ tốt nghiệp THPT sẽ được cấp 1 Giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển nguyện vọng 1 và 3 Giấy chứng nhận kết quả thi giống nhau dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Xét tuyển sẽ diễn ra từ ngày 1/8.
Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 1 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 1 giờ trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Tin sáng 25/11: Đạt bao nhiêu điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025? Từng về nhà chờ chết, chàng trai trẻ hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm viện
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Thông tư 65/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết kết quả kiểm tra đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025; Sau 2 tháng điều trị ở bệnh viện, sự hồi phục của chàng trai bị tai nạn như một "kỳ tích".
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 10 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 11 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 12 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.