Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thức ăn nấu chín để được bao lâu trong tủ lạnh?

Chủ nhật, 19:16 29/10/2023 | Sống khỏe

Bảo quản thức ăn nấu chín đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, vậy thức ăn nấu chín để được bao lâu trong tủ lạnh?

Chất lượng của thực phẩm đông lạnh tuỳ thuộc vào loại thực phẩm, quá trình đông lạnh và điều kiện bảo quản. Đối với thực phẩm chín, bảo quản trong tủ lạnh giúp kéo dài thời gian sử dụng, tuy nhiên nếu bảo quản không đúng cách sẽ gây ra tác hại cho sức khỏe.

Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), thức ăn thừa nên được bảo quản trong tủ lạnh không quá 2h sau khi nấu hoặc một giờ nếu tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài trên 90°F (tương đương 32 độ C).

Thức ăn nấu chín để được bao lâu trong tủ lạnh? - Ảnh 1.

Bảo quản thức ăn nấu chín đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ

Thức ăn nấu chín để được bao lâu trong tủ lạnh?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, về nguyên tắc chỉ nên bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh từ 1-2 ngày, nhưng thời gian thực tế tùy thuộc vào đặc điểm từng loại thực phẩm.

BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cũng lưu ý, thức ăn chín để trong tủ lạnh bao lâu còn phụ thuộc vào cách bạn bảo quản.

Bạn cần bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh, để thức ăn nguội hoàn toàn mới cho vào tủ lạnh vì nếu thức ăn nóng thì nhiệt độ cao khi gặp nhiệt độ thấp sẽ ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến ngộ độc toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

Các chuyên gia cho rằng, cá và hải sản nấu chín có thể ăn trong tủ lạnh 1-2 ngày. Súp trong tủ lạnh có thể bảo quản đến 4 ngày.

Thịt chế biến thành các món hầm, nước dùng hoặc nước sốt thời gian bảo quan còn phụ thuộc vào hàm lượng chất béo, nếu lượng chất béo càng cao thì thực phẩm càng nhanh ôi thiu.

Thông thường những thực phẩm được nấu chín như thịt gà, thịt bò, thịt heo... chỉ nên được bảo quản 1- 2 ngày trong tủ lạnh. " Đem từ tủ lạnh ra kho đi kho lại sẽ làm giảm chất lượng của thực phẩm, món ăn không đảm bảo độ ngon và an toàn cho người dùng ", BS Thủy nói.

Trên báo Sức khỏe và Đời sống, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, từng làm việc tại Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng khuyên thịt bò, gà, heo nấu chín chỉ để từ 1-2 ngày. Bò bít tết, thịt quay để tủ lạnh 3 - 5 ngày. Hotdog và xúc xích chín để tủ lạnh 1 tuần nếu đã mở gói, 2 tuần nếu chưa mở gói. Với thịt được muối thì người sử dụng có thể để ở tủ lạnh và sử dụng trong 7 ngày.

Với thực phẩm chế biến sẵn như chả, giăm bông, giò, xúc xích, theo các chuyên gia có thể để được trong tủ lạnh 4 - 6 ngày, ngăn đá có thể 8 - 10 ngày.

Thức ăn nấu chín để được bao lâu trong tủ lạnh? - Ảnh 2.

BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM).

Lưu ý khí bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Theo BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, bảo quản thức ăn trong các hộp khác nhau có nắp đậy để tăng tốc độ làm mát. Các gia đình cần sử dụng các ngăn giữa và ngăn trên của tủ lạnh để bảo quản thực phẩm đã nấu chín, vì đó là khu vực lạnh nhất của thiết bị.

Bạn cũng cần giữ thực phẩm sống cách xa thực phẩm chín để tránh lây nhiễm chéo, ghi nhãn trên từng loại thực phẩm, ghi rõ ngày nấu để kiểm soát thời hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, thức ăn chín trong tủ lạnh khi bỏ ra phải nấu lại ngay tránh vi khuẩn xâm nhập, bởi thực tế bất cứ thực phẩm chín hay sống khi để trong tủ lạnh ra thường nhạy cảm với tất cả các loại vi khuẩn.

Nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.

Bạn không nên để thức ăn bên ngoài quá lâu, chỉ cần đợi cho đến khi nó không quá nóng là có thể cất vào tủ lạnh, điều quan trọng là bạn bảo quản thực phẩm trong hộp kín để bảo quản tốt trong tủ lạnh.

Đặc biệt, các gia đình không nên để các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh. Lý do vì khi xào nấu ở nhiệt độ cao, có nêm muối, vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư, rau thừa không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.

Bạn sẽ bị loãng xương nếu uống cà phê?Bạn sẽ bị loãng xương nếu uống cà phê?

Tiêu thụ caffeine dường như làm tăng nguy cơ mất mật độ xương, có thể dẫn đến chứng loãng xương và gãy xương. Vậy điều này có đúng và bạn nên uống cà phê như thế nào để an toàn?

Suy giảm sinh lý nữ, làm gì để cải thiện

Lâm Ngọc
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 16 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 17 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Top