Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư chuyện cây bàng bị bão quật đổ biết… tự "đứng dậy"!

Chủ nhật, 15:00 05/05/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Chuyện thực hư cây bàng tự “đứng dậy” chưa rõ thế nào, nhưng cả làng Đa Đinh nhanh chóng góp tiền xây một ngôi miếu thờ cây bàng trang nghiêm.

Thực hư chuyện cây bàng bị bão quật đổ biết… tự "đứng dậy"!   1

Ngôi miếu thờ đặt dưới gốc cây bàng.

 
Còn những người dân, thi nhau rỉ tai về những chuyện ly kỳ, xung quanh chuyện Đức Ông hiển linh trên nền đất cây bàng mọc. Những người có trách nhiệm ở địa phương đang mong các chuyên gia vào cuộc làm rõ để tránh những chuyện mê tín dị đoan. Giữa đêm mưa gió bão bùng, hàng chục người dân ở thôn Đa Đinh (xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đều nhìn cây bàng mọc trên nền cũ của một ngôi chùa cũ bị quật đổ. Ấy vậy mà chỉ sáng sớm hôm sau, người dân kinh ngạc phát hiện cây bàng ấy lại có thể… tự “đứng dậy”, rợp bóng xanh tươi. 
 
Gặp nhân chứng mục sở thị chuyện lạ kỳ

Về Đa Đinh, chẳng khó khăn gì để tôi tìm thấy ngôi miếu ấy bởi tán bàng rợp bóng ngay đầu làng. Dưới gốc cây, ngôi miếu nhỏ vẫn còn phảng phất mùi hương trầm ai mới thắp. Cạnh đó là tấm bia ghi lại tích của cây bàng đặt trên lưng con rùa đá. Nội dung tấm bia được gói gọn trong bốn câu thơ khắc vội bằng chữ quốc ngữ: “Mùng sáu đổ rạp xuống đường/ Sáng ngày mùng bảy từ từ đứng lên/ Anh em làng dưới xóm trên/ Cùng nhau chung sức đào xây vẹn toàn”. Chuyện cây bàng “đổ rạp xuống đường” rồi “từ từ đứng lên” tưởng như quá hoang đường... nhưng hóa ra lại được người dân nơi đây tin chắc là sự thật.

Trò chuyện cùng PV, cụ Nguyễn Thị Đệm (năm nay đã 84 tuổi), thân mẫu trưởng thôn Đa Đinh khẳng khái bảo: “Chuyện này xảy ra đã mấy năm nay. Cả làng tôi lập miếu thờ, ngày rằm mồng một đều ra thắp hương cầu khấn. Nhưng người đầu tiên phát hiện sự lạ này, phải kể đến vợ chồng anh Tư ở ngay đối diện miếu cây bàng đầu làng”. Tìm đến nhà anh Lê Đình Tư theo sự chị dẫn, chúng tôi gặp chị Trâm (vợ anh Tư – PV). Vừa hỏi về chuyện lạ của cây bàng đầu thôn, chị Trâm xúc động mạnh, như thể câu chuyện xảy ra hơn hai năm trước đến giờ vẫn còn khiến chị chưa hết sửng sốt.

Kéo tôi vào nhà, giọng chị Trâm ra chiều bí hiểm: “Cây bàng ấy thế mà thiêng lắm cô ạ”. Để minh chứng cho cái sự “thiêng” mà mình vừa nói, chị hào hứng dẫn chứng: “Hôm ấy là vào ngày mùng 6 tháng 6 năm 2010 (âm lịch), bão đổ bộ vào quê tôi. Tầm 5h chiều, gió bão đã giật cấp 9, cấp 10, cây cối đổ nghiêng ngả. Cây bàng ở đầu làng, trước cửa nhà tôi cũng đã đổ rạp, thân cây bật gốc nằm chắn ngang đường bê tông. Trời mưa bão nên tối rất nhanh. Mọi người tính là để sáng hôm sau sẽ cùng nhau “dựng” cây bàng đứng lên. Lúc 4h sáng, vợ chồng tôi tỉnh dậy để nấu cám cho đàn vịt ăn trước khi xuất chuồng, trông ra cây bàng thì đã thấy cây đã đứng yên vị trí cũ. Kinh ngạc quá, vợ chồng tôi hô hoán gọi mọi người đến xem sự lạ”.

Chuyện cây bàng bị gió bão quật ngã rồi tự... “đứng” thẳng vào sáng hôm sau quả là sự lạ lùng với những người làng Đa Đinh. Nhiều người dân tặc lưỡi bảo sống gần hết đời, họ chưa bao giờ chứng kiến câu chuyện khác thường đến dường ấy. Vì tin rằng cây bàng linh thiêng, dân làng quyết định quyên góp dựng miếu thờ. Mấy ngày sau cơn bão, ngôi miếu nhỏ đã được hoàn thành ngay dưới gốc bàng. Người ta còn cẩn thận khắc bia, đặt con rùa đá cạnh đó chứng thực, đồng thời khiến câu chuyện liên quan đến cây bàng, đến ngôi miếu thêm phần ly kỳ. Và những lời đồn thổi về một cây bàng thiêng cứ thế truyền tai nhau, đến bây giờ, “những người ở làng bên, xã bên cũng biết cả rồi”, chị Trâm rỉ tai tôi. 

Phát sinh nhiều đồn thổi tâm linh

Sau phút ngỡ ngàng vì cây bàng đổ biết… tự đứng thẳng dậy, người dân Đa Đinh bắt đầu rỉ tai nhau những đồn đoán về nguyên nhân của sự lạ này. Nghe đâu, một vài người cũng đưa ra kiến giải mang tính khoa học. Nhưng phần lớn người thôn Đa Đinh lại tin vào câu chuyện tâm linh, rằng cây bàng mọc trên nền đất của ngôi chùa cổ, trong đó thờ Đức Ông rất thiêng. Rồi cứ thế, câu chuyện “tam sao thất bản”, đồn qua người này, người khác khiến cả một miền quê yên bình phải xôn xao. Một người dân kể lại, những ngày râm ran câu chuyện về Đức Ông ứng vào chuyện cây bàng, nhiều người ban đêm không dám một mình đi qua đây nữa. Lũ trẻ, cứ tối đến là chui tọt trong nhà không dám lai vãng vì… sợ ngài quở.

Ông Lê Duy Trùi (79 tuổi), một bậc cao niên hiểu chuyện thì giải thích rằng: “Nguyên trước kia chỗ cây bàng là ngôi chùa Long Thượng năm gian, diện tích ước chừng hơn một mẫu. Trong chùa thờ bức tượng Đức Ông linh thiêng lắm”. Rồi ông Trùi miên man kể lại câu chuyện một người trong làng xưa vì “trót” say rượu mạo phạm Đức Ông mà bị hành đến thập tử nhất sinh. Cả nhà đi chạy chữa khắp nơi không khỏi, mãi sau có người mách mang lễ đến kêu cầu mới được tha chết!?
Thực hư chuyện cây bàng bị bão quật đổ biết… tự "đứng dậy"!   2

Theo ông Lê Đình Trùi, cây bàng và ngôi miếu đặt trên nền đất chùa Linh Thượng trước đây.

 
Những chuyện linh thiêng đầy “liêu trai” về Đức Ông còn được ông Vũ Đình Truông (79 tuổi) xác nhận bằng chính trải nghiệm bản thân. Ấy là hồi năm 1952, ông bị Pháp bắt đi làm bồi bàn cho tên Quan ba trên Phả Lại. Tết năm 1953, ông xin nghỉ để về quê ăn Tết. Thời gian này, ông được cán bộ Việt Minh vận động ở nhà, không theo Pháp nữa. Đợi mãi không thấy ông lên, bọn lính về làng truy tìm, phóng hỏa đốt nhà ông. “May là lúc đó, tôi đang ở cùng du kích xã, bố mẹ cùng các em tôi lánh nạn trên chùa. Bố tôi thắp hương khấn Đức Ông phù hộ. Chẳng hiểu sao, quân lính kéo đến cửa chùa rồi lại không vào lục lọi mà rút đi hướng khác. Thế là cả nhà tôi được sống”, ông xúc động kể lại.
Đến khoảng những năm 1958 – 1960, thực hiện phong trào bài trừ mê tín dị đoan, cũng như nhiều ngôi chùa khác, chùa Long Thượng bị phá để lấy gỗ dựng trường học. “Những người phá chùa ngày ấy thì sau đều mạt vận, phải bỏ mạng sớm, gia cảnh tan nát. Có người nổi điên”, ông Lê Đình Trùi hùng hồn cho biết. Sau này, đất chùa được người dân tận dụng chia lô trồng cấy, đắp đường giao thông. “Con rùa đá trước nằm ngay cạnh cổng chùa, vì nặng quá nên chúng tôi không di chuyển được. Nó vẫn nằm nguyên vị trí cũ như bây giờ”, ông Lê Duy Uyên, 80 tuổi, nguyên là chủ nhiệm hợp tác xã xác nhận.
 
Mong một kiến giải khoa học

Trao đổi cùng PV, ông Phạm Đình Mẽ, chủ tịch Hội nông dân xã An Bình cho biết: “Thú thực, dù tôi không mê tín nhưng cũng thấy thật khó để lý giải cho chính xác. Nếu cây bàng chỉ bị gió bão quật nghiêng thì có thể khi gió xoay chiều sẽ dựng cây bàng như vị trí cũ, đằng này cây bàng đã nằm rạp ra đường, chính mắt tôi đã trông thấy khi đi ngang qua, lại có thể đứng gần như vị trí cũ thì đúng là chuyện lạ!”. Ông Mẽ cũng đồng tình với trăn trở của anh Lê Đình Tư, rằng: “Chuyện gió bão đánh đổ rạp cây xuống đường, trong khi đường kính gốc cây khoảng 60cm, phía trên chia làm hai nhánh, mỗi nhánh cũng ước chừng 25cm vẫn là điều khó hiểu, nhất là khi cây bàng lại nằm ở vị trí khá “nhạy cảm” là đất chùa”.

Thực hư chuyện cây bàng bị bão quật đổ biết… tự "đứng dậy"!   3

Tấm bia ghi lại “tích” của cây bàng.

 
Ông Lê Duy Uyên - nguyên chủ nhiệm hợp tác xã An Bình thì bảo sống gần trọn cuộc đời ở làng, chứng kiến cả cái cảnh người ta phá chùa, sau gặp tai ương nhưng “đó có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên”. Ông cũng chẳng tin vào chuyện mê tín, cũng chẳng sùng bái thánh thần. Thế nên, việc người dân cho rằng cây bàng đổ rồi đứng dậy được vì mọc trên đất chùa thiêng chỉ là lý lẽ của những người mê tín. “Gió bão thì luôn đổi hướng. Lúc tối, gió thổi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Nhưng đến đêm, gió đổi chiều ngược lại thì tất yếu sẽ dựng được cây bàng lên”, ông Uyên phỏng đoán.

Cũng có một số ý kiến cho rằng, có thể trong đêm tối ai đã đã ra dựng cây bàng lên với dụng ý riêng hoặc tình cờ nhưng khi thấy dân làng thành kính thì không kể ra. Tuy nhiên, tất cả mọi những cách lí giải trên đều mang tính phỏng đoán nên người làng Đa Đinh hơn hai năm qua vẫn khói nhang thờ cúng, bàn tán không ngớt về cây bàng này. Ông Nguyễn Tô Củ, trưởng thôn Đa Đinh phân trần: “Việc lập miếu là đức tin của dân nhưng cũng làm chính quyền thêm một mối bận tâm”. Ông Củ thiết tha mong các nhà khoa học vào cuộc đánh giá hiện tượng lạ lùng này, giải cho chính quyền một “mối lo canh cánh bị kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền mê tín dị đoan trục lợi”.

Thu Thủy

tranmenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng trẻ em đuối nước tại Thanh Hóa

Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng trẻ em đuối nước tại Thanh Hóa

Xã hội - 11 phút trước

GĐXH – Trước tình trạng đuối nước ở trẻ em xảy ra liên tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có công điện giao các đơn vị vào cuộc để ngăn chặn tình trạng đuối nước trong tháng cao điểm mùa hè.

Câu chuyện xúc động đằng sau người phụ nữ chung sống với 2 chồng ở miền Tây

Câu chuyện xúc động đằng sau người phụ nữ chung sống với 2 chồng ở miền Tây

Đời sống - 12 phút trước

Mặc dù chị Tiền sống cùng lúc với 2 người chồng, nhưng gia đình luôn hạnh phúc. Hai người chồng của chị Tiền coi nhau như anh em ruột, thân thiết đến mức không thể rời nhau quá 5 ngày.

Kon Tum: Mức hỗ trợ hằng tháng mà thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sắp được hưởng

Kon Tum: Mức hỗ trợ hằng tháng mà thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sắp được hưởng

Pháp luật - 24 phút trước

GĐXH - HĐND tỉnh Kon Tum đã thông qua Nghị quyết về tiêu chí thành lập, số lượng thành viên và mức chi, một số chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Hà Nội: Phát hiện nam thanh niên tử vong nghi rơi từ chung cư Khu đô thị Linh Đàm

Hà Nội: Phát hiện nam thanh niên tử vong nghi rơi từ chung cư Khu đô thị Linh Đàm

Thời sự - 1 giờ trước

Rạng sáng 29/6, người dân khu HH2B Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, hốt hoảng phát hiện một nam giới nằm bất động dưới sân tòa nhà.

Ai được tăng lương hưu 2 lần từ 1-7-2024?

Ai được tăng lương hưu 2 lần từ 1-7-2024?

Đời sống - 1 giờ trước

Tổng kinh phí dự kiến để tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng 6 tháng cuối năm 2024 là hơn 16.200 tỉ đồng

Hình hài di tích tháp đôi Champa nghìn năm tuổi

Hình hài di tích tháp đôi Champa nghìn năm tuổi

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi tiến hành khai quật, khảo cổ, nhiều hiện vật có giá trị được tìm thấy tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc (Thừa Thiên Huế).

Xử phạt 50 triệu đồng quán bar bãi biển ở Hạ Long vì biểu diễn khiêu dâm

Xử phạt 50 triệu đồng quán bar bãi biển ở Hạ Long vì biểu diễn khiêu dâm

Đời sống - 2 giờ trước

Ngoài quyết định xử phạt trên, quán bar còn bị tạm dừng biểu diễn vũ công để phục vụ khách hàng.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi cần phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024?

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi cần phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2024, Luật Căn cước 2023 chính thức có hiệu lực. Người dân đổi sang thẻ căn cước cần lưu ý những gì?

10 điểm mới của Luật Căn cước và những lợi ích của thẻ căn cước có thể người dân chưa biết hết

10 điểm mới của Luật Căn cước và những lợi ích của thẻ căn cước có thể người dân chưa biết hết

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2024, Luật Căn cước 2023 sẽ bắt đầu có hiệu lực, trong đó có nhiều điểm mới đáng chú ý. Những điểm mới đó là gì?

23 năm tù cho kẻ sát hại người tình, phi tang thi thể vào bao tải

23 năm tù cho kẻ sát hại người tình, phi tang thi thể vào bao tải

Pháp luật - 3 giờ trước

Khi chị A. ngã phần đầu đập xuống nền nhà bất tỉnh, Thịnh tát nhẹ vào mặt nhưng không thấy phản ứng nên nghĩ chị A. đã chết. Sau đó, Thịnh buộc chân tay người tình lại, cho vào bao tải dứa rồi mang đi phi tang

Top