Thực hư nồi chiên không dầu sản sinh chất gây ung thư và đây là cách lý giải của chuyên gia!
GiadinhNet - Không có gì khẳng định chắc chắn là nồi chiên không dầu là "thủ phạm" trực tiếp gây bệnh ung thư. Vấn đề là ở bạn...
Nồi chiên không dầu là đồ dùng tiện ích có mặt ở hầu hết mọi gia đình. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về nội dung: Nồi chiên không dầu sẽ gây ung thư, khi ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh chất có chứa hàm lượng lớn acrylamide. Thậm chí, đến có tài khoản mạng xã hội có nhiều người theo dõi cũng chia sẻ thông tin này khiến người đọc cảm thấy hoang mang, lo lắng.
Trước thông tin này, TS.BS Trương Hoàng Hưng, hiện đang là bác sĩ tại bang Texas, Hoa Kỳ đã có bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thực hư về thông tin trên.
Chất acrylamide sinh ra từ đâu?
Acrylamide là một hóa chất được dùng nhiều trong công nghiệp dưới dạng polyacrylamide and acrylamide copolymers.
Trong thức ăn, acrylamide được tạo ra từ phản ứng của amino acid asparagine và đường ở nhiệt độ cao. Asparagine có trong các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, đặc biệt là khoai tây và các loại ngũ cốc.
Các loại thực phẩm có thể chứa acrylamide là: khoai tây chiên hay chip khoai tây, bánh mì, bánh làm từ bột ngũ cốc, cereal, cà phê. Ngoài ra acrylamide còn được tìm thấy trong khói thuốc lá.
Chúng ta tiếp xúc với acrylamide chủ yếu từ thức ăn và khói thuốc lá, mà khói thuốc lá chứa nhiều acrylamide hơn thức ăn. Lượng acrylamide trong máu người hút thuốc cao hơn 3-5 lần so với người không hút thuốc.
Lượng acrylamide trong thức ăn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nấu và nhiệt độ, nhiệt độ càng cao và nấu càng lâu thì càng nhiều acrylamide được tạo ra.
Giữa 3 phương pháp nấu ăn thì NCKD có nhiệt độ 120-180C, nướng có thể tới 320C, dầu chiên có thể lên tới 300C. Như vậy NCKD tạo ra acrylamide ít hơn so với chiên dầu và nướng.
Các thức ăn từ sữa, thịt, cá không tạo ra acrylamide khi được nấu ở nhiệt độ cao.
Chất acrylamide khi nào gây độc hại cho sức khỏe? nồi chiên không dầu có phải là "thủ phạm"?
Nghiên cứu trên động vật cho thấy Acrylamide khi cho vào nước uống ở liều cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trên một số cơ quan. Tuy nhiên các bạn cần chú ý ở đây có 2 vấn đề là liều cao và tăng nguy cơ. Có nghĩa là khi tiếp xúc với Acrylamide phải đủ nhiều và đủ lâu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Nói như vậy để khẳng định không phải cứ tiếp xúc với acrylamide là sẽ bị ung thư mà phải tiếp xúc nhiều trong thời gian dài thì sẽ được kết luận tỷ lệ ung thư sẽ cao hơn.
Đó là nghiên cứu trên động vật, còn các nghiên cứu trên người vẫn chưa thấy mối liên hệ rõ ràng là acrylamide sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trên người, do một khó khăn như là rất khó để định lượng được lượng acrylamide từ thức ăn của một người tiêu thụ. Hơn nữa độ hấp thu và chuyển hóa acrylamide trên cơ thể người cũng khác trên cơ thể động vật.
Tuy nhiên vì acrylamide có thể làm tổn thương cấu trúc DNA trên động vật nghiên cứu nên FDA đã xếp acrylamide vào loại hóa chất có hại cho sức khỏe và đưa ra các biện pháp nhằm giảm acrylamide trong thức ăn chứ không cấm.
Như vậy không có gì khẳng định chắc chắn là nồi chiên không dầu là thủ phạm trực tiếp gây bệnh ung thư. Vấn đề là ở bạn, khi bạn quyết định ăn thêm, ăn nhiều món chiên, trong đó có khoai tây chiên thì cũng đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận nạp thêm một chút acrylamide vào cơ thể dù là chiên dầu hay không dầu hoặc nướng.
Khi tôi nói vậy bạn lại nghĩ sẽ không ăn khoai tây chiên?. Không, tôi vẫn sẽ ăn chỉ là ăn điều độ và không ăn thường xuyên, khi chiên sẽ chiên nhanh hơn và ở nhiệt độ thấp hơn. Trong một nghiên cứu cho thấy hàm lượng acrylamide sẽ giảm tới 70-80% nếu bạn không để khoai tây lâu trong tủ lạnh, hoặc ngâm khoai tây trong dung dịch chứa giấm ăn pha loãng trước khi chiên, sấy khô nhanh bằng lò nướng với khí nóng sau khi chiên dầu.
Việc tránh acrylamide hoàn toàn là một chuyện bất khả thi, trong một khảo sát trên hàng ngàn người ở Mỹ, 99.9% mẫu máu có dấu vết của acrylamide, nhưng cho dù là vậy thì quan trọng vẫn là liều lượng và bạn sử dụng và cách bạn chế biến. Bởi thực tế cho thấy thuốc và độc chất chỉ khác nhau ở liều lượng mà thôi.
Do vậy, trước khi quyết định làm gì sau khi đọc tin trên mạng các bạn nên tìm hiểu kỹ nhất là những thông tin liên quan đến sức khỏe để tránh lo lắng không đáng có.
Tại sao đi bộ nhanh sau khi ăn lại quan trọng?
Sống khỏe - 1 phút trướcĐi bộ nhanh sau ăn có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng năng lượng, kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cường trao đổi chất…
8 loại carbohydrate tốt nhất cho bữa sáng để giảm cân
Sống khỏe - 2 giờ trướcCác chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn sáng đúng cách, chọn đúng thực phẩm sẽ góp phần giảm cân hiệu quả.
Người đàn ông 47 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện u tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tủy có triệu chứng đau lưng kéo dài, cảm giác tê rát ở nửa cánh tay trái, đặc biệt đau tăng khi ho hoặc vận động mạnh.
Chó cắn đứt rời môi dưới của người đàn ông
Sống khỏe - 16 giờ trướcSau 1 tháng bị chó cắn đứt rời môi dưới khiến sinh hoạt gặp nhiều trở ngại, người đàn ông được đưa đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
9 tác dụng phụ của thuốc nhất định không được bỏ qua
Sống khỏe - 18 giờ trướcCác tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Đa số các tác dụng phụ thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng một số tác dụng phụ của thuốc không bao giờ được bỏ qua...
Vitadairy đồng hành cùng hội nghị Vietspen về dinh dưỡng trong ung thư, bệnh lý nặng và sau xuất viện giúp hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị
Sống khỏe - 19 giờ trướcCông ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam hân hạnh là nhà tài trợ vàng cho Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4 do Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam (VietSPEN -Viet Nam Society for Parenteral Enteral Nutrition) tổ chức.
Kỳ diệu: Bé gái chào đời khỏe mạnh với 9 vòng dây rốn quấn cổ
Mẹ và bé - 21 giờ trướcGĐXH - Một bé gái nặng 2,5kg đã chào đời khỏe mạnh dù bị 9 vòng dây rốn quấn cổ. Các bác sĩ đã nhanh chóng tháo gỡ và cắt bỏ từng vòng dây rốn để 'giải cứu' em bé.
7 dấu hiệu phổ biến nhất khi thiếu vitamin C, cần bổ sung ngay
Sống khỏe - 23 giờ trướcVitamin C là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, giúp tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương và nhiều lợi ích khác…
Hóc xương cá, người đàn ông 69 tuổi ở Hải Dương phải nhập viện vì cố làm điều này
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Cố gắng lấy xương cá bị hóc, người đàn ông 69 tuổi ở Hải Dương đã phải nhập viện với chẩn đoán phù nề hạ họng, thanh quản.
Viêm phổi gia tăng mùa lạnh, nên ăn và nên tránh những thực phẩm nào?
Sống khỏe - 1 ngày trướcThời tiết lạnh là một yếu tố nguy cơ khiến bệnh viêm phổi gia tăng. Bên cạnh tuân thủ điều trị cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng để kiểm soát bệnh, giúp người bệnh mau hồi phục.
Bé 7 tuổi ở Quảng Ninh may mắn được điều trị dậy thì sớm từ dấu hiệu nhiều cha mẹ Việt bỏ qua
Mẹ và béGĐXH - Dù bất ngờ với chẩn đoán con gái 7 tuổi bị dậy thì sớm, nhưng gia đình cảm thấy may mắn khi con được chẩn đoán chính xác, kịp thời và điều trị đúng hướng.