Thuốc quý trong vườn trị bệnh ngày Tết
GiadinhNet - Vườn nhà thường có nhiều loại cây cỏ vừa là thực phẩm, gia vị vừa là dược liệu quý. Nếu biết tận dụng nguồn dược liệu quý này, những chứng đầy bụng khó tiêu, ngộ độc thực phẩm, cảm sốt, thậm chí cả bị rắn cắn, cũng không còn đáng lo ngại.

Những món ăn bài thuốc dân gian dưới đây đều có nguyên liệu từ những cây cỏ quen thuộc trong vườn nhà. Chúng đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng khi quá chén, khi bị nôn, cảm cúm hoặc ngộ độc thực phẩm.
Chữa đầy bụng khó tiêu, ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Khi bị đầy bụng khó tiêu, ngộ độc thực phẩm, có thể áp dụng các bài thuốc sau:
- Nước nụ vối có thể chữa được tiêu chảy. Cách làm: nụ vối, vỏ lựu, gừng (mỗi loại 5-10g) rửa sạch cho vào nồi, thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2-3 ngày.
- Quất tươi chín 100g, 500ml rượu trắng, ngâm khoảng 2 tuần là dùng được. Uống 15-20ml rượu quất trước mỗi bữa ăn có tác dụng chữa đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
- Pha vài giọt rượu bạc hà hoặc alcool de menthe trong nước ấm, uống ngay, có công dụng trị đau bụng khó tiêu.
- Lá tía tô 100g, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống vài lần trong ngày.
- Uống 3-6 giọt tinh dầu sả chữa đau bụng đầy hơi. Hoặc lấy sả tươi 30-50g đun sôi, uống nóng 2-3 lần trong ngày.
- Nếu bị chướng hơi, nấu vài nụ đinh hương lấy nước uống.
- Ngày Tết nếu bị đau bụng, uống một cốc trà nghệ sẽ thấy dịu ngay.
- Một vài lá húng quế trong các món ăn giúp tăng cường hoạt động của bộ máy tiêu hóa, chống đầy hơi chướng bụng.
- Gừng có thể giúp giải độc nhanh khi ngộ độc thực phẩm. Nếu gấp, chỉ cần giã vài lát gừng hoặc một muỗng bột gừng pha trong một cốc nước ấm rồi uống ngay.
- Một vài lát vỏ quýt sẽ giúp tăng tiết dịch vị, nhờ đó dễ tiêu hóa thức ăn, chống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa.
Chữa ngộ độc rượu ngày Tết

Một số bài thuốc dưới đây có tác dụng giải rượu, chữa ngộ độc rượu:
- Nhiều nghiên cứu khẳng định măng tây có công dụng làm phá vỡ nồng độ cồn trong cơ thể. Khi uống rượu, đặc biệt vào ngày Tết, nên ăn kèm măng tây tươi để giúp giã rượu nhanh hơn.
- Mua một nắm ngó sen tươi để sẵn, khi cần giã vắt lấy nước uống, có thể giải độc rượu.
- Uống nước nấu từ hoa sắn dây sẽ thấy tỉnh táo hơn.
- Nhai vài ngọn rau muống tươi cũng có tác dụng giải độc rượu.
- Lấy một nắm đậu xanh khô, dùng nước sôi rửa sạch rồi giã nát. Hòa lượng đậu xanh đã giã này vào một ít nước sôi rồi gạn lấy nước để uống giải rượu.
- Nếu bị say kèm theo đau đầu thì dùng rau cần tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước uống.
- Ăn một trái lựu hoặc giã nát, gạn lấy nước để uống.
- Ăn cháo đậu xanh, cháo đậu đen hoặc cháo sắn dây. Ăn khi nóng hay để nguội đều được.
- Uống trà Artichaud để hỗ trợ gan thải độc nhanh hơn.
- Bí quyết khi uống rượu của người Nhật là nên ăn kèm món đậu hũ hoặc giá sống. Đó là vì các thực phẩm này có chứa nhiều vitamin B1 - loại vitamin giải rượu tốt nhất.
Chữa cảm sốt
Nếu bị cảm sốt, bạn có thể:
- Lấy vài nhánh lá hương nhu, giã dập rồi đun trong trà, uống mỗi ngày sẽ chống được các bệnh này. Trong trường hợp sốt cấp tính, lấy nước sắc lá trộn thêm một ít bột thảo quả, hòa trong ½ lít nước. Thêm đường và sữa vào uống sẽ hạ nhiệt ngay lập tức. Người ta dùng dịch chiết lá hương nhu để hạ sốt, cứ 2-3 giờ uống một lần. Đặc biệt nên dùng bài thuốc cho trẻ em.
- Trà sả: Nếu bị cảm sốt do trở trời hoặc trúng nắng, lấy sả đã phơi khô đun sôi trong nước rồi uống nước bỏ xác, ngày uống 2-3 lần.
- Cháo kinh giới, tía tô: nấu cháo thật nóng, bỏ vào một nắm tía tô, kinh giới đã thái thật nhỏ, nêm chút muối cho vừa ăn, ăn lúc nóng.
- Cháo gừng hành ăn lúc nóng cũng có công dụng trị cảm sốt.
- Đun sôi nồi xông bằng các loại lá như sả, ngũ trảo, hương nhu, ngải cứu, tràm… sau đó xông để hạ sốt và giảm đau nhức mình mẩy.
Chữa rắn cắn, côn trùng đốt
Một số bài thuốc chữa rắn cắn, côn trùng đốt là:
- Lá lưỡi cọp với rễ cỏ may: giã rồi đắp ngay vào chỗ rắn độc cắn sau khi đã làm ga-rô.
- Bài thuốc dân gian gồm cây kim vàng và phèn chua: sơ cứu bằng cách buộc ga-rô trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn, hút bỏ máu bầm. Giã mịn 20g lá kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15-30 phút uống một lần, sau đó 2 giờ uống một lần tùy mức độ nặng nhẹ. Ngưng uống khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2-3 ngày. Nếu vết thương nhiễm trùng thì phải sử dụng kháng sinh.
- Lá cối xay: giã nát, đắp vào chỗ bị rắn cắn.
- Cây kim vàng: lấy đọt non nhai rồi đắp vào chỗ bị rắn cắn. Cách khác: vắt lấy nước uống, lấy bã đắp vào vết thương, cứ 30 phút làm một lần, 5-6 lần trong ngày.
- Rau om 15g, xuyên tâm liên 25g, giã nát rồi thêm ít rượu nếp, vắt nước uống. Nên lấy phần bã để đắp vết thương.
- Cây trạng nguyên: Lấy vài cành lá của cây, giã đắp lên vết rắn cắn cũng mang lại hiệu quả.
- Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Lấy phần bã đắp vào nơi vết cắn và băng lại (làm sớm để kết quả tốt).
Kinh tế phát triển điều kiện sinh hoạt của người dân ngày một nâng cao kéo theo thói quen xấu là tình trạng lạm dụng rượu, đặc biệt ở những ngày lễ, Tết. Theo thống kê từ các bệnh viện, rượu cùng rối loạn đường tiêu hóa là nguyên nhân của khoảng 90% trường hợp cấp cứu trong mấy ngày Tết.
DS. Lê Kim Phụng
Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 9 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 18 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 21 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.