Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiến sỹ văn học chỉ ra những điểm "còn thiếu" trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội

Thứ bảy, 22:23 12/06/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Theo TS Trịnh Thu Tuyết, cách ra đề Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 tại Hà Nội đã lặp đi lặp lại hàng chục năm, không gây bất ngờ, hứng thú với học trò.

Nhận xét chung về đề thi môn Ngữ văn trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2021 - 2022 sẽ là: Đề vừa sức, không đánh đố học sinh, có tính phân loại ngay trong cấu trúc quen thuộc, kiểm tra đúng những đơn vị kiến thức và kĩ năng cơ bản trong chương trình…

Nguyên nhân của nhận xét trên xuất phát từ kết quả khảo sát hệ thống đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn lớp 10 THPT hàng chục năm qua tại Hà Nội hầu như không có thay đổi từ cấu trúc tới tính chất, mức độ, kiểu dạng các câu hỏi. Sự thay đổi trong cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn từ năm 2011 tới nay chỉ xê xích một chút ít ở quỹ điểm, hoặc 7/3, hoặc 6/4; ở thứ tự phần kiểm tra kiến thức nghị luận văn học và nghị luận xã hội trước hay sau…

Không khó để nhận ra sự lặp lại trong nội bộ cấu trúc hai phần của đề thi - hơn chục năm qua, cả hai phần đều có cùng một kiểu dạng với sự kết hợp giữa câu hỏi đọc hiểu và yêu cầu viết đoạn văn. Hai phần trong cấu trúc đề, dù hướng tới nghị luận xã hội hay nghị luận văn học, chủ yếu sử dụng ngữ liệu phần đọc hiểu là một trích đoạn văn học trong sách Ngữ văn lớp 9. Sau mỗi ngữ liệu đọc hiểu là yêu cầu viết một đoạn văn, cấu trúc ấy cứ lặp đi lặp lại trong hàng chục năm, sẽ tạo tâm lý học tủ, hạn chế cảm hứng sáng tạo cho học trò.

Tiến sỹ văn học chỉ ra những điểm còn thiếu trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội - Ảnh 2.

Đề thi chính thức môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2021 tại Hà Nội.

Đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn năm 2021, phần nghị luận văn học cũng sử dụng ngữ liệu đọc hiểu và nghị luận là đoạn trích trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, phần nghị luận xã hội cũng là một trích đoạn trong sách Ngữ văn lớp 9, tập 2.

Phần thứ nhất gồm 3 câu hỏi kiểm tra các kiến thức về bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu. Câu hỏi số 1 kiểm tra những kiến thức về tác giả, tác phẩm (năm sáng tác bài thơ, tên tập thơ); câu hỏi số 2 kiểm tra kỹ năng viết đoạn văn theo những yêu cầu cụ thể về nội dung và hình thức được xác định trong câu lệnh; câu hỏi 3 kiểm tra kỹ năng thông hiểu và cảm thụ văn học... Đó là những đơn vị kiến thức và kỹ năng quen thuộc với cấp THCS nên chắc chắn sẽ không làm khó cho các em.

Tôi muốn suy nghĩ nhiều hơn về cách hiểu hai chữ "đồng chí" trong bài thơ cùng tên, từ yêu cầu viết đoạn văn trong câu hỏi số 2: "làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng". Câu lệnh này yêu cầu học sinh phân tích những yếu tố cơ bản nhất làm cơ sở cho tình đồng chí, cơ sở xuất phát từ cách hiểu ý nghĩa của từ "đồng chí" - một từ Hán Việt quen thuộc.

Tiến sỹ văn học chỉ ra những điểm còn thiếu trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội - Ảnh 3.

TS Trịnh Thu Tuyết - nguyên Giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.

Đây cũng là những kiến thức các thầy cô giảng bao nhiêu năm nay và chắc chắn học trò đã thuộc lòng: tình đồng chí xuất phát từ sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ đói nghèo, cùng chí hướng cầm súng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước, những con người hiểu nhau, thương nhau và có thể chia sẻ với nhau như những người tri kỉ…! Những điều đó không sai, nhưng nếu quá nhấn mạnh sự đồng cảm/ đồng cảnh, liệu có khiến ý nghĩa của hai chữ "đồng chí" bị giới hạn hẹp lại?

Học sinh phải hiểu họ là những người cùng chí hướng, còn sự xuất thân của họ chỉ là một trong những yếu tố tạo nên sự đa dạng, phong phú của cuộc sống, cách hiểu ấy khiến học sinh được tiếp xúc đồng thời với những người lính ra chiến trường vẫn canh cánh với "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay" và những chàng trai hào hoa lãng mạn dằn lòng ra đi, bỏ lại cả một Hà Nội "Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"… Cách hiểu này khiến khái niệm "đồng chí" rộng hơn.

Cũng cần lưu tâm hơn tới việc thay đổi quan niệm khi thể hiện yêu cầu trong các câu lệnh. Để phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo cho học trò, nên tạo những câu hỏi mở thực sự, tránh định hướng, cần có niềm tin vào khả năng tư duy và cảm thụ của các em thay vì đặt các em trước một hành lang hẹp, ví dụ câu hỏi số 3 của phần 1:"Đoạn cuối bài thơ có một hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi: "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới".

Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ?. Nếu thay bằng cách hỏi không vạch sẵn đường đi nước bước, ví dụ: "Hãy trình bày cảm nhận của em về hình ảnh những người đồng chí qua hình ảnh cuối bài thơ: "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", học sinh sẽ được dành một khoảng không gian rộng cho những suy ngẫm, liên tưởng, cảm nhận độc lập, các em cũng tránh được cách học tủ, học theo văn mẫu đã quá nhàm chán bao lâu nay!

Câu hỏi số 2 phần nghị luận xã hội có lẽ cũng nên diễn đạt lại cho logic hơn khi "Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người" là một câu hỏi, chưa phải ý kiến. Dó vậy, có thể yêu cầu một câu lệnh phù hợp hơn, ví dụ: "Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi để trả lời câu hỏi: "Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?".

Văn chương luôn hướng tới cái Đẹp, và cái Đẹp luôn cần sự mới mẻ cùng một khoảng trời tự do cho suy tưởng và cảm nhận! Và các đề văn càng cần điều đó!

TS Trịnh Thu Tuyết

(Nguyên Giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội)

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng

Đời sống - 50 phút trước

GĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc

Thời sự - 53 phút trước

Nhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

3 con giáp có tốc độ phát triển cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh trong thời gian này

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia, đây là 3 con giáp dự báo có những thay đổi tích cực thời gian này. Tốc độ phát triển của các con giáp theo cấp số nhân, tài lộc rủng rỉnh.

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Xã hội - 3 giờ trước

Tháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Xã hội - 3 giờ trước

Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Top