Tiếng đàn Việt Nam ở xứ sở Dracula
GiadinhNet - IGF - Liên đoàn Văn hóa dân gian quốc tế tại Romania, hằng năm đều tổ chức lễ hội quốc tế văn nghệ dân tộc. Tiến sĩ Triết văn, nhà thơ Dorel Cosma là Chủ tịch liên đoàn, ông là một trong những sáng lập viên lễ hội âm nhạc folklor từ 24 năm nay tại thành phố Bitrita, cách Clu-Napoca, thủ phủ vùng Transilvania hơn 100 cây số. Dãy núi Carpati từng gắn với nhiều truyện dân gian huyền bí và nhân vật Quỷ Dracula nổi tiếng.

Tiết mục biểu diễn đàn Kloongput. Ảnh: TGCC
Lễ hội diễn ra ở khắp nước Romania, vào những tuần khác nhau dịp Hè để phục vụ người dân. Năm nay, lễ hội mở đầu đã diễn ra tại Bitrita. Bitrita thuộc vùng núi nên thoát đợt nóng dữ dội vừa qua tại châu Âu. Đoàn Việt Nam từ thành phố Grenoble (Pháp) bay sang. Vừa đến, các diễn viên đã xắn tay vào chuẩn bị lễ khai mạc. Chuyến bay chậm cả tiếng khiến cả đoàn mệt, lại phải lo vận chuyển nhạc cụ, đạo cụ ….
Trước khi biểu diễn, IGF tổ chức riêng cuộc họp mặt vào buổi sáng, với đại diện 20 nước như: Mexico, Argentine, Hungary, Séc, Ukraine, Ba Lan… Việt Nam là nước châu Á duy nhất tham dự. Sự cố gắng của Trung tâm Văn hóa Việt Nam (CCV) tại Pháp rất lớn. Với số người ít ỏi, anh em phải chia nhau ra làm việc. Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiêm Xuân Đông vất vả gần hai giờ đêm mới đến được khách sạn, chập chờn ngủ vài tiếng lại vội vã đến dự họp.
Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí văn hóa dân gian vui vẻ. Sau lời phát biểu của ông Chủ tịch đến đại diện một số nước, giới thiệu chương trình sắp tới và mời các nước tham gia.

Hình ảnh đoàn nghệ thuật Việt Nam trình diễn ở Bitrita
Phát triển và gìn giữ văn hóa dân gian là một việc rất khó khăn trong xã hội khoa học tiến bộ. Thanh niên mê nhạc hiện đại như Rock, Rap, rất ít quan tâm đến nhạc dân tộc. Những người làm văn hóa dân gian gặp vô số khó khăn để tồn tại, giữ được hồn dân tộc trong quá trình hội nhập vào thế giới. Con thuyền chở văn hóa dân gian dễ tròng trành giữa cơn sóng lớn văn hóa đầy sôi động hấp dẫn hiện đại giữa thời nhạc số, công nghệ số. Sáng kiến của ông Dorel Cosma đã được Hội văn nghệ dân gian nhiều nước ủng hộ, trong đó có Việt Nam.
Với kinh phí còn hạn hẹp, TTVHVN tại Pháp đã tạo một chỗ đứng và một sân chơi cho các nghệ sĩ nhạc dân tộc. Đặc biệt, NSƯT, đạo diễn Tăng Thanh Sơn luôn tâm nguyện đưa văn nghệ dân tộc ra trường quốc tế vì bản thân anh và gia đình có nhiều gắn bó với đàn dân tộc. Anh lăn lộn với các đoàn, đạo diễn chương trình kiêm diễn viên. Đến lễ hội, mới thấy anh rất nhiệt tình và đầy cá tính. Sân khấu biểu diễn chỉ chủ yếu dành cho múa, hai cánh gà dành cho nhạc công. Đàn dân tộc Việt Nam toàn bằng tre như K'longput, T’rưng, đàn Angkung, Phong tiêu… đòi hỏi chỗ biểu diễn rộng. Những loại đàn này cần bộ tăng âm và micro, nếu không sẽ không thể đủ vang giữa sân khấu ngoài trời. Ban tổ chức lúc đầu rất khó khăn bố trí micro lên sân khấu vì họ chỉ chuẩn bị cho nhảy múa. Một số nghệ sĩ thấy khó khăn tính chùn bước, chấp nhận chơi ở cánh gà song đạo diễn Tăng Thanh Sơn dứt khoát không, vì anh muốn khán giả phải biết đến âm nhạc, nhạc cụ dân tộc Việt Nam đa dạng và tâm hồn người Việt lãng mạn, đa cảm. Sự thuyết phục của anh và khát vọng đưa tiếng đàn độc đáo Việt Nam ra được thế giới đã thành công ở Bitrita. Ban tổ chức cuối cùng đã chấp nhận, dù cô người Romania phiên dịch bực vì sự bướng bỉnh của đạo diễn và chỉ muốn đoàn Việt Nam chấp nhận không đòi hỏi. Sự khó tính và rất chuyên môn của anh Sơn làm Ban tổ chức có vẻ khó chịu; song khi thấy thành công của đoàn Việt Nam họ đều nể anh. Có lẽ vì thế, khi Tăng Thanh Sơn dẫn đoàn Việt Nam đến dự lần thứ hai, anh được ông Chủ tịch đón rất nồng nhiệt. Khi tiếng đàn dân tộc của NSND Đỗ Lộc, xen lẫn tiếng sáo điêu luyện của Đinh Linh, tiếng đàn của NSƯT Trần Văn Hai và Kim Quang, Đặng Thanh Ngọc cùng với điệu nhảy giã gạo Tây Nguyên... được khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Hầu hết văn nghệ các dân tộc là điệu nhảy tưng bừng ca ngợi tình yêu trai gái, vui vẻ, sôi động, với nhịp giày vang trên sân khấu, tiếng đàn của các nghệ sĩ Việt Nam như giọt mưa thu thánh thót làm không khí dịu mát sau điệu nhảy hừng hực bốc lửa của Mexico, Lviv(Ukraina). Một gian hàng Việt bày nón với các thiếu nữ đứng hát các bài dân ca đã thu hút trẻ em và khách đến lễ hội.

Tác giả và ông Dorel Cosma.
Ông Chủ tịch IGF hăng hái đôn đốc khắp nơi. Ông nói tiếng Anh, tiếng Đức thông thạo. Buổi họp mặt các đại diện các nước, ông còn đứng ra hát ba bài quen thuộc nổi tiếng của Romania về tình yêu, hạnh phúc. Một vài đại diện vui vẻ ra nhảy và hát. Giám đốc Nghiêm Xuân Đông cao hứng tranh thủ giới thiệu tính cập nhật của văn nghệ Việt Nam đang hòa mình vào văn hóa thế giới, hát hai câu tiếng Việt dựa theo nền nhạc dân tộc Ý.
Mỗi thành phố, lễ hội mang tên khác nhau tượng trưng cho chính họ. Lễ hội văn nghệ dân gian lại mang tên "Lễ cưới Nunta zamfiei". Phong tục của người Romania nói riêng và của thế giới nói chung, ngày cưới là ngày vui nhất trong đời và mọi người sẵn sàng tha thứ nhau và vui hết cỡ. Cái tên "Lễ hội cưới" mang thông điệp vừa dân gian và vừa kêu gọi: "Hãy vui đi!". Văn hóa mỗi nước khác nhau, nhưng đến lễ hội cưới phải vui, hòa mình và mở rộng lòng chào đón nhau. Văn hóa là chiếc cầu nối tuyệt vời của hòa bình giữa các dân tộc. Lễ hội cưới cũng là tên bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Gheorgiu Cosnu. Tượng của ông được đặt ngay công viên bên lối đi cạnh cung điện Văn hóa Bitrita. Hai câu thơ của ông như nói hộ những người làm Folklore nói chung khi khởi đầu rất e ngại, nhưng vào cuộc lại không muốn dừng vì thấy vui và giá trị lan tỏa như lễ hội đám cưới ở đây vậy. Trẻ già đều vui, gái trai đều nhảy múa vào cuộc: "Thật khó để những người đứng tuổi bắt đầu tham gia,/Nhưng khi đă bắt đầu, họ khó lòng dừng lại!"

Múa nón.
Mỗi một nước, một nền văn hóa như những bông hoa đua sắc. Chủ tịch Hội Văn hóa dân gian Pháp Nicolas Charlety đùa mà đầy ý nghĩa trong buổi họp gặp gỡ IGF: "Chúng tôi sẽ tổ chức lễ hội dân gian ở một thành phố gần Mont Blanc. Chúng tôi không sợ thua các bạn ở Romania tổ chức ở Bitrita. Các bạn có núi cao, chúng tôi có thể thua độ cao nhưng điệp trùng hơn nhé!". Mọi người cười vui. Ông Charlety đã lên kế hoạch mời Việt Nam là đại diện cho văn nghệ dân gian châu Á ở đây.
Giám đốc Nghiêm Xuân Đông lên nhận kỷ niệm chương ghi nhận những đóng góp cho tổ chức văn nghệ dân gian thế giới. Anh khiêm tốn thừa nhận: "Tôi chỉ thay mặt nhận cho tất cả những người tiền nhiệm và hiện đang công tác ở TTVHVN tại Pháp". Quả thật, các cán bộ CCV mà tôi từng biết từ đợt trước và một số hiện nay vẫn làm việc đều có khát vọng chung là đem văn hóa văn nghệ Việt Nam ra thế giới và để văn nghệ sĩ có dịp học hỏi thêm. Mỗi cá nhân tham gia lễ hội đều cố gắng làm sao cho thế giới yêu Việt Nam qua văn hóa nghệ thuật.
Không kém Mont Blanc của Pháp, núi đá Hà Giang, Cao Bằng của Việt Nam rất hùng vĩ, trùng điệp và văn hóa dân gian Việt Nam từ các tỉnh vùng cao xuống đồng bằng đều đặc sắc, phong phú. Hy vọng trong tương lai, Việt Nam sẽ là nước châu Á tổ chức hoành tráng Lễ hội văn nghệ dân gian quốc tế. Văn hóa dân gian Việt Nam lúc đó sẽ có mặt khắp nơi.
TS Trần Thu Dung (Paris)

105 tác phẩm kể chuyện sau ngày thống nhất tại TP.HCM
Giải trí - 9 giờ trướcTriển lãm giới thiệu 105 tác phẩm, bao gồm: Tranh, tượng, ký họa được tuyển chọn từ kho lưu trữ của Bảo tàng và sáng tác của các nghệ sĩ thuộc Câu lạc bộ Truyền thống Mỹ thuật Giải phóng.

Món quà đặc biệt của nhạc sĩ Sa Huỳnh nhân ngày sinh nhật Bác
Giải trí - 9 giờ trướcNhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, nhạc sĩ Sa Huỳnh đã gửi tặng Bảo tàng TP Hồ Chí Minh bản độc tấu piano mang tên “Khúc tre thương nhớ Bác Hồ”.

Con gái 4 tuổi của Bảo Thanh gây chú ý với bộ đồ đơn giản trong lần đầu tổ chức sinh nhật
Giải trí - 10 giờ trướcGĐXH - Con gái 4 tuổi của diễn viên Bảo Thanh gây chú ý khi lần đầu tiên được bố mẹ tổ chức sinh nhật.

Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng vượt mặt dàn mỹ nhân thế giới nhận tin vui
Giải trí - 10 giờ trướcGĐXH - Miss International Huỳnh Thị Thanh Thủy "vượt mặt" nhiều mỹ nhân thế giới vào top 6 Timeless Beauty 2024 (Nhan sắc vượt thời gian).

Hoa hậu quê Nam Định sở hữu 2 vương miện giờ tận hưởng cuộc sống ra sao ở tuổi 29?
Giải trí - 11 giờ trướcGĐXH - Kỳ Duyên quê Nam Định, là người đẹp sở hữu vương miện danh giá của 2 cuộc thi nhan sắc lớn nhất ở Việt Nam. Hiện tại, ở tuổi 29, người đẹp Thành Nam có cuộc sống vạn người mơ.

Doanh nhân Đỗ Quang Vinh có cuộc sống như thế nào trước khi có thêm con?
Giải trí - 13 giờ trướcGĐXH - Doanh nhân Đỗ Quang Vinh - anh chồng Đỗ Mỹ Linh mới đây đã có thêm con ở Mỹ. Trước khi có tin vui, cuộc sống của anh ra sao?

Điều bất ngờ về diễn viên đẹp trai như 'nam thần Hàn Quốc' trong phim 'Cha tôi, người ở lại'
Giải trí - 14 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Thái Vũ đã đảm nhận tốt vai diễn của mình trong phim "Cha tôi, người ở lại" phát sóng trên kênh VTV3.

Vai phụ của NSND Công Lý
Giải trí - 14 giờ trướcSau bạo bệnh, NSND Công Lý chưa thể đảm nhận những vai có nhiều lời thoại. Anh chủ yếu diễn xuất bằng ánh mắt, biểu cảm trên khuôn mặt. Trong "Cha tôi, người ở lại", vai phụ của NSND Công Lý dù ít thời lượng lên hình nhưng vẫn nhận nhiều lời khen.

Biểu cảm hài hước của bé Thị Tằm nhà Thu Quỳnh khi chính thức 'có tuổi'
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Thu Quỳnh chia sẻ khoảnh khắc con gái Thị Tằm tròn 1 tuổi, nét biểu cảm hài hước đáng yêu khiến fan thích thú.

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng
Xem - nghe - đọc - 16 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi "Cha tôi người ở lại" kết thúc, Lương Thu Trang tiếp tục vào vai chính phim "Dịu dàng màu nắng" phát sóng trên VTV1.

Chủ tịch ACB và doanh nhân Cường 'Đô la' vào chúc mừng doanh nhân Đỗ Quang Vinh lần nữa lên chức bố
Giải tríGĐXH - Doanh nhân Đỗ Quang Vinh mới đây chia sẻ niềm vui được lên chức bố lần thứ 2. Sau dòng thông báo, anh nhận được lời chúc từ nhiều doanh nhân nổi tiếng như Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy hay đại gia phố núi Cường "Đô la".