Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiết dê đặc biệt tốt cho sức khỏe: Ai nên ăn, ai nên tránh?

Thứ tư, 11:00 20/06/2018 | Sống khỏe

Đây là những "bí mật" xoay quanh món tiết dê, công dụng và giá trị dinh dưỡng. Ai nên ăn, ai nên tránh, chế biến thế nào sẽ có lợi cho sức khỏe? Hãy cùng xem câu trả lời.

tốt là nhờ công dụng bổ máu, hoạt huyết, khỏe mạnh toàn thân

Tiết dê là một thực phẩm khá phổ biến, cách chế biến cũng rất đa dạng, phương thức nấu khác nhau sẽ cho hương vị khác nhau, rất thu hút khẩu vị của nhiều người. Không những thế, tiết dê là món ăn tươi ngon, công dụng vô cùng mạnh mẽ.

Sau đây là những "bí mật" xoay quanh món tiết dê, công dụng và giá trị dinh dưỡng không phải ai cũng biết.

Theo nghiên cứu của Đông y, thói quen của đại đa số người khi ăn thịt dê đều ăn kèm thêm tiết dê. Vì thế, tác dụng của thịt dê cũng được rất nhiều người quan tâm. Đông y cho rằng, thịt dê có tính ấm và ngọt, là một thực phẩm tuyệt vời để bồi bổ sức khỏe.

Điều đáng chú ý là thịt dê bổ dương, tốt cho thận nhưng lại khá nóng. Vì vậy bạn không nên ăn cùng lúc số lượng quá nhiều, mùa hè lại càng nên ăn chừng mực.

Theo nghiên cứu của Đông y Trung Quốc, toàn bộ các phần trên thân dê đều là một kho báu. Thịt, tiết, xương, gan, sữa, mật… và các bộ phận khác đều vô cùng hữu ích đối với con người. Ngoài tác dụng làm thực phẩm, thực phẩm từ dê còn có thể làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh, có giá trị dược liệu rất cao.

Tiết dê đặc biệt tốt cho sức khỏe: Ai nên ăn, ai nên tránh? - Ảnh 1.

Đông y cho rằng, tiết dê có vị mặn tính bình, có tác dụng loại bỏ các chất thải ùn ứ trong cơ thể, cầm máu. Phụ nữ sau sinh nên ăn tiết dê để bồi bổ khí huyết vô cùng hiệu quả. Người có vết thương chảy máu ngoài da, người bị các vết thương do kim loại làm rách da cũng có thể ăn tiết để nhanh chóng hồi phục.

Tiết dê có giá trị dinh dưỡng khoảng 120 kcal (501 kJ)/100 g. Thành phần chính của tiết dê gồm có 4/5 là nước, đa dạng các chất protein, một lượng nhỏ chất béo (bao gồm phospholipid và cholesterol), glucose và các muối vô cơ. Protein chủ yếu là hemoglobin, tiếp theo là albumin huyết thanh, globulin huyết thanh và một lượng nhỏ fibrin.

Tác dụng chính là bổ huyết ích khí, cầm máu, mát máu, hoạt máu, thông ứ, giúp hệ thống huyết mạch trong cơ thể lưu thông thuận lợi và linh hoạt. Tiết phù hợp để hỗ trợ chữa các loại bệnh như: Thiếu máu gây chóng mặt, đau đầu, gan nóng gây ra chứng nhức đầu, thiếu máu trong gan, phụ nữ sau sinh mắc chứng máu nóng, thiếu máu.

Cần ăn bổ sung tiết dê khi gặp những triệu chứng bệnh sau: Chóng mặt thoáng qua, chóng mặt khi thay đổi tư thế, thiếu máu do thiếu sắt, đau đầu, bệnh nhi thiếu máu sinh lý.

Ngoài ra, tiết dê còn có tác dụng làm cầm máu, tiêu ứ đờm, giải độc. Chỉ định điều trị các chứng bệnh như nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu đường ruột, xuất huyết sau sinh, vết bầm tím và chảy máu bất ngờ do chấn thương khác.

Nhóm người nên ăn tiết dê: Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và cho con bú, người bình thường.

Nhóm người không nên ăn tiết dê: Người bị gan nhiễm mỡ, xơ gan, cao huyết áp, tim mạch vành, máu nhiễm mỡ.

Tiết dê đặc biệt tốt cho sức khỏe: Ai nên ăn, ai nên tránh? - Ảnh 2.

Cách chế biến tiết dê để thành món ăn tốt cho sức khỏe

Nguyên liệu:

Tiết dê 1 miếng to, lá hẹ 200g, lá tỏi non: 50g, ớt xanh vừa đủ, rượu gia vị vừa đủ, ớt bột khô vừa đủ, tỏi, hạt tiêu bột, dầu, muối, đường vừa đủ.

Cách chế biến:

Tiết dê sạch cắt miếng vuông vừa ăn. Rau hẹ, lá tỏi, ớt xanh cắt vừa ăn.

Cho dầu vào chảo nóng phi thơm cùng với ớt bột cay.

Cho tiết dê vào, cho thêm rượu và tiêu bột, muối, đường trắng và đảo đều.

Khi tiết dê đã chín sẽ chuyển sang màu tối, thêm lá hẹ, lá tỏi, ớt xanh, tỏi vào và không đậy vung, nấu thêm khoảng 30 giây là có thể cho ra đĩa.

Mẹo nấu ngon:

Tùy khẩu vị của bạn để cho số lượng gia vị vừa phải, đặc biệt là ớt cay. Rau hẹ và tỏi muốn giữ màu xanh thì nên chờ đến khi chuẩn bị tắt bếp mới nên cho vào, đảo nhanh tay để không phá vỡ giá trị dinh dưỡng vốn có của thực phẩm cũng như hương vị và màu sắc món ăn.

Lưu ý: Món tiết dê tốt nhất là nên nấu chín kỹ trước khi ăn. Tiết dê sống có thể chứa nhiều mầm bệnh, gây hại cho sức khỏe.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biểu hiện cảnh báo khởi phát bệnh gút

Biểu hiện cảnh báo khởi phát bệnh gút

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Bệnh gút (gout) thường xảy ra ở tuổi trung niên nhưng hiện nay xu hướng mắc bệnh đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa, nguyên nhân có thể do lối sống.

Người già cần cảnh giác với các dịch bệnh mùa hè

Người già cần cảnh giác với các dịch bệnh mùa hè

Y tế - 1 giờ trước

Thời tiết miền Bắc bắt đầu chuyển sang nắng nóng, là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh lây lan… Với người cao tuổi, sức khỏe suy giảm, việc nhiễm bệnh dễ gây biến chứng nặng, nguy hiểm.

Uống nước cốt chanh nguyên chất liều cao 3- 6 quả mỗi ngày để 'thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh', bác sĩ cảnh báo rủi ro nghiêm trọng cận kề

Uống nước cốt chanh nguyên chất liều cao 3- 6 quả mỗi ngày để 'thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh', bác sĩ cảnh báo rủi ro nghiêm trọng cận kề

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, xuất hiện nhiều hội nhóm và video cổ súy việc uống 200–500ml nước cốt chanh nguyên chất mỗi ngày (tương đương 3–6 quả chanh) để "thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh.

4 bài tập tốt cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

4 bài tập tốt cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Phụ nữ mãn kinh nên bắt đầu tập luyện với các bài tập phù hợp để cải thiện mật độ xương, giảm huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.

8 bí quyết đơn giản giúp giảm cân từ thói quen hàng ngày

8 bí quyết đơn giản giúp giảm cân từ thói quen hàng ngày

Sống khỏe - 4 giờ trước

Nhiều người thường nghĩ giảm cân phải gắn liền với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và những buổi tập luyện vất vả. Tuy nhiên, một số thay đổi nhỏ trong hành vi và lối sống cũng góp phần vào việc giảm cân. Dưới đây là 8 'chìa khóa' có thể giúp giảm cân nên áp dụng ngay hôm nay.

Người đàn ông 63 tuổi mắc bệnh tiểu đường suýt mù vĩnh viễn, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 63 tuổi mắc bệnh tiểu đường suýt mù vĩnh viễn, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông có nguy cơ mù vĩnh viễn do biến chứng bệnh tiểu đường từ dấu hiệu mắt nhìn lờ mờ như có màn sương. Nghĩ rằng do tuổi tác hoặc mỏi mắt nên ông đã không đi khám...

5 loại đồ uống gây hại cho thận

5 loại đồ uống gây hại cho thận

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Thận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều loại đồ uống có vẻ vô hại nhưng lại âm thầm phá hủy thận theo thời gian.

Suýt mù vì tự chữa mắt tại nhà, bác sĩ cảnh báo thói quen nhiều người dễ mắc

Suýt mù vì tự chữa mắt tại nhà, bác sĩ cảnh báo thói quen nhiều người dễ mắc

Y tế - 20 giờ trước

Người bệnh N.T.T, 49 tuổỉ, đến TTYT huyện Thanh Sơn, Phú Thọ trong tình trạng mắt phải sưng nề, đỏ rát, đau nhức dữ dội và chảy nhiều dịch nhầy trong.

'Xin cảm ơn nghề – đã cho chúng tôi được yêu, được sống, được cống hiến bằng tất cả trái tim'

'Xin cảm ơn nghề – đã cho chúng tôi được yêu, được sống, được cống hiến bằng tất cả trái tim'

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - "Chúng tôi không mong ai nhớ tên mình, chỉ mong những người từng được mình chăm sóc sẽ luôn bình an, khỏe mạnh, và khi nhắc đến điều dưỡng, mọi người sẽ dành cho chúng tôi sự trân trọng và yêu thương".

Người bị gan nhiễm mỡ có cần dùng thuốc bổ gan?

Người bị gan nhiễm mỡ có cần dùng thuốc bổ gan?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến sự tích tụ mỡ thừa trong tế bào gan, gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Vậy người bị gan nhiễm mỡ có nên bổ sung thuốc bổ gan hay không?

Top