Tiết lộ 2 'đại gia' chung tay giúp VTV mua bản quyền World Cup 2018
Sự chung tay của các doanh nghiệp lớn là mấu chốt để VTV tháo nút thắt thương vụ mua bản quyền World Cup 2018 tại Việt Nam. Viettel và Vingroup là 2 cái tên được xướng lên sau khi thương vụ tốn nhiều giấy mực này khép lại.
Bản quyền World Cup chưa bao giờ nóng như thế
Nếu thương vụ mua bản quyền World Cup 2018 ở Việt Nam được ví như một trận cầu thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp giống như bàn thắng vàng phút bù giờ mang về chiến thắng chung cuộc.
Câu chuyện mua bản quyền World Cup trở nên nóng hơn hẳn trong 2 tuần trở lại đây. Truyền thông liên tục đưa tin VTV chưa đàm phán mua được bản quyền World Cup và khán giả Việt Nam đối diện với nguy cơ không được thưởng thức giải đấu hấp dẫn số 1 hành tinh cấp độ ĐTQG lần đầu tiên sau 36 năm.

Nhưng mối lo thời điểm đó cũng không quá lớn, bởi còn có nhiều quốc gia cũng rơi vào hoàn cảnh như Việt Nam. Hơn nữa, người Việt cũng quá quen với việc World Cup là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc suốt hơn 3 thập niên qua. Đại đa số NHM đều tin tưởng không sớm thì muộn nhà đài cũng sẽ sở hữu thành công bản quyền World Cup.
Nhưng thực tế cho thấy mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Bóng đá ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt và đây chính là con gà đẻ trứng vàng cho bên phân phối bản quyền World Cup. Hãy nhìn vào những con số sau đây, năm 2006, Việt Nam chỉ tốn 2 triệu USD để sở hữu bản quyền giải đấu. Con số ấy lần lượt tăng lên thành 2,7 và 7 triệu USD cho bản quyền các giải đấu diễn ra vào các năm 2010 và 2014.
Chi phí sở hữu bản quyền World Cup 2018 tăng chóng mặt và đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa biết được con số chính xác, nhưng chắc chắn nó sẽ không chỉ "nhích lên một chút" so với 4 năm về trước. Fan xứ sở chữ S đứng ngồi không yên khi quá trình đàm phán mua bản quyền World Cup 2018 dường như đóng băng. Tâm lý đám đông càng trở nên hoang mang khi vào ngày 5.6, trưởng Ban thư ký biên tập Nguyễn Hà Nam VTV) xác nhận quá trình đàm phán đang gặp khó khăn. Ông Nam tuyên bố VTV có thể lỗ tới 90 % khi thực hiện thương vụ và sẽ không mua bản quyền World Cup “bằng bất cứ giá nào”.
Người hâm mộ Việt Nam đã tưởng tượng ra một viễn cảnh u ám, bởi VTV tỏ ra "quá đơn độc trong cuộc chiến" ở thời điểm World Cup 2018 chỉ còn 9 ngày nữa là diễn ra. Tuy nhiên, không mấy người biết rằng câu chuyện bản quyền đã được cởi nút thắt.
Các doanh nghiệp đã vào cuộc như thế nào?
Thời khắc vàng đã điểm, 18h30 ngày 8.6, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tuyên bố đã đạt được thỏa thuận mua bản quyền truyền thông World Cup 2018 với FIFA. Thông báo này chấm dứt cuộc đàm phán kéo dài cả năm trời và vấp phải vô vàn khó khăn. Việt Nam trở thành quốc gia cuối cùng trên thế giới sở hữu bản quyền truyền hình World Cup 2018.

Cũng vào thời điểm này, 2 cái tên doanh nghiệp "tương trợ" VTV đã lộ diện, đó là Vingroup và Viettel. Trong đó, Viettel là cái tên mới nhất được biết đến, trong khi Vingroup đã xuất hiện trước thời điểm thương vụ mua bản quyền được chốt lại 1 ngày, 7.6.
Thực tế, việc các doanh nghiệp chung tay đưa bản quyền World Cup về phát sóng đã được tiến hành ở Thái Lan và Singapore. Tại Thái Lan, 9 công ty đã lập nhóm để đàm phán mua bản quyền World Cup 2018. Quỹ này do King Power - doanh nghiệp thuộc sở hữu của ông chủ CLB Leicester City ở Ngoại hạng Anh đứng đầu. Họ đã phải bỏ ra tới 1,4 baht Thái, tương đương 43,7 triệu USD để được phát sóng giải đấu. Phía Singapore dưới sự liên minh của 3 hãng truyền thông lớn là Mediacorp, Singtel và StarHub, bỏ ra 18,8 triệu USD để có được quyền lợi tương tự.
Ở Việt Nam, khi gặp vấn đề với đòi hỏi 15 triệu USD cho bản quyền phát sóng World Cup, VTV cũng bắt đầu đi tìm đối tác nhằm san sẻ gánh nặng tài chính, giống như các nước láng giềng Singapore hay Thái Lan. Nhưng khác với các nước trong khu vực, VTV không thể trao đổi đủ quyền lợi thương mại tương ứng với số tiền mà các doanh nghiệp bỏ ra. Cụ thể, các doanh nghiệp phải ưu tiên "phục vụ cộng đồng" trước khi nghĩ đến việc làm hình ảnh cho mình.
Thời điểm chỉ còn vài tháng nữa là World Cup 2018 khởi tranh, VTV đã tìm ra được đối tác phù hợp - Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Công ty này sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho thương vụ mua bản quyền.
Sau những tháng đàm phán căng thẳng với Infront Sports & Media, vốn nổi tiếng cứng rắn và ít chịu nhượng bộ, nút thắt trong câu chuyện bản quyền World Cup 2018 đã được cởi bỏ với sự xuất hiện của Viettel và thêm Vingroup trợ lực vào phút chót.
Sự xuất hiện của những doanh nghiệp có tâm đã giúp nhiệm vụ mang về "món ăn tinh thần" World Cup cho NHM Việt Nam trở nên dễ thở hơn rất nhiều. Vẫn là sự tương trợ về mặt tài chính, song Viettel và Vingroup sẵn sàng đặt nhu cầu của cộng đồng lên cao nhất thay vì quan tâm mình được gì khi sở hữu "một phần" bản quyền phát sóng World Cup 2018. Và bây giờ là lúc NHM Việt Nam phải chuẩn bị thể lực để thưởng thức trọn vẹn 64 trận cầu đỉnh cao thế giới trên đất Nga.
Theo Bongdaplus

Tuyển sinh đại học 2025: Các trường lúng túng việc quy đổi điểm
Giáo dục - 39 phút trướcQuy chế tuyển sinh năm ĐH năm 2025 yêu cầu cơ sở đào tạo quy đổi điểm sàn/điểm chuẩn các phương thức xét tuyển về thang điểm tương đương. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu cơ sở đào tạo nếu không quy đổi được thang điểm tương đương thì không sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh.

Hà Nội: Rào chắn, hạn chế phương tiện qua khu vực trước tòa nhà 'Hàm cá mập', người dân di chuyển ra sao?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 7/4, nhằm bảo đảm an ninh trật tự, chống ùn tắc giao thông trước tòa nhà “Hàm cá mập”, đoạn đường Lê Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) sẽ được rào chắn, hạn chế phương tiện lưu thông.

Nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm: Người cô ruột hé lộ thông tin bất ngờ
Đời sống - 3 giờ trướcCô ruột của 2 trẻ trong nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm khẳng định, chị không đi trình báo vụ việc với cơ quan công an như trên mạng thông tin.

Trẻ sinh tháng Âm lịch này đặc biệt may mắn trong chuyện tiền bạc
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Những đứa trẻ sinh vào 4 tháng Âm lịch này thường may mắn hơn người, tương lai có nhiều triển vọng.

Quang Linh Vlogs không còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tạm hoãn xuất cảnh Hoa hậu Thùy Tiên
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs).

Muốn vào ngành Công an nhân dân 2025, hàng triệu thí sinh phải biết những thông tin quan trọng này
Giáo dục - 5 giờ trướcGĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025, có một số điều chỉnh nhằm phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018; quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT và tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.

Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành sau khi sáp nhập
Thời sự - 5 giờ trướcTheo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất, giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành cho đến khi hoàn thành tinh giản, cơ cấu theo vị trí việc làm.

Tin mới nhất không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc và xu thế thời tiết trong những ngày tới
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, thời tiết miền Bắc trời nhiều mây, có mưa và mưa rào rải rác, có nơi xuất hiện dông, nhiệt độ giảm do ảnh hưởng của không khí lạnh.

Tin sáng 5/4: Miền Bắc đón đợt không khí lạnh mới; Thông tin mới vụ bảo mẫu bạo hành bé gái 2 tuổi tại điểm giữ trẻ tự phát
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/4, khả năng có không khí lạnh tăng cường về miền Bắc; Nữ bảo mẫu khai nhận do đang nằm xem điện thoại và bực tức nhất thời nên đã ra tay bạo hành bé gái 2 tuổi...

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục
Pháp luật - 18 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sựGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.