Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêu chảy thông thường cũng có thể cướp đi tính mạng của con nếu bố mẹ mắc sai lầm hay gặp này

Thứ bảy, 07:05 02/11/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Dù đã có những hậu quả đau lòng từ những sai lầm trong điều trị tiêu chảy cho trẻ, song nhiều câu chuyện tương tự vẫn tiếp tục diễn ra.

Mới đây, một bé trai 3 tháng tuổi (quê Phú Thọ) đã rơi vào tình trạng nguy kịch, nguy cơ tử vong cao do gia đình dùng thuốc nam cho bé uống để chữa tiêu chảy.

Theo đó, bệnh nhi được đưa đến Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, ý thức lơ mơ, da vàng xạm toàn thân, niêm mạc nhợt, tiểu màu đỏ sậm, bụng chướng, gan to.

Tiêu chảy là bệnh hay gặp ở trẻ nhưng có thể cướp đi tính mạng của con nếu bố mẹ mắc các sai lầm này - Ảnh 1.

Bé 3 tháng tuổi ở Phú Thọ nguy kịch vì gia đình dùng thuốc nam chữa tiêu chảy.

ThS.BS Cao Việt Hưng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Trung tâm Sản Nhi) cho biết, qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, bé được chẩn đoán suy hô hấp độ III, viêm phổi nặng, tổn thương gan nặng, men gan tăng cao gấp 5 lần bình thường, tình trạng ứ mật bilirubin tăng gấp 10 lần bình thường.

Rất may, sau 6 ngày cấp cứu tích cực, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch và được ra viện sau 24 ngày điều trị.

Trường hợp này một lần nữa là hồi chuông cảnh báo đối với những gia đình có thói quen lạm dụng thuốc nam hay các bài thuốc dân gian truyền miệng để chữa bệnh cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh.

Dù đã có những hậu quả đau lòng từ những sai lầm trong điều trị tiêu chảy cho trẻ, song nhiều câu chuyện tương tự vẫn tiếp tục diễn ra. Ngay trước đó không lâu, một bé trai 2 tuổi ở Bắc Ninh cũng rơi vào hôn mê sau khi bố mẹ cho uống nước lá ổi và lá hồng xiêm để trị tiêu chảy.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), việc chữa tiêu chảy bằng lá ổi hay lá hồng xiêm gần như không có tác dụng mà còn có thể khiến tình trạng trẻ bị nặng thêm.

Chẳng hạn, như trong búp ổi có có chứa chất tanin, có tác dụng làm săn niêm mạc ruột ngay tức khắc, do đó có thể làm ngưng tình trạng đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm chỉ là giả tạo. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy (vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng) vẫn tồn đọng trong lòng ruột khiến bệnh dễ tái phát và trầm trọng hơn.

Ngoài việc lạm dụng các bài thuốc dân gian, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, một sai lầm nữa mà bố mẹ hay mắc khi điều trị tiêu chảy cho con là vội vàng sử dụng kháng sinh, dù chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu tiêu chảy do virus, việc sử dụng kháng sinh không hề có tác dụng trong trường hợp này.

Ngược lại, việc tự ý dùng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa khiến tình trạng tiêu chảy càng kéo dài và gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ.

Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ khi thấy con bị tiêu chảy đã lập tức cho con uống thuốc "cầm" tiêu chảy ngay. Theo PGS Dũng, đây cũng là một sai lầm rất hay gặp. Việc dùng các thuốc "cầm" tiêu chảy sẽ làm cho thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa kéo dài hơn làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ và làm cho tiêu chảy kéo dài hơn.

Mặt khác, bù nước sai cách, pha oresol không đúng tỷ lệ hoặc dùng oresol dạng thực phẩm chức năng để chữa tiêu chảy cho con cũng khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng hơn. Thực tế, đã từng có bệnh nhi tử vong vì mất nước quá nặng do bố mẹ bù nước sai.

Trị tiêu chảy cho trẻ thế nào cho đúng?

Tiêu chảy là một bệnh rất phổ biến ở trẻ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cũng có thể là hậu quả của chế độ ăn không đúng cách hay do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phổi…

Theo TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Trung ương), không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng cần đưa trẻ tới bệnh viện. Với những bé mất nước ở mức độ nhẹ (trẻ tỉnh táo, uống nước bình thường, không bị nôn trớ nhiều) gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà, dự phòng mất nước bằng cách bù lượng nước tương đương với lượng nước trẻ mất trong phân sau mỗi lần đi ngoài.

Bên cạnh đó, cho trẻ ăn chế độ ăn như bình thường, không kiêng khem và không nên thay đổi thành phần thức ăn của trẻ. Kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu năng lượng, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng cũng như chậm hồi phục tổ chức ruột bị tổn thương dẫn đến tiêu chảy kéo dài.

Trong trường hợp trẻ đi ngoài phân lỏng liên tục; nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được; có sốt hoặc sốt cao; ăn uống kém, bỏ bú; trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà… bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 8 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 9 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 15 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 17 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top