Trải qua 20 năm từ ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam năm 1998, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đến nay đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, giúp niềm vui làm cha làm mẹ của các cặp vợ chồng hiếm muộn mỗi ngày thêm gần hơn.
ĐIỀU GIẢN ĐƠN XA VỜI
Bệnh viện Hỗ trợ Sinh sản & Nam học Đức Phúc ngày cuối năm tấp nập các cặp vợ chồng đến tư vấn, khám, điều trị những mong có được niềm vui giản đơn như bao gia đình khác, đó là được làm cha làm mẹ.
Những cặp đôi đến đây đa phần đều khá trẻ, thế nhưng họ đã có một hành trình dài tìm con ở nhiều tỉnh thành, với niềm tin hồn nhiên vào các bài thuốc nam không rõ nguồn gốc. Nhiều người không giấu được ánh mắt mệt mỏi, tâm trạng chán chường sau những năm tháng "vái tứ phương" như vậy.
Có rất ít người bộc lộ được tâm trạng vui tươi ra bên ngoài như vợ chồng anh Đặng Văn Quản – chị Hoàng Thị Hoan (cặp đôi khuyết tật đến từ Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội). Hôm nay anh Quản đưa vợ đến bệnh viện Hỗ trợ Sinh sản & Nam học Đức Phúc để thực hiện tiếp liệu trình kích trứng.
Hoan, quê Lạng Sơn, có vóc người đậm nhưng thấp. Còn chồng lại là mảnh ghép khuyết thiếu cho vợ: cao và gầy. Quảng (đến từ vùng biên Bình Liêu, Quảng Ninh) bị khuyết tật ở chân, hậu quả của cơn sốt co giật lúc 3 tuổi nhưng không được đưa đến bệnh viện cứu chữa kịp thời mà chỉ ở nhà chữa bằng các loại thuốc lá.
Di chứng dường như cũng khiến Quảng không mấy tự tin trong giao tiếp. Bù lại, vợ anh khá nhanh nhẹn và hoạt bát. Vì thế mà ở Trung tâm Vì ngày mai, Hoan không chỉ làm công việc của mình mà còn được cô giám đốc (cũng là một người khuyết tật) tin tưởng giao xử lý nhiều công việc, từ xuất kho, đưa hàng, hướng dẫn các học viên khuyết tật vận động, tự kỷ…
Cũng nhờ Trung tâm Vì ngày mai này mà Hoan và Quảng gặp và nên duyên khi rời quê đến đây làm việc.
Cưới nhau hơn 1 năm không thấy "có gì", cả hai vợ chồng đi khám thì phát hiện, vợ bị niêm mạc mỏng, chồng được chẩn đoán là noãn kém chất lượng.
Gia đình hai bên đều nghèo nên không hỗ trợ được gì, hai vợ chồng đành tự thân lo tích cóp, có đồng nào là dành dụm để đi khám, mua thuốc thang. "Hễ mọi người mách ở đâu là hai vợ chồng lại rồng rắn nhau đi. Khi thì Bắc Giang, Vĩnh Phúc, lúc lên tận Lạng Sơn để bốc thuốc. Có lần hai vợ chồng nghe nói có bác sĩ ở Hà Nội "mát tay" lắm. Đến kích trứng một đợt mất 10 triệu mà vẫn không thành công. Đến nay, hành trình tìm con của vợ chồng em đã 3 năm rồi mà vẫn quay về số không", Hoan nói.
Cho đến đầu tháng 2/2020, do tình hình COVID-19 ít việc nên Hoan thường xuyên vào lướt mạng. Tâm trạng tràn trề hi vọng khi thấy Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản & Nam học Đức Phúc đăng tin hỗ trợ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) miễn phí cho 5 cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn gặp hoàn cảnh khó khăn.
"Ngày đến nộp hồ sơ và phỏng vấn, em gặp bác sĩ Thảo và chia sẻ hoàn cảnh với bác sĩ. Vậy là từ lúc đó cho đến khi được chọn, vợ chồng em được bác hướng dẫn tận tình, đối xử như với khách hàng bình thường. Khi được chọn là một trong năm cặp đôi để Bệnh viện hỗ trợ sinh sản trọn gói, bác sĩ Thảo còn bảo, sau này sinh con rồi phải nhận bác làm mẹ nuôi. Quả thực, đi nhiều nơi rồi nhưng các bác sĩ, dịch vụ chăm sóc ở đây khiến những cặp vợ chồng hiếm muộn như em thấy ấm lòng vô cùng", Hoan nói.
PHÉP MÀU CHỈ ĐẾN VỚI SỰ KIÊN TRÌ
Gian nan hơn vợ chồng Hoan là trường hợp của anh Trần Dương Mạnh và chị Bùi Thị Nguyệt (thôn Ngoài, Phù Long, Cát Hải, Hải Phòng) khi có tới 14 năm ròng rã đi chữa trị khắp nơi. Đến khi đã kiệt quệ về kinh tế, sức lực thì "phép màu" tìm đến. Anh là một trong số 5 cặp vợ chồng được BV Đức Phúc hỗ trợ 100% chi phí khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Vợ chồng chị Phạm Thị Giảng (xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cũng là một câu chuyện điển hình trong việc đi tìm con. Năm 2009, sau một thời gian gom góp, hai vợ chồng dắt nhau lên một bệnh viện đầu ngành về hỗ trợ sinh sản để khám.
Kết quả, chồng chị bị tinh trùng yếu. Sau khi thuốc thang thì 1 tháng sau chị có bầu thật. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì thai hỏng. Hai vợ chồng buồn lắm, động viên nhau nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tính tiếp. Ai dè mấy năm thuốc thang ròng rã vẫn không có bầu lại. Cho đến khi chồng bị viêm dạ dày phải đi cấp cứu vì uống thuốc quá nhiều… hành trình tìm con bằng thuốc nam của họ mới dừng lại.
Tưởng cơ hội đã đóng lại thì một ngày, vô tình tìm hiểu được qua mạng xã hội, nhìn thấy dòng chữ IVF trả góp tại bệnh viện Đức Phúc, chị thấy lạ quá. Dù vẫn mong muốn có con nhưng sau chừng ấy năm chờ trong vô vọng, anh chị không còn ý định chữa nữa. Bởi sợ lắm sự thất bại, sợ mất tiền, rồi lại sợ phải đi vay mượn. Thế mà rồi cũng bị đánh gục bởi sự tò mò.
Bất ngờ hơn nữa là bệnh viện có nhiều phúc lợi tốt cho các bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn như lãi suất 0%, tặng sổ tiết kiệm, không cần chứng minh thu nhập, bảo mật thông tin tuyệt đối và xét duyệt nhanh chóng. Thế nên dù không tin lắm, chị Giảng vẫn để lại số điện thoại.
Giọng nói nhẹ nhàng, tin tưởng và tràn đầy sự cam kết của bạn tư vấn viên đã thổi lên hi vọng trong chị. Cuối cùng, anh chị quyết định "chọn mặt gửi vàng" với bác sĩ Chu Hoàng Giang, là một trong những chuyên gia giàu kinh nghiệm về lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, đồng thời là một chuyên gia về lĩnh vực phôi học IVF tại Việt Nam.
Sau nhiều năm dùng đủ các loại Đông Tây y, giờ đây không chỉ chồng tinh trùng quá kém mà chính chị cũng bị suy buồng trứng, AMH chỉ mong manh 0,23. Nhưng đã quyết thì làm, bác sĩ Giang vẫn bảo chị "còn hi vọng là còn tất cả".
Sự quan tâm, gần gũi như người nhà của các bác sĩ ở đây một lần nữa mang đến cho vợ chồng chị năng lượng tươi sáng để tiếp tục hi vọng. Kết quả là: Anh chị chọc được 5 trứng, được 4 phôi ngày 3.
Sau khi cân nhắc, bác sĩ động viên chuyển tươi. Ngày nhận kết quả beta (chỉ số nhận biết có thai), chị Giảng hạnh phúc nghẹn ngào không nói thành lời. Nước mắt cứ thế tuôn rơi ướt nhoè cả tờ xét nghiệm. Chồng chị cũng vậy. Nụ cười như không thể tắt trên môi. Cả bệnh viện Đức Phúc ai cũng rộn ràng trong niềm hạnh phúc cùng hai vợ chồng. Phép màu vẫn tồn tại ở đời thực, nhưng phép màu chỉ đến với người kiên trì, nhẫn nại và biết nuôi dưỡng niềm tin cho chính mình.
Với sự tiến bộ của y học hiện đại, ngày nay, các cặp vợ chồng có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó có thể điều trị nội khoa để kích thích nang buồng trứng, bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)… Một tiến bộ vượt bậc trong điều trị vô sinh hiếm muộn cũng đang được triển khai ở Bệnh viện Hỗ trợ Sinh sản & Nam học Đức Phúc là kỹ thuật mới trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) giúp tăng tỉ lệ thành công cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.
SẼ CÒN VIẾT TIẾP CÁC CÂU CHUYỆN NHÂN VĂN
Ông Vũ Hoàng Nguyên (ảnh trên)- Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản & Nam học Đức Phúc tại buổi trao tặng gói hỗ trợ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Sự kiện còn có sự tham dự của nhiều người nổi tiếng như Shark Hưng, diễn viên Hồng Đăng, Hồng Diễm, Á hậu-MC Thuỵ Vân, MC Hạnh Phúc...
Hiện tại chi phí một ca IVF gồm thuốc, xét nghiệm, các thủ thuật từ chọc trứng, chuyển phôi, các kỹ thuật khác ở trong LAB tại Việt Nam là con số không nhỏ với các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có thu nhập thấp và trung bình. Vì thế, tài chính cũng là một trong những rào cản khiến nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn không thể tiếp cận phương pháp IVF, khiến hành trình tìm con của họ vẫn vô cùng khó khăn.
Thấu hiểu điều đó, Bệnh viện Đức Phúc sẽ tiếp tục xây dựng nhiều hơn các chương trình hỗ trợ mang tinh thần nhân văn để trao cơ hội cho những cặp vợ chồng khó khăn.
Hiện tại, Bệnh viện đang là đơn vị tiên phong trong việc triển khai giải pháp hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm trả góp; miễn phí chi phí gốc và lãi trả góp lên tới gần 1 năm dành cho các cặp vợ chồng thực hiện dịch vụ IVF tại viện; miễn phí thăm khám dành cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn… nhằm chung tay cùng cộng đồng vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn và những ảnh hưởng do dịch COVID-19 gây ra. Trong tương lai, các giải pháp này sẽ được mở rộng hơn tới cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn để giúp họ vơi bớt áp lực tài chính và tâm lý.
Để độc giả và người điều trị vô sinh, hiếm muộn hiểu hơn về kỹ thuật mới trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), bác sĩ Chu Hoàng Giang - Phó Giám đốc, Trưởng phòng Labo Bệnh viện Hỗ trợ Sinh sản & Nam học Đức Phúc giải thích: Các kỹ thuật mới ứng dụng trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bao gồm: kỹ thuật PGD/ PGS (sàng lọc di truyền tiền làm tổ) cho phép đi sâu phân tích bản chất di truyền bên trong của phôi để chọn được những phôi bình thường về hình thái và di truyền, giúp đảm khả năng thành công cao, giảm số lượng phôi trong một lần chuyển, giảm tỷ lệ đa thai và ngăn ngừa tình trạng trẻ sinh ra bị mắc các bệnh di truyền hoặc giảm tỉ lệ buộc phải ngừng thai kỳ do các dị tật di truyền; Môi trường đặc biệt kết dính phôi vào niêm mạc tử cung (EMBRYOGLUE); kỹ thuật MicroTESE là kỹ thuật lấy tinh trùng bằng vi phẫu tinh hoàn với các trường hợp tinh hoàn bị hư, không sinh tinh - được xem như cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh, hiếm muộn ở nam giới; ứng dụng trí tuệ nhân tạo với công nghệ nuôi phôi bằng hệ thống TIME – LAPSE; kỹ thuật sàng lọc phôi không xâm lấn- NIPGT (Non invasive PGT); xét nghiệm Genratest phân tích dựa trên sự biểu hiện kiểu genes được sử dụng để xác định thời gian tối ưu cho chuyển phôi (giai đoạn cửa sổ); ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (Platelet-rich plasma, PRP) trong điều trị vô sinh hiếm muộn.
Lê Thanh Hà
Thiết kế: Hoàng Việt
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 1 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 14 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh
Sống khỏe - 17 giờ trướcDị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.
7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh
Sống khỏe - 18 giờ trướcKhám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.
Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Sống khỏe - 18 giờ trướcVừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.
Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặpGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.