Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tìm giải pháp xây nhà ở an toàn cho người dân vùng bão, lũ

Thứ bảy, 15:02 12/12/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Chiều 11/12, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội thảo khoa học “Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ”...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thiên tai dồn dập diễn ra vào tháng 9, tháng 10/2020 ở miền Trung đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Hiện nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền, người dân và toàn xã hội đang khẩn trương khôi phục đời sống, sản xuất, nhà cửa, cơ sở hạ tầng. Trong đó, việc khôi phục, xây dựng nhà ở an toàn trước bão, lũ vô cùng quan trọng.

Tìm giải pháp xây nhà ở an toàn cho người dân vùng bão, lũ - Ảnh 1.

Nhà vượt lũ của người dân xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

Miền Trung là khu vực thường xuyên xảy ra bão, lũ. Cứ sau mỗi đợt thiên tai chúng ta tiến hành sửa chữa tái thiết nhà cửa, nhưng cơn bão sau vào, lũ lại xảy ra lại làm tan hoang, cuốn trôi. Do vậy, việc xây dựng công trình nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ là hết sức cần thiết.

Trao đổi tại hội thảo, đại diện Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã giới thiệu 3 mẫu nhà ở an toàn, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương với chi phí xây dựng từ 35 đến 150 triệu đồng, đáp ứng yêu cầu an toàn về nơi ở, bảo quản tài sản...

Đại diện Quỹ "Sống Foundation" giới thiệu các mẫu nhà ứng phó từng cấp bão, mức lũ với các định mức xây dựng phù hợp khả năng đầu tư của người dân.

Tìm giải pháp xây nhà ở an toàn cho người dân vùng bão, lũ - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp kết luận cuộc hội thảo.


Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định không có mô hình nhà nào hoàn hảo chống chọi với bão lũ. Theo ông, có 2 loại nhà chống chọi với bão, lũ phổ biến hiện nay là nhà nổi và nhà ở cố định có gia cố thêm gian chống lũ.

Theo Thứ trưởng Hiệp, trong hàng chục mô hình nhà ở an toàn cho người dân ở vùng bão, lũ hiện nay, ở góc độ quản lý nhà nước, cần phải xây dựng được chính sách mới thay thế các chính sách đã cũ và không còn phù hợp. Vấn đề đặt ra với nhà chống lũ phải đảm bảo xây lại tốt hơn, an toàn hơn nhưng phải rẻ hơn để phù hợp với đa số người dân.

Ông Hiệp dẫn chứng trong quyết định 48 năm 2014 của Thủ tướng về hỗ trợ nhà ở chống lũ cho dân, mức đỉnh lũ được hỗ trợ là 3,6m nhưng thực tế đỉnh lũ ở miền Trung vừa qua đã vượt xa đỉnh lũ 3,6m, có nơi lên đến 8m. Như vậy, loại nhà nổi sẽ hợp lý hơn nhà kiên cố.

"Vấn đề đặt ra cho nhà nổi là có chỗ ở chuẩn chứ không phải ghép mấy cái thùng phuy vào, nhìn rất tạm bợ. Tạm bợ đến mức người dân chỉ dùng để làm kho. Với nhà nổi chống bão, lũ còn là vấn đề an toàn. Nếu làm nhà to, diện tích trên 40m2 thì không an toàn, nhưng nếu làm nhỏ 5-7 năm mới phải dùng đến cũng lãng phí" - ông Hiệp nêu ý kiến.

Liên quan đến hỗ trợ nhà ở cho người dân vùng bão, lũ miền Trung, ông Hà Quang Hưng, Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, cần phân biệt rõ 2 nhóm đối tượng, đó là nhóm đủ điều kiện kinh tế để xây dựng nhà ở an toàn cho gia đình (chỉ cần làm sổ tay hướng dẫn); nhóm không đủ điều kiện xây dựng nhà ở an toàn qua thiên tai cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là vấn đề cơ chế, chính sách.

Về mặt chính sách, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu sửa đổi Quyết định 48 trình Chính phủ ban hành theo hướng: mở rộng đối tượng cho hộ nghèo và hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn mới; mở rộng phạm vi điều kiện hỗ trợ trên 28 tỉnh ven biển; nghiên cứu đề xuất tăng mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương cũng như vốn vay từ ngân hàng chính sách; nâng cao điều kiện tối thiểu về nhà ở phù hợp với sự phát triển, vệ sinh môi trường…; bổ sung mô hình nhà tránh bão cộng đồng theo hướng mỗi xã có một nhà ở tránh bão cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các nhà khoa học, cơ quan chức năng nghiên cứu thêm mô hình nhà cộng đồng phòng tránh bão, lũ. Trong các mẫu nhà, cơ quan thiết kế lưu ý đến yếu tố văn hóa và sử dụng vật liệu trong thiết kế đáp ứng phong tục tập quán, thói quen, khả năng đầu tư của người dân...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đề nghị các nhà khoa học, đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ quan thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách để hỗ trợ người dân, đặc biệt là các hộ nghèo cải tạo, xây dựng nhà ở bảo đảm an toàn trước lũ, bão.

Những năm qua, quyết định 48 năm 2014 của Thủ tướng đặt mục tiêu hỗ trợ hộ nghèo trong vùng thường xuyên bị thiên tai bão, lụt khu vực miền Trung xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt để có chỗ ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Theo đó, 13 tỉnh thành duyên hải miền Trung thuộc diện tham gia thực hiện chương trình, trải dài từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận. Điều kiện được hỗ trợ là hộ dân chưa có nhà ở kiên cố, chưa có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5m trở lên tính từ nền nhà; hoặc có nhà ở kiên cố nhưng chưa có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5m trở lên tính từ nền nhà.

Tổng số hộ dân được hỗ trợ tại 13 địa phương hơn 21.600 hộ, trong đó vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người dân làm nhà ở 1-16 triệu đồng/hộ tùy khu vực. Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay tối đa 15 triệu đồng/hộ với lãi với suất ưu đãi 3%/năm, thời hạn vay 10 năm, thời gian ân hạn 5 năm.

Cũng theo quyết định 48, nhà ở phòng tránh bão, lụt hoặc cải tạo, nâng tầng làm sàn phòng tránh bão, lụt phải đảm bảo có sàn vượt lũ cao hơn 1,5m so với mức ngập lụt cao nhất tại vị trí xây dựng; diện tích sàn sử dụng tối thiểu 10m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn, mái tương đương kết cấu của nhà ở xây dựng kiên cố. Nhà trong vùng ngập lụt, đồng thời bị ảnh hưởng của bão thì mái làm bằng bêtông cốt thép hoặc vật liệu lợp có chất lượng tốt đảm bảo khả năng phòng tránh bão.

Tính đến hết tháng 10/2020, các địa phương này đã thực hiện hỗ trợ được khoảng 19.350 hộ trong tổng số 21.600 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở phòng tránh bão, lụt, đạt 89,6%. Có 6/13 địa phương đã hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho người dân vùng lũ theo quyết định 48 gồm: Hà Tĩnh, Nghệ An, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và TP Đà Nẵng.

7 tỉnh còn lại gồm: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đều có tỉ lệ hoàn thành đạt trên 75%.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 34 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 50 phút trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 2 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Top