Tin 15/3: Chiêu lừa "con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp" xuất hiện tại Hà Nội; cô gái nói gì khi bị xử phạt vì đăng clip 4 phụ nữ nhảy nhót tại chùa Bổ Đà?
GĐXH - Một số phụ huynh trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhận được tin nhắn, cuộc gọi mạo danh giáo viên, nhân viên y tế giục chuyển tiền gấp cho con bị tai nạn nhập viện; Làm việc với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang, người đăng clip 4 cô gái nhảy nhót, uốn éo ở chùa Bồ Đà cho biết chỉ đăng "cho vui".
Bị xử phạt vì đăng clip 4 phụ nữ nhảy nhót phản cảm tại chùa Bổ Đà, cô gái nói gì?
Ngày 14/3, theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang, cơ quan này đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng một người phụ nữ đăng tải clip có nội dung thông tin không phù hợp với thuần phong, mỹ tục ở chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên) lên mạng xã hội.
Trước đó, chị Trần Thị G (SN 1985, trú tại chung cư Bách Việt, phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang) đã đăng tải 2 clip trên tài khoản cá nhân Facebook và Tiktok với những hình ảnh 4 cô gái nhảy múa ở khu vực vườn tháp chùa Bổ Đà.
Các cô gái trong clip buộc gấu áo lên cao, đeo kính đen nhảy múa uốn éo ngay trên lối đi trong vườn tháp - nơi an nghỉ của các tăng ni.
Theo Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh, chị Trần Thị G đã vi phạm vào điều cấm cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc lên mạng xã hội. Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang đã xử phạt chị Trần Thị G 5 triệu đồng, đồng thời buộc gỡ bỏ toàn bộ thông tin trên.
Làm việc với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang, chị G cho biết chỉ đăng clip trên cho vui. Sau khi được cơ quan chức năng nhắc nhở, xử lý, chị Trần Thị G đã thành thật hối lỗi và gỡ bỏ clip.
Chiêu lừa "con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp" xuất hiện tại Hà Nội
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, mới đây, hai phụ huynh có con học tại trường bị kẻ xấu mạo danh giáo viên, nhân viên y tế nhắn tin: "Con gặp tai nạn đang ở bệnh viện cấp cứu, cần chuyển tiền ngay để nhập viện".
May mắn hai phụ huynh này khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn đã cảnh giác, xác minh thông tin từ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nên không bị lừa.
Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An cho biết, sau khi nhận được thông tin, nhà trường yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm thông báo đến phụ huynh của tất cả các lớp trên toàn trường để tránh bị lừa. Thông báo nêu rõ: "Kẻ xấu nắm rất rõ thông tin của học sinh và tên chính xác của giáo viên, kể cả môn dạy. Nếu cha mẹ học sinh nhận được tin nhắn, cuộc gọi tương tự thì liên hệ ngay với phó hiệu trưởng hoặc thầy cô chủ nhiệm để xác minh".
Đồng thời nhà trường cũng báo cáo với cơ quan chức năng để ngăn chặn kịp thời tình trạng này.
Những ngày gần đây, rộ thông tin lừa đảo "con đang nằm viện, chuyển tiền gấp để nhập viện/phẫu thuật" ở nhiều thành phố.
Ngày 9/3, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, chỉ trong 2 tuần đầu tháng 3, khoảng 10 phụ huynh trên địa bàn thành phố bị kẻ xấu lợi dụng nhắn tin, gọi điện với chiêu thức "con đang cấp cứu trong bệnh viện cần chuyển tiền gấp". Các phụ huynh cả tin, không xác minh lại thông tin dẫn đến thiệt hại lớn nhất lên tới hơn 200 triệu đồng.
Sở đã ra văn bản khẩn gửi tất cả trường phổ thông, yêu cầu nhà trường lưu ý phụ huynh cảnh giác khi người lạ đề nghị chuyển tiền với lý do "con bị tai nạn, cần tiền để mổ gấp".
"Các giáo viên chủ nhiệm phải sẵn sàng nghe điện thoại, trao đổi với phụ huynh về tình hình của học sinh, tránh trường hợp phụ huynh không liên hệ được giáo viên, hoảng loạn và chuyển tiền theo yêu cầu của người lạ", ông Hiếu nói.
Ngày 11/3, đại diện lãnh đạo trường THPT Phan Bội Châu (TP Pleiku, Gia Lai) cũng cho biết, những ngày qua, giáo viên, phụ huynh nhà trường liên tục nhận nhiều cuộc gọi lừa đảo với cùng chiêu thức như ở TP.HCM, cần chuyển gấp 20 triệu đồng. Các người này thay phiên nhau gọi điện thúc giục cô giáo chuyển tiền cứu con.
Các đối tượng đánh trúng tâm lý lo lắng cho con của các bậc cha mẹ, sử dụng chiêu thức nhắn tin vào số điện thoại của phụ huynh là các em học sinh phải nhập viện cấp cứu, cần số tiền lớn để lo viện phí.
Diễn biến mới vụ "xe lạ" hộ tống dàn người đẹp ở Cửa Lò
Ngày 14/3, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Nghệ An đang tạm giữ 6 chiếc xe Jeep xuất hiện trong một hoạt động tại Lễ hội áo dài hoa cúc biển, tổ chức ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An) chiều 11/3. Lực lượng CSGT cũng phối hợp Phòng Kỹ thuật hình sự kiểm tra nguồn gốc những chiếc xe này.
Trước đó, trong vòng bán kết Lễ hội áo dài hoa cúc biển, các thí sinh được trải nghiệm mô tô và xe Jeep trên một số tuyến phố của thị xã Cửa Lò. Các phương tiện này được gắn cờ nước ngoài, chở quá số người quy định. Trang phục của một số tài xế và người trên xe bị đánh giá là kệch cỡm, phản cảm, không phù hợp với tính chất cuộc thi.
Ngay sau khi nắm bắt thông tin sự việc, Phòng CSGT phối hợp Công an thị xã Cửa Lò đã mời chủ xe và người điều khiển xe Jeep kể trên lên làm việc. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định những phương tiện này có lỗi vi phạm về chở quá người quy định, không đầy đủ giấy tờ liên quan, xe hết hạn kiểm định nhưng vẫn lưu thông.
Trong 6 phương tiện, có 2 xe mang biển kiểm soát Nghệ An, 1 xe đăng ký biển tỉnh Đồng Nai, 1 xe đăng ký biển TP.HCM, 1 xe đăng ký biển tỉnh Ninh Bình và 1 xe gắn biển số không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng xác định có 2 phương tiện không có giấy tờ, 2 xe đang được giám định giấy tờ.
Hiện Phòng CSGT đang phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự giám định số khung, số máy để xác định các phương tiện này có bị tẩy xóa, sửa chữa, cắt hàn, có khớp với giấy tờ xe hay không... Nếu phương tiện không đủ điều kiện lưu thông sẽ bị tịch thu.
Liên quan đến sự xuất hiện của những chiếc xe Jeep cùng hình ảnh không phù hợp trong chương trình Lễ hội áo dài hoa cúc biển, ông Hoàng Thanh Sơn, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Cửa Lò, thừa nhận "anh em có sơ suất". Ngay khi phát hiện, ban tổ chức nhanh chóng mời các xe này rời chương trình.
Cơ sở karaoke cuối cùng ở Hải Dương buộc phải dừng hoạt động
Xác nhận với PV VietNamNet, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Công an huyện Nam Sách đã yêu cầu cơ sở karaoke Thọ Duyên Vip dừng hoạt động. Đây là cơ sở duy nhất trên toàn tỉnh còn mở cửa nhận khách sau cuộc tổng rà soát cấp huyện, thị xã và thành phố.
Như đã đưa tin, toàn tỉnh Hải Dương có 376 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke. Tính đến nay, công an địa phương này đã mở nhiều cuộc kiểm tra điều kiện về đảm bảo phòng cháy chữa cháy (PCCC) ở loại hình này. Sau đợt chủ động rà soát từ cấp huyện, thị xã, thành phố đã có 375 cơ sở phải dừng hoạt động. Duy nhất quán karaoke Thọ Duyên Vip, theo kết quả rà soát của Công an huyện Nam Sách là chưa bị đóng cửa.
Sau phản ánh của VietNamNet, Phòng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Công an huyện Nam Sách kiểm tra đánh giá toàn diện công tác PCCC tại cơ sở này. Qua kiểm tra cho thấy, hạng mục cửa ngăn cháy ở các phòng hát thuộc quán karaoke Thọ Duyên Vip chưa đảm bảo theo quy định. Trước vi phạm đó, cơ sở trên phải dừng hoạt động. Kết quả này trái ngược với kết quả kiểm tra trước đó của công an huyện Nam Sách.
Theo Đội PCCC, Công an huyện Nam Sách, để đảm bảo các cơ sở khắc phục triệt để các thiếu sót, Công an huyện đề nghị chính quyền các xã, thị trấn và các cơ quan có liên quan tăng cường phối hợp, giám sát, theo dõi, có biện pháp xử lý nghiêm các cơ sở này hoạt động khi chưa đủ điều kiện an toàn PCCC.
Không ăn tiết canh, người đàn ông ở Hà Nội vẫn mắc liên cầu lợn
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cuối giờ chiều 13/3, đây là trường hợp thứ 2 mắc liên cầu khuẩn lợn được ghi nhận trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay.
Nam bệnh nhân quê xã Đông Yên, huyện Quốc Oai. Người nhà cho biết sau khi sốt cao, đau đầu, mỏi người, ông tự điều trị tại nhà không đỡ. Sau đó, tình trạng đau đầu nặng lên kèm theo ý thức lơ mơ, kích thích, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Quân y 103.
Tại đây, kết quả cấy máu và dịch não tủy cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn).
Trường hợp mắc liên cầu khuẩn trước đó ở Hà Nội là người đàn ông ở quận Hà Đông, làm nghề bán tiết canh lòng lợn. Ông xác định nhiễm bệnh hồi tháng 2. Năm 2022, Hà Nội ghi nhận 4 ca, trong khi năm 2021 chỉ có 1 ca.
Ngoài Hà Nội, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) hôm 8/3 cho biết từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận một số trường hợp mắc liên cầu khuẩn tại một số địa phương khác.
Bộ Y tế cho biết liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua…
Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân là ăn thịt lợn nhiễm bệnh nhưng chế biến còn tái sống, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến thực phẩm.
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thế, để phòng bệnh, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân không nên giết mổ hay sử dụng sản phẩm từ lợn ốm chết, đặc biệt không ăn tiết canh lợn. Ngoài ra, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay, nên đeo găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống; rửa tay sạch sau khi chế biến thịt...
Triệu tập 2 luật sư từng bào chữa cho các bị cáo ở "Tịnh thất Bồng Lai"
Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng ở tỉnh Long An về việc xem xét đường lối xử lý liên quan hoạt động hành nghề và ứng xử của một số luật sư trong vụ án xảy ra tại "Tịnh thất Bồng Lai".
Ngày 14-3, Công an tỉnh Long An phát đi giấy triệu tập 2 luật sư Đ.K.L và Đ.Đ.M (thuộc Đoàn Luật sư TP HCM) đến làm việc liên quan tin báo về tội phạm từ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05 - Bộ Công an). Thời gian làm việc là vào lúc 8 giờ ngày 21-3.
Luật sư L. và luật sư M. là 2 trong 5 người tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ án "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân" xảy ra tại "Tịnh thất Bồng Lai" (còn gọi là "Thiền am bên bờ vũ trụ") ở xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Theo nội dung tin báo của A05 gửi Công an tỉnh Long An, thực hiện công tác quản lý nhà nước và đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, A05 phát hiện một số cá nhân, trong đó có luật sư Đ.K.L và luật sư Đ.ĐM, đã có hành vi phát tán trên không gian mạng qua đoạn clip những hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu tội phạm lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân, theo điều 331 Bộ Luật Hình sự.
Trước đó, vào ngày 7-3, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh Long An, Viện trưởng VKSND tỉnh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh về việc xem xét đường lối xử lý liên quan hoạt động hành nghề và ứng xử của một số luật sư trong vụ án xảy ra tại "Tịnh thất Bồng Lai".
Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng luật sư L. và một số luật sư liên quan đã nhận thức được vấn đề và nghiêm túc xin rút kinh nghiệm về những phát ngôn, clip đã đăng tải trên nền tảng YouTube...
Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã làm việc với luật sư L. và một số luật sư khác; đồng thời đề nghị nhóm luật sư này gỡ bỏ ngay các clip đã đăng trên YouTube.
1 người tử vong, 3 nguy kịch sau bữa tiệc ở miền núi Quảng Nam
Chiều 14-3, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết đã nhận được báo cáo liên quan vụ ngộ độc làm 1 người chết, 3 người khác nguy kịch xảy ra tại xã Phước Đức, huyện Phước Sơn
Theo báo cáo ban đầu, sáng 7-3, bà Hồ Thị Nhương (SN 1968; trú xã Phước Đức, huyện Phước Sơn) làm mâm lễ cúng đâm trâu và nấu ăn với lý do trong nhà có người bệnh nặng.
Có 11 người tham dự bữa tiệc. Bữa ăn gồm các món: Thịt heo kho cá khô, món truyền thống cá chua (làm từ cá chép), canh cải nấu bí đỏ, mít xào và cơm.
Đến 13 giờ cùng ngày, 4 người dự bữa tiệc gồm bà Nguyễn Thị Thông (SN 1983), Hồ Văn Tý (SN 1995), Trương Thị Thương (SN 1982) và Hồ Thị Điệp (SN 1996) được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn cấp cứu trong tình trạng đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, tê tay chân, khó thở, mắt mờ…
Sau đó, các bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam để tiếp tục điều trị.
Tuy nhiên, đến ngày 13-3 thì bà Nguyễn Thị Thông tử vong tại bệnh viện. Riêng 3 bệnh nhân còn lại hiện tại sức khỏe đã ổn định, ăn uống được, đang được tiếp tục theo dõi.
Đáng nói, 7 người còn lại liên quan đến bữa tiệc chung của gia đình bà Hồ Thị Nhương lại không có triệu chứng gì sau khi ăn.
Sau khi sự việc xảy ra, Trạm Y tế xã Phước Đức đã tiến hành lấy mẫu thức ăn còn lại là món cá chua để bàn giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam.
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ việc trên.
Ăn chuối có thể giúp chị em giảm cân hiệu quả
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 7 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 12 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 23 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.