Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin bất động sản mới nhất ngày 11/7

Thứ bảy, 06:28 11/07/2015 | Sản phẩm - Dịch vụ

Tin bất động sản mới nhất ngày 11/7: Có 3 doanh nghiệp được bổ sung vay gói 30.000 tỷ, những lùm xùm quanh vụ kiện thứ 2 tại Keangnam...

Bổ sung 3 doanh nghiệp đầu tư bất động sản được hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ

Với tình trạng "đất chật, người đông", giá nhà, giá đất ngày càng tăng cao, việc nhiều gia đình phải sống và sinh hoạt trong môi trường chật chội không phải là hiếm thấy.

Sự ra đời của gói vay 30.000 tỷ đã phần nào mở ra một tương lai mới và tươi đẹp hơn dành cho những người nghèo, người có thu nhập tháp đang có nhu cầu thay đổi hoặc mua mới nhà ở/căn hộ.

Đây là gói tín dụng ưu đãi chính thức được Chính Phủ thông qua, phần nào hỗ trợ cho những người nghèo, thu nhập thấp có thể được hỗ trợ vay vốn mua nhà ở xã hội.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc đăng ký khoản cho vay bằng nguồn tái cấp vốn đối với ba doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), bao gồm:

Thứ nhất, Công ty CP thương mại Dạ Hợp vay 46,2 tỷ đồng để đầu tư phát triển dự án bất động sản nhà ở xã hội cho công nhân tại Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà ở phường Hữu Nghị, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Có thêm ba doanh nghiệp đầu tư bất động sản được vay gói 30 nghìn tỷ đồng

Thứ hai, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thạnh Tân vay 85 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước để đầu tư phát triển dự án bất động sản khu chung cư Thạnh Tân ở khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Thứ ba, Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Xây dựng H&B vay 25 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước để đầu tư phát triển dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp (giai đoạn 3) tại địa bàn thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Agribank tiến hành thẩm định, xem xét ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân và thu nợ đối với những khách hàng được xác nhận đăng ký cho vay những dự án nêu trên theo đúng quy định hiện hành.

Sau hơn 2 năm triển khai, tính đến 30/4/2015, gói 30 nghìn tỷ đồng đã cam kết cho vay 13.078 tỷ đồng. Trong đó đã cam kết cho vay 38 dự án bất động sản với số tiền 5.079 tỷ đồng, giải ngân cho 33 dự án và dư nợ là 1.944 tỷ đồng.

Có thêm vụ kiện thứ hai tại Keangnam

Bà Bùi Thị Bảo Quyên, người mua căn hộ thuộc Dự án bất động sản Keangnam Landmark Hà Nội đã kiện CĐT vì lý do cũng giống như bà T.V.T (đã được Tòa án xét xử từ ngày 12-17/6). Đó là CĐT vi phạm các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối khi bán căn hộ chung cư bằng USD và tính sai diện tích.

Năm 2009, bà Quyên ký kết hợp đồng mua hai căn hộ A610 và B606 trong dự án tháp đôi cao nhất Hà Nội là Keangnam Landmark với giá nhà/căn hộ có tổng giá trị 840.000 USD... Nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán, giữa hai bên đã phát sinh tranh chấp.

Cụ thể, trong hai căn hộ bà Quyên đã mua, đối với căn hộ A610, bà Quyên đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền và nhận bàn giao nhà. Căn hộ B606 thì chưa được thanh toán xong và chưa tiến hành bàn giao.

Dự án bất động sản Keangnam Landmark Hà Nội

Trong tranh chấp này, có 2 nội dung cơ bản. Thứ nhất, việc Keangnam yêu cầu người mua nhà thanh toán bằng USD dẫn tới khách hàng thiệt hại khi tỷ giá ngoại tệ biến động.

Thứ hai là việc Keangnam phân bổ diện tích chung (cột, tường, hộp phòng cháy, hộp kỹ thuật...) vốn không thuộc sở hữu của riêng Keangnam mà thuộc sở hữu chung của tất cả các cư dân trong tòa nhà vào diện tích các căn hộ bán cho người mua. Đối với trường hợp của bà Quyên, phần diện tích còn thiếu lên đến 46m2 cho cả hai căn hộ.

Vì thế, bà Quyên đề nghị Tòa án tuyên bố hủy hợp đồng mua bán căn hộ giữa hai bên vì vi phạm điều cấm của pháp luật.

Sau 6 ngày đưa ra xét xử, Tòa án Nhân dân quận Nam Từ Liêm chính thức công bố bản án sơ thẩm vụ kiện tranh chấp về hợp đồng mua bán chung cư giữa nguyên đơn là bà Bùi Thị Bảo Quyên và bị đơn là Công ty TNHH Một thành viên Keangnam Vina.

Đối với căn hộ A610 mà bà Quyên đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, Keangnam phải trả lại số tiền hơn 570 triệu đồng. Đó là phần tiền mà bà Quyên đã trả thừa cho Keangnam. Còn với căn hộ B606, Hội đồng xét xử đã điều chỉnh lại giá bán thực tế theo VND là 9,6 tỷ đồng. Giá căn hộ sau khi điều chỉnh diện tích thực tế là 9,3 tỷ đồng.

Đà Nẵng chính thức thu hồi 3 dự án bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng ven biển

Trong số 5 dự án ven biển "ngâm lâu" bị Đà Nẵng thu hồi có 3 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng gồm: Dự án khu du lịch Đệ Nhất, Dự án khu du lịch Biển Đông mở rộng và Dự án biệt thự - khu nghỉ mát Bãi Trẹm. Đà Nẵng cũng đang tiến hành rà soát nhiều dự án khác trên địa bàn.

Theo thông tin từ Infonet cho hay, tại phiên chất vấn vào sáng ngày 9/7, kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, GĐ Sở KH-ĐT, ông Trần Văn Sơn cho biêt, khu vực ven biển Đà Nẵng hiện nay có tổng số 52 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 58.000 tỉ đồng, tổng diện tích đất khoảng 1.640ha. Trong số này có 14 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 22.000 tỉ đồng, tổng diện tích đất khoảng 605ha. Còn lại là 38 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 36.000 tỷ đồng, tổng diện tích đất khoảng 1.035ha.

Trong phiên chất vấn, ông Trần Văn Sơn phát biểu: “Thực hiện kết luận của Thành ủy tại Thông báo số 364, UBND TP Đà Nẵng sẽ tiến hành xử phạt và thu hồi 3 dự án, đó là dự án dạy nghề lướt ván (800m2), dự án khu du lịch Đệ Nhất (8.000m2) và dự án khu thể thao giải trí Huy Khánh (4.000m2). Đồng thời, Sở TN-MT hiện cũng đã hoàn tất thủ tục để thu hồi 2 dự án, đó là: dự án khu du lịch Biển Đông mở rộng (diện tích 25.609m2) và vệt biệt thự - khu nghỉ mát Bãi Trẹm (diện tích 26.049m2).

Vừa qua, UBND TP Đà Nẵng cũng chỉ đạo giao 2 dự án này cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức đấu giá để mời các nhà đầu tư mới, ngoài ra, TP sẽ tiếp tục rà soát dự án Temple của Công ty dịch vụ thương mại San Hô. Đồng thời, Đà Nẵng cũng chỉ đạo Sở TN-MT tiếp tục quá trình rà soát, thu hồi các dự án mà nhà đầu tư không thể triển khai và mang tính chất đầu cơ!”

Có mặt trong phiên họp, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng chuyển đến GĐ Sở KH-ĐT Trần Văn Sơn câu hỏi do các cử tri nhắn tin vào điện thoại của ông: “Có hay không việc Sở KH-ĐT lừng khừng thu hồi các dự án đầu cơ, nói mãi không chịu làm?”.

TP Đà Nẵng đang rà soát hàng loạt dự án bất động sản "ngâm" ven biển. Ảnh: HC/Infonet

Ông Trần Văn Sơn trả lời: “Việc này nằm trong chủ trương chung. Trong đợt rà soát vừa qua, phía Sở KH-ĐT cũng đã tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng, Thường vụ Thành ủy và trước mắt cũng đã xử lý thu hồi 3 dự án, các dự án còn lại nếu chậm tiến độ thì cũng phải theo trình tự thủ tục của Luật Đất đai”.

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Trần Thọ yêu cầu, đối với các dự án mà lãnh đạo TP đã có chủ trương rồi thì Giám đốc Sở KH-ĐT cần nhanh chóng tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Đồng thời TP phải tiếp tục rà soát các dự án đã “ngâm” quá lâu và phải sớm có đề xuất với lãnh đạo TP.

Bí thư nhấn mạnh: “Việc làm nhanh hay chậm, đúng hay sai, lừng khừng hay không lừng khừng đều do GĐ Sở KH-ĐT. Nếu GĐ Sở tham mưu thường xuyên, kịp thời phát hiện và phối hợp đồng bộ với các ngành để trình lên Chủ tịch UBND TP giải quyết thì mới nhanh, chứ còn lừng khừng, cả nể, sợ mất lòng, sợ ảnh hưởng môi trường đầu tư, cứ cà rề, cá rề thì qua quận luôn, coi như xong. Mình nói thì ghê gớm lắm, đền hồi làm lại đu đưa thì dân người ta phát hiện, người ta dòm ngó đấy!”

Thêm 10,7 tỷ USD “đặt cọc” vào bất động sản

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót 10,7 tỷ USD vốn đầu tư vào 133 dự án bất động sản ở 11 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến tháng 3/2015, đã có 5.411 lượt dự án FDI vào khu vực Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 11 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình) với tổng vốn đăng ký là 65,5 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn đăng ký của cả nước.

133 dự án bất động sản tại đồng bằng sông Hồng được nước ngoài rót vốn đầu tư. Ảnh minh họa

Trong đó, Hà Nội đứng thứ nhất trong khu vực về thu hút FDI với 3.116 dự án và 25,5 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 58% tổng số dự án và 39% tổng vốn đầu tư của cả khu vực).

Hải Phòng đứng thứ hai với 465 dự án và 11,3 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 9% tổng số dự án và 17% tổng vốn đầu tư của cả khu vực).

Bắc Ninh đứng thứ ba với 584 dự án và 7,7 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 11% tổng số dự án và 12% tổng vốn đầu tư của cả khu vực). Tiếp theo là các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.  Các địa phương như Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình vẫn có kết quả khá khiêm tốn về thu hút FDI vào địa phương mình.

Huy Phong (TH) / Báo Gia đình & Xã hội

 

 

Huy Phong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giá cà phê hôm nay 3/4: Cà phê thế giới giảm mạnh trên 2 sàn

Giá cà phê hôm nay 3/4: Cà phê thế giới giảm mạnh trên 2 sàn

Sản phẩm - Dịch vụ - 6 giờ trước

Giá cà phê thế giới giảm trên 2 sàn New York và London, trong nước giá thu mua cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên cũng giảm nhẹ về mức 132.300 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay ngày 2/4 đồng loạt giảm cực mạnh

Giá vàng hôm nay ngày 2/4 đồng loạt giảm cực mạnh

Sản phẩm - Dịch vụ - 8 giờ trước

Theo cập nhật giá vàng hôm nay, ngày 2/4, thị trường vàng trong nước đồng loạt giảm rất mạnh giá vàng miếng và giá vàng nhẫn.

Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: 'Thần dược' ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?

Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: 'Thần dược' ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?

Sản phẩm - Dịch vụ - 8 giờ trước

Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.

Chung cư bớt nóng, đất nền lại 'nổi sóng': Nên đầu tư vào đâu?

Chung cư bớt nóng, đất nền lại 'nổi sóng': Nên đầu tư vào đâu?

Xu hướng - 11 giờ trước

Sẵn số tiền nhàn rỗi, anh Quốc Hùng (Ba Đình, Hà Nội) muốn đầu tư vào bất động sản để sinh lời, trong đó đất nền và chung cư là hai phân khúc anh đang hướng tới.

Những dự án nhà ở xã hội sắp chào bán tại Đông Anh, Hà Nội

Những dự án nhà ở xã hội sắp chào bán tại Đông Anh, Hà Nội

Sản phẩm - Dịch vụ - 12 giờ trước

GĐXH - Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều dự án nhà ở xã hội đang triển khai, sắp đi vào hoạt động khiến cho người mua nhà vô cùng phấn khởi.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 2/4/2025

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 2/4/2025

Sản phẩm - Dịch vụ - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 2/4/2025: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Diễn biến giá biệt thự, liền kề tại Đông Anh (Hà Nội) tháng 4/2025

Diễn biến giá biệt thự, liền kề tại Đông Anh (Hà Nội) tháng 4/2025

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Ghi nhận tại thời điểm tháng 4/2025, giá biệt thự, liền kề trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội đã tương đối cao.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?

Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trước

GĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Vận hành bất động sản thời 4.0: Khi công nghệ dẫn dắt cuộc chơi

Vận hành bất động sản thời 4.0: Khi công nghệ dẫn dắt cuộc chơi

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

Trong kỷ nguyên số, công nghệ đang trở thành yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ quản lý vận hành bất động sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng đẩy mạnh cập nhật các xu hướng công nghệ mới để nâng tầm trải nghiệm cư dân và tối ưu hiệu quả vận hành dự án.

Xuất hiện ngân hàng lãi suất 9% khi gửi tiền 12 tháng: Gửi 1 tỉ đồng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Xuất hiện ngân hàng lãi suất 9% khi gửi tiền 12 tháng: Gửi 1 tỉ đồng nhận bao nhiêu tiền lãi?

Giá cả thị trường - 15 giờ trước

GĐXH - Lãi suất tiết kiệm kì hạn 12 tháng trong hệ thống ngân hàng dao động quanh ngưỡng 4,4 - 9%.

Top