Tin sáng 18/2: F0 Hà Nội tăng vùn vụt, có thay đổi chiến lược chống dịch?; Việt Nam khuyến cáo khách khi mở lại toàn bộ đường bay quốc tế
GiadinhNet - Nhiều tháng nay, Hà Nội luôn là địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh COVID-19 mới mỗi ngày nhất cả nước; Điều kiện nhập cảnh, y tế hiện vẫn chưa được nới lỏng nên những ngày qua lượng khách đến Việt Nam không hề tăng so với trước ngày 15/2, việc mở cửa hàng không được cho là không có nhiều ý nghĩa.
F0 Hà Nội tăng vùn vụt, 3% phải nhập viện, có thay đổi chiến lược chống dịch?
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tới hết ngày 16/2, Hà Nội có hơn 126.000 F0 đang điều trị, theo dõi. Trong đó, có gần 121.400 F0 điều trị tại nhà và 853 ca điều trị tại khu cách ly. Như vậy, hiện gần 97% F0 ở Hà Nội mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Hơn 3% còn lại (gần 4.000 ca) phải nhập viện điều trị; gồm hơn 3.500 F0 điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3) và hơn 300 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Trong số các bệnh nhân nhập viện, có hơn 2.500 ca mức độ trung bình (tăng gần 30% so với trung bình 7 ngày trước); Gần 700 ca mức độ nặng/nguy kịch tăng gần 15%; 608 ca thở oxy (tăng 18%); 44 ca phải thở máy xâm lấn (tăng 13%). Số còn lại là bệnh nhân thở HFNC, lọc máu, ECMO..., theo thống kê của Bộ Y tế cập nhật ngày 17/2.
Sở Y tế Hà Nội cho biết số bệnh nhân chuyển tầng được hạn chế tối đa trong nhiều tuần qua. Nhiều ngày gần đây, Hà Nội ghi nhận 15 ca tử vong do COVID-19 mỗi ngày. Lãnh đạo Sở Y tế cho hay, các F0 tử vong chủ yếu là người cao tuổi có bệnh lý nền thuộc nhóm nguy cơ và chưa tiêm vaccine COVID-19.
Hiện nay, tỷ lệ bao phủ vaccine đủ 2 mũi của thành phố với người trên 12 tuổi đã đạt trên 99,5% và đã tiêm bao phủ mũi nhắc lại (mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên) đạt gần 55%. Hà Nội phấn đấu hoàn thành việc tiêm phủ mũi bổ sung, mũi nhắc lại trong quý I/2022.
Mới đây chính quyền Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động và tổ chức tiêm vaccine cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều, người từ chối tiêm trên địa bàn.
Đồng thời, lãnh đạo Hà Nội cũng yêu cầu tiếp tục rà soát kỹ người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà bảo đảm không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
TS. Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết việc này rất quan trọng nhằm giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ bệnh nặng, giảm tỷ lệ chuyển tầng. Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, theo người đứng đầu ngành Y tế Thủ đô, phải có kế hoạch và thay đổi trong chiến lược phòng chống dịch của Hà Nội hiện nay.
Việt Nam khuyến cáo khách khi mở lại toàn bộ đường bay quốc tế
Từ ngày 15/2, hàng không Việt Nam bắt đầu mở lại toàn bộ đường bay thường lệ quốc tế đến các nước sau gần hai năm đóng cửa. Bộ Ngoại giao thông tin về quy định xuất, nhập cảnh, cách ly đối với từng trường hợp.
Việt Nam đã dỡ bỏ việc hạn chế tần suất các chuyến bay chở khách quốc tế đến, trở lại bình thường như trước khi bùng phát đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, điều kiện nhập cảnh, y tế hiện vẫn chưa được nới lỏng nên những ngày qua lượng khách đến Việt Nam không hề tăng so với trước ngày 15/2, việc mở cửa hàng không được cho là không có nhiều ý nghĩa.
Về vấn đề này, chiều 17/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho rằng, đến hôm nay mới được 5 ngày dỡ bỏ các hạn chế về tần suất chuyến bay quốc tế đến Việt Nam, để đánh giá về số lượng hành khách thì có thể là hơi sớm.
Theo quy định, hiện nay người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng thân nhân mang giấy tờ nhập cảnh hợp lệ như thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thị thực, giấy miễn thị thực có giá trị được nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Đối với người nước ngoài vào Việt Nam du lịch sẽ tiếp tục thực hiện theo chương trình thí điểm với khách du lịch quốc tế của Bộ VHTT&TT.
Bộ Y tế quy định người nhập cảnh cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi) và thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh. Người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 và đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh phải theo dõi y tế tại nơi cư trú, có thể là nhà ở, khách sạn, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất kinh doanh trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Các đối tượng khác thực hiện cách ly y tế trong vòng 7 ngày tại nơi cư trú.
Về câu hỏi khi nào thì khách nước ngoài có thể xin thị thực du lịch, bà Hằng cho biết, Chính phủ đã giao cho Bộ VHTT&DL sớm thống nhất nội dung quy định đón khách quốc tế, hoàn thiện các phương án mở cửa lại hoạt động du lịch. Bộ VHTT&DL cũng làm việc cụ thể với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan để khẩn trương và có báo cáo chi tiết với Chính phủ, với Thủ tướng về chính sách thị thực áp dụng đối với khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam.
Người phát ngôn cho hay, về cơ bản thì các thủ tục, đối tượng cấp thị thực sẽ được tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành của Việt Nam như là Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTT&DL để hoàn thiện các phương án mở cửa trở lại hoạt động du lịch cũng như xây dựng chính sách về thị thực đối với khách du lịch nhập cảnh Việt Nam.
Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, sớm khỏi bệnh nhưng sau đó suy đa tạng, bác sĩ cảnh báo mối nguy hậu COVID-19
Tại hội nghị tập huấn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 sáng 16/2, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Trưởng khoa điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ em nhiễm COVID-19 thường không có triệu chứng hoặc nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp, nhưng có thể gây ra các biểu hiện cấp tính nghiêm trọng và MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống).
Theo bác sĩ Phúc, những yếu tố nguy cơ khiến trẻ em mắc COVID-19 diễn biến nặng, gồm: béo phì, thừa cân; trẻ đẻ non, nhẹ cân; mắc đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản; bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp);
Hoặc trẻ mắc bệnh lý thần kinh; bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải ung thư, đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc; bệnh gan; bệnh thận mạn tính; các bệnh hệ thống.
Trẻ mắc COVID-19 ở thể nhẹ thường không có triệu chứng hoặc chỉ ho, chảy nước mũi, đau họng; nhịp thở bình thường, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; X-quang phổi bình thường. Những trẻ này được chăm sóc tại nhà/ cộng đồng.
Cấp phép thuốc điều trị COVID-19, giá dưới 300 nghìn đồng/hộp
Nguồn tin của Tiền Phong chiều nay xác nhận, Cục Quản lý Dược đã cấp giấy phép lưu hành có điều kiện cho thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir 400mg do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm Việt Nam sản xuất; thuốc Molravir 400mg của Công ty CP dược phẩm Boston Việt Nam và Movinavir của Công ty CP dược phẩm Mekorpha.
Đây là 3 đơn vị đủ điều kiện đã được Bộ Y tế cấp phép sản xuất thuốc Molnupiravir tại Việt Nam. Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu 3 công ty sản xuất thuốc trong nước phối hợp với các cơ sở điều trị thực hiện đúng các quy định hiện hành về thuốc kê đơn, theo dõi an toàn, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của thuốc kháng virus trên người Việt Nam và tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 32/2018/TT-BYT.
Nghệ An mở lại vận tải hành khách ở 99 xã, phường có dịch cấp độ 4
Hôm 17/2, ông Nguyễn Văn Hải, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Nghệ An thông tin, tình hình dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh, chỉ tính riêng ở TP Vinh đã có 22/25 xã có dịch ở cấp độ 4. Ngoài ra, 77 phường, xã ở nhiều huyện cũng ở cấp độ này.
Theo đó, các đơn vị liên quan ở cấp độ 4, Sở GTVT thông báo tổ chức tạm thời dừng hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô từ ngày 16/2. Nhưng hoạt động vận tải đi và đến nhiều địa phương trong toàn quốc, trong đó vận tải hành khách liên tỉnh vẫn được duy trì hoạt động. Do đó, việc tạm dừng trên làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vận tải.
Hải Phòng: F0 tăng đột biến, trạm y tế lưu động quá tải
Theo ông Phan Huy Thục – Phó Giám đốc thường trực Sở Y tế Hải Phòng - thành phố đã triển khai đưa trạm y tế lưu động vào hoạt động trên toàn địa bàn thành phố từ ngày 10.12.2021. Hiện nay, có 237 trạm y tế lưu động với hơn 1.170 nhân viên tham gia, để thực hiện công tác thu dung và điều trị.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, số lượng F0 tăng đột biến dẫn đến quá tình trạng quá tải tại các trạm y tế lưu động, đặc biệt trên địa bàn quận Ngô Quyền, Hải An và Lê Chân.
3 địa phương này có tổng số 35 phường, tương ứng 35 trạm y tế lưu động. Bình quân mỗi trạm y tế theo dõi hơn 300 F0, trong khi số nhân viên y tế bị nhiễm bệnh rất nhiều, ảnh hưởng đến nguồn lực thực hiện tại các trạm y tế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bệnh trở nặng và có nguy cơ tử vong.
TP.HCM: Trên 32.400 trẻ dưới 16 tuổi mắc COVID-19, 48 cháu tử vong
Chia sẻ của ông Nguyễn Trọng Khoa - phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế - tại hội nghị tập huấn hướng dẫn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức sáng 16/2 cho biết tính đến ngày 14/2, toàn quốc ghi nhận hơn 2.555.000 ca mắc COVID-19.
Trong đó có hơn 490.000 là trẻ em dưới 18 tuổi, chiếm 19,2% (13 - 17 tuổi 4,8%; 6 - 12 tuổi 8%; 3 - 5 tuổi 2,8% và 0 - 2 tuổi 3,6%).
Toàn quốc ghi nhận 165 trẻ mắc COVID-19 tử vong, chiếm 0,42% so với tử vong chung, cụ thể trẻ 13 - 17 tuổi 0,11%; 6 - 12 tuổi 0,1% và 0 - 2 tuổi 0,18%.
Theo phân tích tình hình COVID-19 tại một số bệnh viện tính từ đầu vụ dịch đến ngày 7-2, tại TP.HCM số mắc trẻ em dưới 16 tuổi là trên 32.400 cháu trong 516.163 ca mắc chung của TP, chiếm tỉ lệ 6,3%.
Số ca tử vong trẻ em là 48 ca/tổng số ca tử vong cộng dồn 20.379 người (chiếm 0,23% tổng số ca tử vong). Tỉ lệ tử vong/mắc 0,15%. Phân tích 2.478 ca mắc, COVID-19 tại TP.HCM có 165 ca trẻ ở mức độ nặng, nguy kịch. Trong số này có 13,9% các cháu dư cân, béo phì, 8,5% có bệnh đi kèm.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, tổng số trẻ em được khám và chẩn đoán COVID-19 là 611 cháu, trong đó có 545 ca được chuyển khám, cách ly tại địa phương, 66 ca điều trị nội trú tại bệnh viện.
Hiện Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị 10 ca, thời gian qua đã có 5 trẻ mắc COVID-19 tử vong (gồm 3 bệnh nhân sơ sinh, 1 bệnh nhân 2 tháng tuổi có viêm não liên cầu B, 1 bệnh nhân 6 tháng tuổi ở Bắc Ninh chuyển lên).
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương có tổng 617 ca trẻ em dưới 16 tuổi, 1 trẻ sơ sinh tử vong do sản phụ mắc COVID-19, suy hô hấp, thai 32 tuần. Các ca mắc COVID-19 có biểu hiện lâm sàng nhẹ chiếm 67,9%, trung bình 28,7%, số ca nặng 3,5% và ca có bệnh nền 0,8%. Ngày điều trị trung bình 16,2 ngày.
Số ca mắc COVID-19 mới tăng nhanh 10 ngày nay, có đáng lo?
Các thống kê số mắc trong một tuần sau Tết tăng cao nhất cho thấy số mắc tăng hằng ngày và đã vượt mốc 31.000 ca/ngày. Tuy nhiên theo dõi số liệu (trong đồ họa) thấy rằng số mắc tăng cao nhưng số ca nặng, số ca tử vong vẫn đang giữ tương tự như thời điểm Tết Nguyên đán là những ngày có số mắc mới thấp, đáng lưu ý số ca tử vong (trong những ngày số mắc tăng cao nhất) còn giảm so với thời điểm Tết Nguyên đán.
Bà Trần Thị Nhị Hà, giám đốc Sở Y tế Hà Nội (địa phương liên tục dẫn đầu số ca mắc mới hằng ngày trong các tháng gần đây), cho biết tỉ lệ ca có chuyển nặng của Hà Nội hiện khoảng 5%. So với tỉ lệ ca chuyển nặng khoảng 11% như thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế thời điểm mức độ phủ vắc xin thấp hơn (tháng 10-2021) và chưa có mũi vaccine tăng cường, cho thấy tỉ lệ ca chuyển nặng hiện nay đã giảm nhiều.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia của Bộ Y tế đánh giá việc phủ vaccine diện rộng và liều tiêm 3 mũi đã "thay đổi cục diện" dịch COVID-19 ở Việt Nam. Qua khảo sát ban đầu cho thấy tỉ lệ F0 có chuyển nặng và tử vong ở người đã tiêm đủ 3 mũi là rất thấp.
Chính vì thế nhiều ý kiến hồ hởi về việc Việt Nam "mở cửa lại bầu trời", cho trẻ em đi học trực tiếp sau hơn một học kỳ học trực tuyến, cho mở cửa nhiều loại hình dịch vụ trở lại.
Tại Hà Nội, bà Nhị Hà cho rằng các chỉ số quan trọng nhất hiện nay khi đánh giá cấp độ dịch là số ca chuyển nặng, tử vong và khả năng đáp ứng điều trị. Về số ca mắc mới, bà Hà cho rằng số ca mắc ghi nhận hằng ngày tuy cao nhưng 95% là triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, có thể theo dõi tại nhà.
Tại TP.HCM, mặc dù số ca nhiễm có chiều hướng đi lên nhưng số ca tử vong trên địa bàn TP.HCM đã được kéo giảm về 0 sau 9 tháng dài "chinh chiến". Ngày 14-2, TP.HCM không ghi nhận bệnh nhân tử vong vì COVID-19. Trước đó, ngày 12-2, TP có 3 ca tử vong thì 2 ca chuyển từ tỉnh khác về, các ca bệnh nặng cũng giảm rõ rệt.
Lý giải về sự chênh lệch này, PGS Trần Đắc Phu cho rằng phần lớn chính là hiệu quả của chiến dịch tiêm vắc xin, tỉ lệ bao phủ cao. Ngoài ra, hệ thống y tế cơ sở dần được củng cố, tiếp sức cũng là một "mấu chốt" quan trọng.
"Hiện nay hệ thống y tế cơ sở đã được củng cố tốt hơn, sự tiếp cận của bác sĩ với bệnh nhân khi nhiễm COVID-19 cũng tốt hơn. Hệ thống y tế không bị quả tải giúp việc cách ly và điều trị được kịp thời, góp phần giúp tỉ lệ chuyển nặng không nhiều", ông Phu chia sẻ.
Các tỉnh ứng xử ra sao trước hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 trong trường học
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Thông tin mới nhất về quyền hạn của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/1/2025, những quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có điểm gì mới theo Thông tư số 69/2024/TT-BCA?
2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc, cắt cabin đưa phụ xe ra ngoài
Thời sự - 8 giờ trước2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.
Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng trong khu công nghiệp tại Hải Phòng
Thời sự - 10 giờ trướcĐám cháy xảy ra vào đêm qua, rạng sáng nay (24/11), thiêu rụi khu nhà xưởng của một công ty trong khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng).
Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần
Thời sự - 11 giờ trướcTheo thông báo từ gia đình, Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã từ trần hồi 16h10’ ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.
Dự báo thời điểm không khí lạnh mạnh xuất hiện gây rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, khoảng chiều tối và đêm 25/11, khu vực Bắc Bộ đón đợt không khí lạnh mạnh tăng cường. Nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 ngày trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sựGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.