Tin sáng 19/2: Hà Nội hỏa tốc tạm dừng học trực tiếp với học sinh lớp 1 - 6 ở 12 quận; hàng nghìn ca F0, nhiều quán cà phê ở Hạ Long tự đóng cửa, bán mang về
GiadinhNet - Chiều 18/2, UBND TP Hà Nội có văn bản hỏa tốc đồng ý tạm dừng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 12 quận nội thành đến trường trực tiếp từ 21/2. Trước việc bùng phát hàng nghìn ca F0 mỗi ngày tại Quảng Ninh, nhiều quán cà phê ở TP Hạ Long tự nguyện đóng cửa và bán hàng mang về để phòng chống việc lây lan COVID-19.

Hà Nội: Hỏa tốc tạm dừng học trực tiếp với học sinh lớp 1 - 6 ở 12 quận
Theo đó, UBND đồng ý với tờ trình của Sở GD-ĐT Hà Nội về việc tạm dừng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 trên địa bàn 12 quận nội thành trở lại trường học trực tiếp từ 21/2 như kế hoạch trước đó.
Cũng theo Sở GD-ĐT Hà Nội, trước tình hình dịch Covid-19 tăng mạnh các ca trong cộng đồng, để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, cùng với đợt không khí lạnh mạnh sắp tới, đơn vị này tạm dừng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đến trường trực tiếp như dự kiến.
F0 cao kỷ lục, Chủ tịch Hà Nội ra công điện hỏa tốc

Bệnh nhân COVID-19 nặng điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: M.T
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm nguyên tắc "5K+ vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân" để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh hôm nay đã ký ban hành Công điện hỏa tốc về việc tăng cường các biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không chủ quan, lơ là; tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách, đặc biệt tập trung vào các khu vực đông người, cơ quan, đơn vị, cơ sở dịch vụ, di tích, danh lam thắng cảnh, cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm nguyên tắc "5K+ vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân" để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Sở Y tế được giao chủ trì, tăng cường điều phối, bố trí, phân luồng; chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm dịch y tế quốc tế, hướng dẫn cách ly, giám sát chặt người nhập cảnh, đặc biệt người về từ các vùng đã ghi nhận biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 (Omicron).
Phối hợp với các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân theo chỉ đạo của Thủ tướng; tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm vào công tác tiêm chủng vắc xin, đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hoàn thành trong Quý I/2022.
Đồng thời, Sở Y tế chỉ đạo tăng cường việc cung cấp đảm bảo túi thuốc gói thuốc C (thuốc kháng vi rút) cho các bệnh nhân tại các tầng điều trị, đặc biệt là những người điều trị tại nhà để hạn chế người bệnh chuyển tầng điều trị.
Phối hợp Sở GD&ĐT tạo hướng dẫn công tác xét nghiệm sàng lọc, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường học.
Chủ tịch Hà Nội cũng giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng phương án, hướng dẫn xét nghiệm sàng lọc trong trường học; chỉ đạo việc triển khai đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các nhà trường.
Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở dịch vụ giải trí được mở cửa hoạt động.
Công an TP phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục rà soát, quản lý, giám sát việc di biến động dân cư, tất cả các trường hợp ngoại tỉnh, nhập cảnh từ nước ngoài về làm việc và cư trú trên địa bàn để giám sát, theo dõi, xử lý kịp thời các tình huống.
UBND các quận, huyện, thị xã rà soát và triển khai có hiệu quả hoạt động của các trạm y tế và trạm y tế lưu động; phân công lực lượng trực 24/24 để kiểm soát, tổ chức tư vấn và thông tin kịp thời, hướng dẫn và cấp phát thuốc điều trị kịp thời đối với người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà…
Hàng nghìn ca F0, nhiều quán cà phê ở Hạ Long tự đóng cửa, bán mang về

Quán cà phê ở TP Hạ Long đóng cửa
Ghi nhận vào hôm 18/2, lo ngại việc lây lan dịch COVID-19 quá nhanh chóng, nhiều quán cà phê tự nguyện đóng cửa hoặc chỉ bán hàng mang về để tránh tụ tập đông người.
Một số quán tranh thủ thời gian vắng khách để trùng tu, sửa chữa, số khác phải đóng cửa vì không có khách, bù lỗ giá mặt bằng.
Chị Vũ Thị Hồng Thoa (chủ quán cà phê Chất, TP Hạ Long) cho biết, do tình hình bùng phát số ca F0 nhanh nên chị quyết định đóng cửa một cơ sở và chỉ bán mang về cơ sở còn lại.
"Tất cả nhân viên ở hai cơ sở đều được test COVID-19, bàn ghế được tôi cho nhân viên lau cồn sạch sẽ", chị Thoa nói.
Hà Nội dự kiến cho trẻ mầm non đi học trực tiếp từ 1/3

Trẻ em Trường Mầm non Ánh Sao, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Thường trực Thành ủy đã thống nhất lộ trình cho trẻ mầm non trên địa bàn trở lại trường từ ngày 1/3. Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT cũng đang xin ý kiến về mốc thời gian này.
Thông tin nêu trên được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đưa ra tại hội nghị giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra chiều 17/2.
Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Trần Lưu Hoa cho biết, ngành giáo dục thành phố đã tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 của 18 huyện, thị xã và học sinh lớp 7 đến lớp 12 của 12 quận trở lại trường. Từ ngày 21/2, tiếp tục tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận đi học.
"Sở đang dự thảo xin ý kiến thành phố, từ ngày 1/3, nếu diễn biến dịch trong phạm vi cho phép sẽ cho cấp mầm non đi học trên tinh thần tự nguyện, thống nhất với phụ huynh" - ông Cương cho hay.
Để đón học sinh lớp 1-6 của 12 quận trở lại trường, từ ngày 21/2, Sở GD&ĐT tiếp tục bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thành phố, giám sát, đôn đốc các nhà trường triển khai các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và đảm bảo chất lượng giáo dục. Sở cũng đã đề nghị các quận, huyện tổ chức diễn tập cho học sinh đi học trở lại…
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng khẳng định, trong những ngày qua, số ca bệnh tăng song tình hình dịch bệnh vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, ông Dũng cho biết, dịch bệnh vẫn đang diễn biến khá phức tạp. Các cấp, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức, chủ động trong công tác phòng, chống dịch; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong công tác phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình, cộng đồng; thực hiện nghiêm túc quy định 5K.
Nhấn mạnh việc đưa học sinh đi học trở lại trường học trực tiếp là cần thiết, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, địa phương vào cuộc tích cực, chủ động phối hợp với các nhà trường triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống dịch, bảo đảm tổ chức dạy học an toàn.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, để duy trì lâu dài việc tổ chức dạy học trực tiếp, thành phố yêu cầu đơn vị, địa phương tăng cường hỗ trợ cho các nhà trường; đảm bảo cho học sinh từng bước quay trở lại học bán trú.
Đặc biệt, sau khi nêu thông tin Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất lộ trình cho trẻ mầm non trở lại trường từ ngày 1/3, ông Dũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai theo nguyên tắc "đảm bảo an toàn nhất thì cho trẻ mầm non đến trường, đưa học sinh trở lại an toàn, hiệu quả nhưng không cứng nhắc, không cực đoan".
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở GD&ĐT phối hợp Sở Y tế tham mưu, trình phương án cho trẻ em mầm non trở lại trường học trực tiếp từ tháng 3; nghiên cứu xây dựng lộ trình để học sinh tiểu học được trở lại trường với các sinh hoạt bình thường, trong đó có ăn bán trú.
Bình Phước cho học lại từ 21/2

Học sinh cấp III huyện biên giới Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đi học trực tiếp trở lại từ ngày 3/1
Ngày 18/2, UBND tỉnh Bình Phước ra công văn khẩn yêu cầu các cơ quan, địa phương thực hiện dạy và học trực tiếp trở lại với trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu tổ chức dạy và học trực tiếp tại tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh (thuộc địa phương có dịch cấp độ 1 và 2) từ ngày 21/2.
Trong đó, triển khai dạy học trực tiếp cho trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại các cơ sở thuộc địa phương có dịch cấp độ 1 và 2. Các khối lớp còn lại tiếp tục dạy và học bình thường theo các hướng dẫn trước đó.
UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường phối hợp với các trung tâm y tế, trạm y tế trên địa bàn thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trường lớp trước khi hoạt động trở lại. Đồng thời, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong suốt quá trình dạy và học trực tiếp.
Đề nghị rút ngắn thời gian cách ly giáo viên, học sinh F1
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ Y tế xem xét rút ngắn thời gian cách ly, số lần xét nghiệm với F1 là giáo viên, học sinh để thúc đẩy mở cửa trường học.
Kiến nghị trên được đưa ra trong báo cáo về tình hình dạy học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (tính đến 16/2), trước thực trạng mỗi nơi khoanh vùng F1 một kiểu khiến nhiều giáo viên, học sinh phải chuyển sang dạy và học trực tuyến nhiều ngày rồi mới quay lại học trực tiếp.
Theo quy định mới nhất, F0 dừng cách ly sau 10 ngày xét nghiệm hai lần âm tính, F1 đã tiêm đủ hai mũi vaccine được tái hòa nhập sau bảy ngày nhưng đều cần tiếp tục theo dõi sức khỏe.
Điều kiện để F1 được cách ly tại nhà là tiêm đủ hai mũi vaccine phòng COVID-19, có thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine, do cơ quan có thẩm quyền cấp; liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá sáu tháng. Tất cả F1 phải xét nghiệm hai lần bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh kháng nguyên (lần một khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần hai vào ngày thứ bảy).
Tại hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc Covid-19 do Bộ Y tế tổ chức hôm 16/2, TS Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) cho hay, học sinh F1 được ở nhà để theo dõi sức khỏe và xét nghiệm theo quy định. Nếu đã tiêm đủ liều vaccine, các em ở nhà không quá bảy ngày, xét nghiệm vào ngày thứ bảy, nếu kết quả âm tính, được đi học trở lại.
Nếu chưa được tiêm, phải theo dõi tại nhà không quá 14 ngày, chú ý kỹ các biểu hiện, xét nghiệm lại vào ngày thứ bảy và 13. "Về thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà với F1 là học sinh, chúng tôi đang xin ý kiến các bộ, chuyên gia và trao đổi với Bộ Giáo dục. Có thể, chúng tôi điều chỉnh thời gian theo dõi tại nhà xuống còn bảy ngày cho tất cả học sinh F1, dù đã tiêm vaccine hay chưa", TS Dương Chí Nam nói thêm.
Ngoài đề nghị rút gọn thời gian cách ly và số lần xét nghiệm, Bộ Giáo dục cũng kiến nghị Bộ Y tế cho ý kiến chuyên môn về phòng chống dịch đối với trẻ em chưa được tiêm vaccine; ban hành hướng dẫn và thống nhất với các địa phương về việc test sàng lọc học sinh khi tới lớp, hướng dẫn tổ chức bán trú; test thường xuyên/định kỳ, cụ thể đối tượng nào cần test.
Tại cuộc họp sáng 17/2 giữa Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với 63 tỉnh, thành nhằm đánh giá tình hình mở cửa trường học của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị lãnh đạo các địa phương, Sở Y tế cũng như Sở Giáo dục không quy định học sinh phải xét nghiệm sàng lọc trước khi đến trường, lớp.
"Chỉ xét nghiệm với những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm hoặc dấu hiệu dịch tễ tiếp xúc với F0", ông Sơn nêu rõ. Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng có thể cho trẻ học bán trú để giảm bớt phiền hà cho phụ huynh.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn xét nghiệm trong trường học, theo dõi sức khoẻ trẻ em mắc bệnh nền hoặc có vấn đề về sức khoẻ, thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em là F1.
Báo cáo của Bộ Giáo dục cho biết trong đợt bùng phát dịch thứ tư (từ 27/4/2021 đến nay), toàn ngành ghi nhận gần 163.000 cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên nhiễm COVID-19; riêng học sinh, sinh viên là hơn 135.000.
Sau kỳ nghỉ Tết, khi hầu hết tỉnh, thành tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỷ lệ giáo viên, học sinh nhiễm tăng mạnh như Hải Phòng, Hà Tĩnh... Số ca nhiễm tăng cao khiến nhiều trường phải chuyển sang dạy học kết hợp hai hình thức.
Hiện các địa phương cũng có quan điểm khác nhau về thời gian, thời điểm, cách thức, quy mô học trực tiếp. Có nơi đã triển khai đồng loạt, nơi lại thận trọng thí điểm, thăm dò. Tính đến 16/2, có chín tỉnh, thành chưa cho trẻ mầm non đến trường gồm Hậu Giang, Trà Vinh, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hà Nội, Phú Yên, An Giang, Tiền Giang. Sáu địa phương chưa cho tiểu học đi học gồm Hậu Giang, An Giang, Đà Nẵng, Tiền Giang, Hưng Yên (chỉ tổ chức khối 1), Vĩnh Long (chỉ tổ chức khối 5, 6).
Nhiều trường học còn lúng túng khi xử lý học sinh F0, F1. Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh phải nghỉ học trực tiếp. Có nơi cho cả lớp hoặc cả khối dừng đến trường khi phát hiện F0 trong một lớp học.
"Một số địa phương còn yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi đến trường, phần kinh phí do phụ huynh chi trả, gây ra những phản ứng không cần thiết. Việc tổ chức bán trú và học hai buổi cũng rất khác nhau giữa các địa phương", báo cáo nêu.
Dấu hiệu trẻ em F0 chuyển nặng

Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là kịp thời phát hiện các triệu chứng nặng ở trẻ
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho hay tình trạng mắc COVID-19 ở trẻ ngày càng gia tăng do trẻ đi học trở lại, một số lượng lớn các em chưa được tiêm vắc xin, cộng thêm tốc độ lây lan nhanh của virus. "Thông thường, khi trẻ mắc COVID-19, chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỉ lệ rất nhỏ vào viện khám. Với những trẻ có triệu chứng thở nhanh, chỉ số bão hòa ô xy giảm, bác sĩ cần chỉ định chụp X-quang, nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại, có thể cho trẻ về nhà. Thể nặng và nguy kịch là khi bão hòa ô xy tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy…", PGS Hiếu nói.
Các tỉnh ứng xử ra sao trước hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 trong trường học

Áp dụng hệ thống camera phạt nguội 24/24h, tỉ lệ người vi phạm đã giảm rõ rệt
Thời sự - 31 phút trướcHệ thống camera phạt nguội được áp dụng xử phạt 24/24h từ 15/9. Từ khi áp dụng đến nay, tỉ lệ người vi phạm đã giảm rõ rệt.

Lũ tràn vào trang trại ở Thanh Hóa, hơn 1.000 con lợn bị chết và cuốn trôi
Thời sự - 10 giờ trướcNước lũ tràn vào một trang trại lợn ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) khiến hơn 1.000 con lợn bị chết và cuốn trôi.

Đợt mưa lớn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ bao giờ kết thúc?
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai 29/9, nhiều khu vực trên cả nước tiếp tục có mưa rất to đặc biệt là Bắc Bộ và Trung Bộ. Lượng mưa có nơi trên 100mm. Tuy nhiên, từ chiều mưa lớn ở các khu vực trên giảm nhanh. Chi tiết thời tiết ngày mai thế nào?

Phú Thọ: Phủ nhận thông tin cán bộ xã tự tử, cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Một cán bộ Kế hoạch - Tài chính xã Tu Vũ, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ vừa tử vong chưa rõ nguyên nhân.

Hà Nội: Cháy một cửa hàng sửa chữa xe máy ở Thanh Oai
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại nhà một hộ dân kết hợp kinh doanh sửa chữa, thay thế phụ tùng xe máy ở xã Thanh Cao, Thanh Oai, Hà Nội. Thời điểm cháy, trời đang mưa lớn nhưng ngọn lửa vẫn bùng lên rất dữ dội.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô còn mưa xối xả, người dân phải lội nước đi làm?
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, khả năng mưa to vẫn xảy ra nhưng sau đó giảm mưa, trời có nắng và tăng nhiệt.

Hà Nội: Người dân 'rẽ nước' đội mưa đi làm, nhiều tuyến đường tắc cứng cả cây số
Thời sự - 19 giờ trướcCơn mưa lớn kéo dài từ sáng sớm 28/9 đã khiến nhiều tuyến phố chìm trong biển nước, người dân "bơi" trên đường để đến nơi làm việc.

Tin sáng 28/9: Hàng nghìn nhà dân hư hại do mưa lũ; 110 tỷ đồng hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini được phân bổ thế nào?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Mưa lũ hai ngày qua khiến hàng nghìn nhà dân ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bị hỏng, một người mất tích, hàng nghìn ha lúa và hoa màu hư hại; Sau khi có báo cáo của quận Thanh Xuân, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội sẽ họp, lấy thêm ý kiến từ các bên liên quan và báo cáo xin ý kiến lãnh đạo thành phố về việc phân bổ số tiền hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini.

Thời tiết hôm nay 28/9: Lũ tiếp tục lên do mưa lớn, nhiều nơi vẫn ngập sâu trong biển nước
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay 28/9, Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An tiếp tục có mưa lớn. Lũ tiếp tục lên nguy cơ ngập lụt ở nhiều nơi. Ngoài ra, lũ quét và sạt lở đất dễ xảy ra ở khu vực miền núi. Thời tiết hôm nay thế nào?

Tiếp nhận 110 tỷ đồng ủng hộ, Hà Nội lên kế hoạch hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini
Thời sự - 1 ngày trướcĐến nay, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã tiếp nhận 110 tỷ đồng ủng hộ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân. Hiện Ủy ban MTTQ thành phố đang xem xét, đánh giá từng hoàn cảnh và có mức hỗ trợ, phân bổ phù hợp với từng nạn nhân.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô còn mưa xối xả, người dân phải lội nước đi làm?
Thời sựGĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, khả năng mưa to vẫn xảy ra nhưng sau đó giảm mưa, trời có nắng và tăng nhiệt.