Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 20/2: Loạt tỉnh dừng học trực tiếp do dịch phức tạp; cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào?

Chủ nhật, 09:34 20/02/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương trên cả nước đã tạm dừng việc cho học sinh đến trường, chuyển từ dạy học trực tiếp sang hình thức trực tuyến. Việc phân luồng điều trị với người bệnh COVID-19 được chia thành các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là có thêm hướng dẫn phân luồng điều trị trẻ mắc COVID-19.

Tin sáng 19/2: Hà Nội hỏa tốc tạm dừng học trực tiếp với học sinh lớp 1 - 6 ở 12 quận; hàng nghìn ca F0, nhiều quán cà phê ở Hạ Long tự đóng cửa, bán mang về Tin sáng 19/2: Hà Nội hỏa tốc tạm dừng học trực tiếp với học sinh lớp 1 - 6 ở 12 quận; hàng nghìn ca F0, nhiều quán cà phê ở Hạ Long tự đóng cửa, bán mang về

GiadinhNet - Chiều 18/2, UBND TP Hà Nội có văn bản hỏa tốc đồng ý tạm dừng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 12 quận nội thành đến trường trực tiếp từ 21/2. Trước việc bùng phát hàng nghìn ca F0 mỗi ngày tại Quảng Ninh, nhiều quán cà phê ở TP Hạ Long tự nguyện đóng cửa và bán hàng mang về để phòng chống việc lây lan COVID-19.

Các tỉnh thành dừng học trực tiếp do dịch COVID-19 phức tạp

Tin sáng 20/2: Loạt tỉnh dừng học trực tiếp do dịch phức tạp; cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 2.

Tin sáng 20/2: Loạt tỉnh dừng học trực tiếp do dịch phức tạp; cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 3.

Tin sáng 20/2: Loạt tỉnh dừng học trực tiếp do dịch phức tạp; cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 4.

Tin sáng 20/2: Loạt tỉnh dừng học trực tiếp do dịch phức tạp; cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 5.

Tin sáng 20/2: Loạt tỉnh dừng học trực tiếp do dịch phức tạp; cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 6.

Cập nhật lịch đi học trở lại của học sinh cả nước.

Tại Vĩnh Phúc, học sinh các trường tiểu học, THCS chuyển trạng thái từ học tập trực tiếp sang trực tuyến từ ngày 21.2 (thứ 2) cho đến khi có thông báo mới của Ban Chỉ đạo các huyện/thành phố.

Các trường mầm non tiếp tục mở cửa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, tạo điều kiện để phụ huynh yên tâm lao động, sản xuất. Các trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX duy trì dạy học trực tiếp, đồng thời tổ chức dạy học trực tuyến đối với học sinh thuộc diện F0, F1, học sinh có yếu tố bệnh nền nếu phụ huynh có yêu cầu và đảm bảo các điều kiện học tập hiệu quả.

Tại Lào Cai, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Trong 3 ngày gần đây (kể từ ngày 16.2), số ca mắc mới trên địa bàn toàn tỉnh là 2.899, trong đó thành phố Lào Cai có 1.315 ca.

Hiện cấp độ dịch của thành phố Lào Cai đáng lo ngại khi có tới 15 xã, phường cấp độ 4; 2 xã cấp độ 3.

Để bảo đảm và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, sớm giảm nhanh các ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh đã yêu cầu tạm dừng việc tổ chức dạy học trực tiếp đối với tất cả các cấp học trên địa bàn thành phố Lào Cai kể từ 19.2 cho đến khi có thông báo mới.

Tại Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội vừa đồng ý với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc điều chỉnh thời gian đến trường học trực tiếp của học sinh tiểu học và lớp 6 của 12 quận nội thành. Theo đó, học sinh sẽ không đi học từ ngày 21.2 như thông báo trước đó, mà lùi sang một thời điểm thích hợp.

Lý do là trong thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm trong cộng đồng có xu hướng tăng.

Cùng với đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên khu vực Hà Nội sẽ có những ngày rét đậm, rét hại dẫn đến việc phụ huynh còn băn khoăn lo lắng khi cho con đến trường, tỉ lệ đồng thuận của cha mẹ học sinh chưa cao trong việc cho con em trở lại trường học trực tiếp.

Dịch liên tục lập đỉnh, Hà Nội "mất" 37 xã phường vùng xanh

Tin sáng 20/2: Hà Nội "mất" 37 xã phường vùng xanh; cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 2.

Như vậy, so với một tuần trước đó đã tăng thêm 37 xã phường "vùng vàng", chỉ còn lại 499 địa phương "vùng xanh" (Ảnh minh họa).


UBND TP Hà Nội vừa phát đi thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, cập nhật đến 9h ngày 18/2.

Theo đó, với các tiêu chí về mức độ lây nhiễm và khả năng đáp ứng toàn thành phố ở quy mô cấp xã, phường, thị trấn có 499 địa phương là "vùng xanh"; 80 địa phương ở cấp độ 2 (tức "vùng vàng"). Như vậy, so với một tuần trước đó đã tăng thêm 37 địa phương "vùng vàng". Thành phố tiếp tục chưa ghi nhận địa phương nào có dịch ở cấp độ 3, 4.

Hà Nội chỉ đạo khẩn về công tác điều trị cho trẻ em mắc COVID-19

Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện cùng 30 Trung tâm Y tế trên địa bàn, chỉ đạo khẩn về công tác điều trị cho trẻ em nhiễm COVID-19.

Theo đó, để đảm bảo điều trị trong thời gian tới khi học sinh, sinh viên đến trường học tập trung trở lại, Sở Y tế giao Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn - chuyên khoa đầu ngành Nhi tổ chức đào tạo, tập huấn cho các đơn vị trong ngành về công tác xử trí, chăm sóc, điều trị trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, bệnh viện này cần khảo sát năng lực đáp ứng điều trị Nhi khoa toàn ngành để lên kế hoạch hỗ trợ đơn vị tuyến dưới trong công tác điều trị trẻ em nhiễm COVID-19.

Các Bệnh viện đa khoa có giường điều trị Nhi khoa được giao khẩn trương xây dựng phương án tổ chức tiếp nhận, điều trị trẻ em nhiễm COVID-19, sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao đáp ứng điều trị.

Các Trung tâm Y tế có nhiệm vụ tham mưu cho UBND quận, huyện phương án đảm bảo y tế trường học khi học sinh quay trở lại trường. Phối hợp Phòng Y tế, Phòng Giáo dục quận, huyện để chủ động xây dựng kịch bản với các tình huống có thể xảy ra tại trường học, không để bị động, lúng túng, bất ngờ.

Ngày 19/2: Có 41.980 ca COVID-19 mới, Bắc Ninh tăng gần gấp đôi số mắc hôm quaNgày 19/2: Có 41.980 ca COVID-19 mới, Bắc Ninh tăng gần gấp đôi số mắc hôm qua

Bản tin dịch COVID-19 ngày 19/2 của Bộ Y tế cho biết có 41.980 ca mắc mới COVID-19 tại 61 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 4.900 ca; Bắc Ninh tăng vọt lên 3.000 ca, tăng gần gấp đôi hôm qua; Trong ngày có gần 6.900 ca khỏi; 65 trường hợp tử vong.

TP Yên Bái tạm dừng nhiều hoạt động khi số ca mắc "lập đỉnh"

Tin sáng 20/2: Cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 2.

Từ 0h ngày 19/2, các nhà hàng, quán ăn, bia hơi, cà phê… trên địa bàn thành phố Yên Bái chỉ bán hàng mang về (Ảnh: Báo Yên Bái).


Tính từ 18h ngày 17/2 đến 18h ngày 18/2, tỉnh Yên Bái ghi nhận thêm số ca mắc tăng kỷ lục (875 ca mắc Covid-19), nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại tỉnh này lên 6.086 trường hợp. Trong đó, 3 ngày (từ ngày 15 - 18/2) liên tiếp số ca bệnh tăng mạnh.

Để kịp thời ngăn chặn dịch, kiểm soát dịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, UBND TP Yên Bái vừa ra thông báo khẩn về công tác phòng chống dịch. Theo đó, TP Yên Bái tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, quán bar, internet, trò chơi điện tử, karaoke, massage...

TP Yên Bái tạm dừng tổ chức các hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các giải thi đấu thể thao, hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội, hoạt động của các di tích, bảo tàng.

Tạm dừng tiệc cưới, hỏi, các hoạt động liên hoan, gặp mặt, tân gia; đối với việc tổ chức lễ tang tại gia đình cần tổ chức gọn nhẹ và phải đảm bảo các quy định về phòng chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn.

Cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào?

Tin sáng 20/2: Cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 3.

Trẻ em mắc Covid-19 được điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương


Sở Y tế Hà Nội ngày 18/2 ban hành công văn khẩn về việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19. Theo hướng dẫn mới, việc phân luồng điều trị với người bệnh COVID-19 được chia thành các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là có thêm hướng dẫn phân luồng điều trị trẻ mắc COVID-19.

Cụ thể phân tầng điều trị trẻ em mắc COVID-19 như sau:

Tầng 1: - Trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà nếu trên 3 tháng tuổi.

- Nếu không đủ điều kiện điều trị tại nhà, trẻ được đưa vào các cơ sở thu dung quận, huyện.

- Trẻ có bệnh nền không ổn định hoặc thể trạng béo phì; trẻ dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi, được điều trị tại bệnh viện đa khoa có giường bệnh điều trị Nhi khoa.

Tầng 2: - Bệnh viện Đa khoa có khoa nhi: trẻ mắc COVID-19 ở mức độ trung bình.

- Bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành.

Tầng 3: Trẻ em mắc COVID-19 ở mức độ nặng, nguy kịch, được chuyển điều trị tại các bệnh viện: Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn và Sơn Tây hoặc các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành.

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị không quy định xét nghiệm sàng lọc học sinh đến trườngThứ trưởng Bộ Y tế đề nghị không quy định xét nghiệm sàng lọc học sinh đến trường

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị các địa phương không quy định học sinh phải xét nghiệm sàng lọc trước khi đến trường, lớp. Chỉ xét nghiệm với những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm hoặc dấu hiệu dịch tễ tiếp xúc với F0...

TP HCM chuẩn bị cho tình huống F0 tăng mạnh

Theo đó, Sở Y tế đề nghị các quận, huyện đảm bảo khả năng chăm sóc F0 tại nhà của từng phường, xã, thị trấn và khả năng tiếp nhận, điều trị Covid-19 ở cơ sở y tế. Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn, mỗi địa phương sắp xếp lại các cơ sở thu dung phù hợp, sẵn sàng điều trị khi được kích hoạt trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, cũng như theo dõi sát số ca mắc mới để kịp thời kích hoạt mạng lưới chăm sóc F0 tại nhà.

Hiện, hơn 90% người dân đủ tuổi đều được tiêm vaccine Covid-19, đa số F0 không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Do đó, Sở Y tế tính toán mỗi trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 cộng đồng có một bác sĩ, 1-2 điều dưỡng đủ khả năng chăm sóc, quản lý 50-100 hộ F0. Tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng chỉ có nhân viên y tế, không có bác sĩ, thì trạm y tế và trạm y tế lưu động hỗ trợ chăm sóc 10-20 hộ có F0.

Cơ sở chăm sóc, quản lý F0 tại nhà khi tiếp nhận thông tin người dân khai báo có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính sẽ đánh giá tình trạng lâm sàng và khai thác yếu tố dịch tễ. Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định là F0 theo quy định của Bộ Y tế, y tế địa phương xét nghiệm lại cho người bệnh bằng xét nghiệm nhanh do Bộ Y tế cấp phép.

Bộ Y tế đề nghị sớm xem xét đưa kit test xét nghiệm COVID-19 vào diện bình ổn giá

Tin sáng 20/2: Cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 4.

Bộ Y tế đề nghị sớm xem xét đưa kit test xét nghiệm COVID-19 vào diện bình ổn giá


Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế cho biết thời gian vừa qua Bộ đã thành lập các đoàn kiểm tra về công tác mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 . Qua đó ghi nhận một số tồn tại, hạn chế và những khó khăn, vướng mắc về quản lý nhà nước trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.

Để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc và tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực trang thiết bị y tế, Bộ Y tế đề nghị các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố nghiên cứu, phối hợp triển khai những nội dung

Những ai tuyệt đối không được dùng Monulpiravir - thuốc được coi là "chìa khoá" chữa COVID

Theo PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế công cộng trường đại học Y dược TP.HCM, việc nâng cao nguồn cung ứng thuốc kháng virus chính là cách chúng ta sống chung với đại dịch vì thuốc kháng virus giúp giảm nguy cơ trở nặng cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 .

Tuy nhiên, hiện tại, nguồn cung ứng thuốc kháng virus còn hạn chế nên thuốc ưu tiên cho những người có yếu tố nguy cơ cao.

Theo phân loại của Bộ Y tế, những người mắc đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; đặc biệt là những người có các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi; bệnh thận mạn tính; béo phì, thừa cân... là những đối tượng có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19. Vì vậy, những bệnh nhân này cần được ưu tiên sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, thuốc kháng virus cũng có những tác dụng phụ không mong muốn vì vậy khi dùng cần hết sức thận trọng.

Mới khỏi COVID-19 trước Tết giờ lại tiếp tục tái nhiễm lần 2, chuyên gia nói gì?

Tin sáng 20/2: Cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 5.

Mới khỏi COVID-19 trước Tết, giờ lại tiếp tục tái nhiễm lần 2?

Mạng xã hội chia sẻ dòng trạng thái của một F0 cho biết lần 2 cách lần 1 mắc COVID-19 chưa đến hai tháng. Mọi người bị rồi đừng chủ quan nhé. F0 này hoang mang viết "có ai bị như tôi không?".

Sau chia sẻ này, nhiều người tỏ ra bất ngờ bởi hầu hết cho rằng đã mắc COVID-19 thì rất khó để bị lại. Nhưng lại cũng có người cho rằng điều này là hoàn toàn có thể. Theo đó, có người mới khỏi COVID-199 dịp trước Tết nghĩ mắc rồi không mắc lại nữa nên dịp Tết chị này đã đi khắp nơi chúc Tết. Ngày 12 tháng Giêng chị đi Tây Bắc, trở về thì lại "bị 2 vạch".

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Anh Tuấn, trưởng phòng Y tế Quận Bắc Từ Liêm cho biết, về mặt lý thuyết người nhiễm COVID-19 là những người được sinh kháng thể rồi, cơ thể có khả năng chống chọi với virus.

Hậu COVID-19: Cảnh báo hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em

Sáng 18/2, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 2 tuổi mắc COVID-19 chuyển nặng sau 2 tháng khỏi bệnh. Bé gái nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao liên tục, co giật, ho, chảy nước mũi, nôn, mắt phù nề, viêm kết mạc, chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Bé H. quê Thanh Hóa, nhập viện hôm 13/2.

Trước đó, ngày 23/12/2021, trẻ bị nhiễm COVID-19 nhưng chỉ húng hắng ho và 3-4 ngày sau thì con khỏi bệnh. Ngày 7/2, gần 2 tháng sau khi khỏi COVID-19, trẻ sốt cao trên 39 độ C kèm co giật. Kết quả xét nghiệm RT-PCR của bé H âm tính nhưng nồng độ kháng thể cao (tương đương sức miễn dịch của người tiêm vaccine hoặc F0 khỏi bệnh, trong khi bé chưa tiêm vaccine).

Qua thăm khám, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Đây là 1 hội chứng mắc phải sau nhiễm COVID-19. "Tôi có biết đến những trường hợp mắc hậu COVID-19 nhưng không nghĩ con mình sẽ mắc bệnh nặng thế này vì bé mắc COVID-19 tình trạng rất nhẹ, chỉ 3-4 ngày là con đã khỏi bệnh rồi", mẹ bệnh nhi cho biết.

Chuyên gia: Mỗi ngày hơn 10 ca COVID-19 tử vong, Hà Nội không được chủ quan

Tin sáng 20/2: Cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào? - Ảnh 6.

Chuyên gia khuyến cáo người dân cần tuyệt đối tuân thủ 5K mọi lúc mọi nơi.


Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế việc số ca mắc Covid-19 tại TP Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác tăng vọt là điều đã được dự báo từ trước. Lý do là mầm bệnh đã có sẵn trong cộng đồng, biến thể lây lan nhanh, cộng thêm gia tăng đi lại của người dân tại tất cả các địa phương khi chúng ta phục hồi lại các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế…

"Chúng ta phải xác định số mắc thực tế còn cao hơn con số 3.000 - 4.000 ca/ngày. Vì rất nhiều trường hợp không có triệu chứng là nguồn lây âm thầm trong cộng đồng. Ngoài ra, có một bộ phận không nhỏ người dân xét nghiệm dương tính nhưng không khai báo", TS Phu nói.

Chuyên gia cho rằng rất may là hiện nay TP vẫn đang kiểm soát được tình hình dịch Covid-19, hệ thống y tế cơ sở vẫn làm tốt chức năng của mình. Tuy nhiên, với tỷ lệ tiêm chủng cao, người dân đang có tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định về phòng, chống dịch 5K, đặc biệt là việc không đeo khẩu trang nơi công cộng.

"Số thống kê mắc COVID-19 chỉ là phần nổi của tảng băng trôi"

PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, những biện pháp cách ly, truy vết đã không còn phù hợp và với những trường hợp này cần nâng ý thức phòng, chống dịch để tự bảo vệ bản thân, bảo vệ người thân trong gia đình, cùng bạn bè và đồng nghiệp: "Điều cần thiết để chống dịch hiện nay là người dân thực hiện nghiêm 5K để tự bảo vệ mình dù đã tiêm vaccine hay chưa. Nhiều trường hợp F0 không khai báo vì lo ngại ảnh hưởng tới công việc và thu nhập, nên nhiều F0 không triệu chứng vẫn đi làm. Do vậy, cần nâng cao ý thức của mỗi người dân, có biện pháp để họ thực hiện khai báo y tế hoặc các đơn vị, các cơ quan phải có biện pháp xử lý nghiêm khi nhân viên là F0 không khai báo".

Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng, Bộ Y tế cần đổi mới và cập nhật khuyến cáo, đẩy mạnh truyền thông. Theo đó, hướng dẫn để các cơ quan y tế hoạt động hỗ trợ người bệnh hiệu quả trong điều kiện nhân lực mỏng và quá tải.

"Cơ bản hiện nay, người dân có thể tự test và tự theo dõi sức khỏe. Người bệnh chỉ cần nhập viện khi triệu chứng trở nặng và nguy hiểm. Số ca mắc trong cộng đồng có thể rất cao và con số công bố chính thức chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Do vậy, chúng ta xác định sống chung với dịch. Và tập trung chăm sóc y tế cho những người bệnh có triệu chứng hoặc diễn biến nặng. Dần dần chúng ta coi COVID-19 như bệnh đặc hữu, như cúm, sởi…", PGS.TS Huy Nga nhấn mạnh.

Đánh giá diễn biến dịch hiện nay, cùng với các biện pháp thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả, PGS. TS Huy Nga khuyến cáo, với các trường hợp xác định tiếp xúc gần F1 tự theo dõi là chính và không cần cách ly tập trung hay cách ly y tế nghiêm ngặt. Tuy nhiên, chính bản thân những người dân khi ở trường hợp này phải nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm 5K.

Lần đầu tiên hơn 4.500 ca mắc COVID-19/ngày, các bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội đang hoạt động ra sao?

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đây là bệnh viện tầng 3, tuyến cuối cùng của thành phố. Hiện Bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị khoảng 200 bệnh nhân COVID-19, trong số này có khoảng 150 bệnh nhân nặng, nguy kịch.

"Chúng tôi vẫn theo kế hoạch của Sở Y tế và thành phố. Số lượng bệnh nhân nặng, nguy kịch có tăng hơn so với trước Tết Nguyên đán. Cụ thể trước Tết số bệnh nhân nặng, nguy kịch điều trị tại đây dao động khoảng 110-120 bệnh nhân, tăng hơn chút nhưng không nhiều", bà Hương chia sẻ.

Trước số ca mắc tại thủ đô liên tục tăng, lo ngại bệnh viện tuyến cuối quá tải, bà Hương cho biết, điều này không quá lo lắng. Sở dĩ, theo bà Hương bởi đa phần người dân đã tiêm vaccine, triệu chứng nhẹ. Những trường hợp bệnh nhân diễn biến nặng là do tuổi quá cao, có bệnh nền và đặc biệt không tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Các tỉnh ứng xử ra sao trước hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 trong trường học

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 6 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 7 giờ trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 8 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Cao tốc tắc kéo dài, người dân bỏ xe xuống đường đứng

Thời sự - 10 giờ trước

Hiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chiều đi Thái Nguyên đang xảy ra ùn tắc kéo dài. Thời điểm 9h30, ùn tắc khiến 3 làn xe kéo dài gần như đứng yên trên đường. Nhiều người nóng ruột và trên xe ngột ngạt, nắng nóng đã phải xuống đường đứng.

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Cùng bạn đi tắm sông, nữ sinh lớp 12 trường nghề đuối nước tử vong

Thời sự - 11 giờ trước

Một nữ sinh lớp 12 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương (Nghệ An) cùng bạn đi tắm sông không may bị đuối nước tử vong.

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Gió mùa Đông Bắc liên tiếp tràn xuống sau đợt nắng nóng kinh hoàng

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Từ 1/5, không khí lạnh yếu tràn về, trời dịu mát, nền nhiệt hạ liền 8 độ, chấm dứt đợt nắng nóng đỉnh điểm những ngày qua.

Tài xế say xỉn trèo lên ô tô chuyên dụng của CSGT châm lửa đốt 4 xe máy

Tài xế say xỉn trèo lên ô tô chuyên dụng của CSGT châm lửa đốt 4 xe máy

Thời sự - 15 giờ trước

Bị tạm giữ xe vì vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông liền nhảy lên thùng xe tải của CSGT rồi châm lửa đốt khiến 4 xe máy bị thiêu rụi.

Hà Nội nắng nóng, đường phố vắng vẻ dịp nghỉ lễ

Hà Nội nắng nóng, đường phố vắng vẻ dịp nghỉ lễ

Thời sự - 16 giờ trước

Tại Hà Nội, ngày hôm nay nắng nóng tiếp tục gay gắt, nhiệt độ ngoài trời dự báo lên đến 40 độ C. Do đó, đường phố Hà Nội trở nên thông thoáng cả vào giờ cao điểm.

Tin sáng 29/4: Tình tiết bất ngờ vụ thi thể nữ ‘khô’ trên ghế sofa ở Hà Nội; khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' 500.000 đồng 3 quả dứa tại phố cổ

Tin sáng 29/4: Tình tiết bất ngờ vụ thi thể nữ ‘khô’ trên ghế sofa ở Hà Nội; khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' 500.000 đồng 3 quả dứa tại phố cổ

Thời sự - 18 giờ trước

GĐXH - Vụ thi thể nữ “khô” trên ghế sofa, lực lượng chức năng thông tin thêm một số tình tiết quan trọng; Bị “chặt chém” 3 quả dứa 500.000 đồng tại phố cổ Hà Nội, nữ du khách nước ngoài có phản ứng khá gay gắt, bực tức.

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Thời sự - 1 ngày trước

Khói lửa bùng lên tại cửa hàng FPT Shop trên đường Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp khiến nhiều nhân viên hốt hoảng ôm đồ tháo chạy.

Top