Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 26/12: Giá vàng lên đỉnh mới, cao nhất mọi thời đại; cựu cán bộ công an chết có ảnh hưởng đến vụ án cháy quán karaoke ở Bình Dương?

Thứ ba, 07:00 26/12/2023 | Thời sự

GĐXH - Giá vàng trong nước đã tăng mạnh, đạt mức 77,5 triệu đồng/lượng, xô đổ kỷ lục đạt được trước đó; một lãnh đạo VNSND tỉnh Bình Dương cho rằng việc ông Nguyễn Duy Linh chết không ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án.

Tin sáng 25/12: ‘Biển người’ đổ về Nhà thờ lớn đón Giáng sinh an lành; hàng nghìn người tham dự chương trình hiến máu Chủ nhật ĐỏTin sáng 25/12: ‘Biển người’ đổ về Nhà thờ lớn đón Giáng sinh an lành; hàng nghìn người tham dự chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ

GĐXH - Không khí Giáng sinh tưng bừng, rộn rã đã diễn ra khắp các tuyến đường, nhà thờ xứ đạo ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước; Hàng nghìn người trên địa bàn Hà Nội đã tham dự Chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ năm 2024.

Giá vàng lên đỉnh mới 77,5 triệu đồng/lượng, cao nhất mọi thời đại

Tin sáng 26/12: Giá vàng lên đỉnh mới, cao nhất mọi thời đại; cựu cán bộ công an chết có ảnh hưởng đến vụ án cháy quán karaoke ở Bình Dương? - Ảnh 2.

Giá vàng tiếp tục tăng cao (Ảnh minh họa: Công Hiếu)


Lúc 11h ngày 25/12, giá vàng tại SJC được niêm yết ở mức 76,5 - 77,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 600.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với giá chốt cuối tuần qua.

Cùng thời điểm, giá vàng tại Doji được niêm yết ở mức 76,4 - 77,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng tương ứng 800.000 - 400.000 đồng/lượng.

Như vậy, giá vàng trong nước hôm nay đã thiết lập đỉnh mới, đắt nhất mọi thời đại.

Phân tích lý do giá vàng trong nước liên tục tăng mạnh, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian qua lãi suất liên tục giảm, đầu tư khó khăn. Do đó dòng tiền có xu hướng chảy sang kim loại quý. Tâm lý "mua vàng còn giữ được giá" khiến nhiều người ưu tiên vàng hơn.

Ngoài ra, do đang cận dịp cuối năm, nhu cầu mua vàng trang sức phục vụ đám cưới, đám hỏi tăng lên, cũng đã kích thích khiến giá vàng tăng.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích: "Có thể thấy nền kinh tế xuất nhập khẩu giảm, các doanh nghiệp hạn chế mở rộng quy mô, hoạt động, còn ngân hàng không đẩy được vốn ra nền kinh tế. Nhiều yếu tố tạo nên sự bất an thị trường và từ đó đẩy giá vàng đi lên, bất chấp giá vàng thế giới biến động ra sao''.

Về giá vàng thế giới, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết hiện vẫn chịu ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed, dù Fed khả năng sẽ không tăng lãi suất từ nay đến cuối năm, tùy thuộc vào mức độ kiểm soát lạm phát.

Ông Hiếu nhận định, thị trường vàng luôn luôn bất ổn. Giá vàng tăng như thế không có nghĩa là sẽ tăng đều từ nay đến cuối năm.

''Điều quan trọng là không bao giờ được phép vay tiền của người khác để mua vàng để dành. Nếu giá vàng giảm trái với dự tính, thì người mua vàng sẽ gặp rắc rối lớn về tài chính. Nếu có khả năng tài chính muốn đầu tư vàng vào giai đoạn này thì chỉ nên đầu tư 1/3 số tiền tiết kiệm của mình chứ không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ", ông nói.

TS. Nguyễn Minh Phong cũng đưa ra lời khuyên, thực tế, đầu tư vàng là hình thức đầu tư sinh lời dài hạn, đòi hỏi nhà đầu tư phải kiên nhẫn và kiên trì, không nóng vội bán ra khi vàng còn đang bão hòa hoặc chưa tăng giá trị. Chính vì thế, một khi đã xác định mua vàng, người dân nên sử dụng tiền nhàn rỗi của bản thân để tránh phải vay nợ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chi tiêu hàng tháng.

Ông Phong cho rằng, mua vàng tiết kiệm được nhiều người Việt lựa chọn vì lợi nhuận và tính thanh khoản cao. Việc mua vàng để dành cũng giúp bảo vệ giá trị tài sản và giảm thiểu rủi ro so với việc đầu tư chứng khoán.

Tuy nhiên, việc mua vàng để dành cũng có những điểm yếu. Giá vàng có thể biến động mạnh do tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như tình hình kinh tế, chính trị và dịch bệnh. Điều này làm cho việc mua vàng để dành cũng trở nên rủi ro.

Gần 80 triệu CCCD đã cấp sử dụng ra sao sau ngày Luật Căn cước có hiệu lực?

Tin sáng 26/12: Thưởng Tết của năm 2024 dự báo sẽ không có nhiều biến động; gần 80 triệu CCCD đã cấp sử dụng ra sao sau ngày Luật Căn cước có hiệu lực? - Ảnh 2.

Căn cước công dân gắn chip. Ảnh: Lao động


Sáng 25.12, thông tin trên Lao động cho hay, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Một trong những nội dung nhận được nhiều quan tâm của người dân đó là Luật Căn cước có hiệu lực từ 1.7.2024.

Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an - cho biết, Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều. Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay và sửa đổi quy định về thông tin số căn cước, dòng chữ "căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ" thành "số định danh cá nhân, căn cước, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú trên thẻ căn cước...".

Theo Bộ Công an, việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân.

Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên căn cước. Đối với những căn cước công dân đã cấp vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

Luật cũng bổ sung quy định về quản lý, cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cũng như thực hiện Chính phủ số, xã hội số.

Việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

Một điểm mới là luật bổ sung quy định cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.

Việc này nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của người gốc Việt chưa xác định quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam, đồng thời phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước về dân cư.

Luật còn bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của người dân ngoài thông tin về căn cước vào thẻ.

Việc sử dụng các thông tin tích hợp từ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác.

Qua đó, giúp giảm giấy tờ cho người dân, tạo thuận lợi trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.

Cũng để tạo điều kiện cho người dân, luật đã quy định chuyển tiếp theo hướng căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật có hiệu lực thi hành sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Người dân khi có nhu cầu được cấp đổi sang căn cước.

Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31.12.2024 có giá trị sử dụng đến hết ngày 31.12.2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng.

Cơ quan nhà nước không được yêu cầu người dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15.1.2024 đến trước ngày 30.6.2024 tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30.6.2024.

Quy định về việc sử dụng căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong các văn bản pháp luật ban hành trước ngày luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như với căn cước quy định tại luật này cho đến khi văn bản quy phạm đó được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Cũng theo lãnh đạo Bộ Công an, nội dung cấp, quản lý căn cước điện tử là nội dung mới so với luật cũ. Theo đó, mỗi công dân Việt Nam được cấp 1 căn cước điện tử.

Căn cước điện tử có giá trị tương đương như căn cước sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và thực hiện các giao dịch, hoạt động theo nhu cầu của người dân.

Cựu cán bộ công an chết có ảnh hưởng đến điều tra vụ án cháy quán karaoke ở Bình Dương?

Tin sáng 26/12: Thưởng Tết của năm 2024 dự báo sẽ không có nhiều biến động; gần 80 triệu CCCD đã cấp sử dụng ra sao sau ngày Luật Căn cước có hiệu lực? - Ảnh 3.

Lực lượng PCCC & CNCH kiệt sức sau khi tham gia tìm kiếm thi thể nạn nhân trong vụ cháy quán karaoke An Phú


Liên quan đến vụ án cháy quán karaoke An Phú ở Bình Dương khiến 32 người tử vong, đến nay cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã hoàn tất cáo trạng. Nhiều bạn đọc thắc mắc "việc ông Nguyễn Duy Linh, cựu cán bộ công an, bị khởi tố trong vụ án giờ đã chết thì có ảnh hưởng đến vụ án?"

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một lãnh đạo VNSND tỉnh Bình Dương cho rằng việc ông Nguyễn Duy Linh chết không ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án.

Theo vị này, trách nhiệm của Nguyễn Duy Linh và trách nhiệm của các bị can khác trong vụ án đã rõ. Nếu ông Linh còn sống thì xử lý đúng trách nhiệm, còn đã chết thì phải đình chỉ.

Nói rõ hơn về hành vi của ông Nguyễn Duy Linh, lãnh đạo VKSND tỉnh Bình Dương cho biết trước đó, ngày 19-9-2018, ông Linh được điều động nhận công tác và giữ chức vụ Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ông Linh được phân công nhiệm vụ quản lý, điều hành các mặt công tác chung của Đội.

Năm 2019 và 2020 ông này được phân công quản lý địa bàn phường An Phú, trong đó có cơ sở karaoke An Phú.

Tuy nhiên, trong thời gian trực tiếp phụ trách công tác PCCC & CNCH, ông Linh chỉ thực hiện kiểm tra an toàn về PCCC đối với cơ sở này 1 lần và không có kế hoạch kiểm tra, không có thông báo kiểm tra gửi cho cơ sở trước 3 ngày theo quy định.

Khi kiểm tra, mặc dù phát hiện và ghi nhận chủ cơ sở karaoke An Phú có một số vi phạm trong công tác PCCC nhưng ông Linh không báo cáo lãnh đạo xử phạt vi phạm hành chính. Ông này cũng không phát hiện và kiến nghị để chủ cơ sở karaoke An Phú khắc phục những thay đổi so với thiết kế đã được thẩm duyệt, nghiệm thu...

Trong thời gian công tác tại Đội Cảnh sát PCCC & CNCH Công an TP Thuận An từ năm 2018-2022, với vai trò vừa là chỉ huy, vừa là cán bộ trực tiếp quản lý địa bàn phường An Phú, ông Linh không thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, chức trách nhiệm vụ được giao…

Trước đó, công an khởi tố ông Nguyễn Duy Linh nhưng cho tại ngoại để chữa bệnh. Ngày 12-6, ông này chết do bệnh lý và đến ngày 20-6 công an ra quyết định đình chỉ điều tra bị can.

Vì thế đến nay cáo trạng truy tố 4 người, gồm Lê Anh Xuân- chủ quán karaoke, và 3 cựu công an là Vũ Trường Sơn; Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Văn Võ.

Vụ nữ sinh suy sụp vì bị mắng "không có não": Cô giáo "rút kinh nghiệm sâu sắc"

Ngày 25-12, theo Người lao động, nguồn tin cho biết hội đồng kỷ luật của Trường TH-THCS Lê Lai (huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk) đã thống nhất kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc đối với giáo viên xúc phạm, chửi học sinh "không có não".

Trước đó, bà Đ.T.C. tố cáo cô P.Q.A. có lời lẽ không chuẩn mực khiến con gái bà là em T.T.N. (khi còn là học lớp 8, Trường THCS Lê Lợi) suy sụp tinh thần, phải điều trị tâm lý, sụt 10kg.

Ngày 17-11, Trường THCS Lê Lợi đã làm việc với 35 học sinh từng học với cô giáo Q.A. để làm rõ vụ việc. Hầu hết các em học sinh đều xác nhận có việc cô Q.A. xúc phạm em N. Ngoài ra, qua làm việc, cô Q.A. thừa nhận đã có lời lẽ thiếu chuẩn mực, xúc phạm em N.

Do cô Q.A. đã chuyển sang công tác nên Trường THCS Lê Lợi đã thiết lập hồ sơ và các tài liệu liên quan gửi sang Trường TH-THCS Lê Lai để xử lý.

Sau khi nhận tài liệu, Trường TH-THCS Lê Lai đã thành lập hội đồng kỷ luật để xử lý cô giáo Q.A. Trước hội đồng kỷ luật, cô Q.A. đọc bản tự kiểm điểm và cam kết rút kinh nghiệm sâu sắc về hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực của mình.

Sau khi thảo luận, hội đồng kỷ luật Trường TH-THCS Lê Lai đã thống nhất kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc đối với cô Q.A.

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh bà C. tố cáo cô Q.A. có lời lẽ miệt thị con mình khi làm chủ nhiệm lớp 8A6, Trường THCS Lê Lợi năm học 2022-2023. Việc này khiến con gái bà bị stress nặng, phải điều trị tâm lý và sụt hơn 10 kg.

Theo bà C. năm học 2022-2023, con gái bà học lớp do cô A. chủ nhiệm và dạy môn toán. Vào đầu năm học, em N. có tham gia lớp học thêm của cô A. nhưng học được 3 tháng thì xin nghỉ vì ở nhà có người thân kèm.

Bà C. cho rằng sự việc bắt nguồn từ chuyện con gái bà nghỉ học thêm cô A. Khi ở trên lớp, N. bị phân biệt đối xử, xúc phạm, miệt thị nặng nề.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, cô Q.A. thừa nhận mắng học sinh N. "Em không có não để suy nghĩ à" và phạt em đứng trong lớp. Tuy nhiên, cô Q.A. phủ nhận viện xúc phạm học sinh là vì em N. nghỉ học thêm.

Mẹ đơn thân bỏ rơi 2 bé sơ sinh kèm lá thư trong đêm Giáng sinh

Tin sáng 26/12: Thưởng Tết của năm 2024 dự báo sẽ không có nhiều biến động; gần 80 triệu CCCD đã cấp sử dụng ra sao sau ngày Luật Căn cước có hiệu lực? - Ảnh 4.

Hai bé sơ sinh bị bỏ rơi trong đêm Giáng Sinh ở Đồng Nai. Ảnh: TT

 


Hôm nay (25/12), UBND xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) cho biết, đang chăm sóc 2 bé sơ sinh bị bỏ rơi ven đường trong đêm Giáng sinh gió lạnh.

Theo đó, hơn 19h ngày 24/12, một số người dân ngụ tại tổ 3, ấp Tân Lập 2, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom phát hiện tiếng khóc của trẻ sơ sinh ven đường.

Qua kiểm tra, họ phát hiện thùng giấy bên đường chứa 2 bé sơ sinh, cạnh đó có túi đồ gồm tã, sữa và quần áo. Hai bé sơ sinh này được xác định là 1 trai, 1 gái.

Kiểm tra bên trong giỏ đồ, người dân phát hiện tờ giấy viết tay với nội dung: "Tôi là mẹ đơn thân vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không nuôi được hai bé. Hôm nay tôi mang hai bé tới gia đình hiếm muộn nhận hai bé này nuôi. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình nhiều".

"Tôi về quê mẹ bị bệnh ung thư, tôi hết cách rồi. Đường cùng tôi mới làm như vậy, tôi gửi 2 bé tới vợ chồng hiếm muộn nuôi 2 bé . Tôi xin chân thành cảm ơn và hậu tạ nhiều nhiều ạ", trích trong tờ giấy người mẹ để lại.

Sau khi phát hiện sự việc, người dân nhanh chóng trình báo lên chính quyền địa phương.

Nhận được tin báo, địa phương đã cử cán bộ tới hiện trường lập biên bản ghi nhận sự việc và đưa bé về chăm sóc. Hiện, sức khỏe 2 bé ổn định, chưa phát hiện bất thường.

UBND xã Cây Gáo thông báo tìm cha, mẹ đẻ của 2 bé để làm thủ tục nhận con. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi ban hành thông báo (25/12), nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của cháu bé, UBND xã sẽ tiến hành làm các thủ tục có liên quan cho cháu bé.

Thưởng Tết của năm 2024 dự báo sẽ không có nhiều biến động

Tin sáng 26/12: Thưởng Tết của năm 2024 dự báo sẽ không có nhiều biến động - Ảnh 2.

Thưởng Tết của năm 2024 dự báo sẽ không có nhiều biến động. Hình minh họa

Ngày 25/12 là hạn cuối các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp về Bộ LĐTBXH.

Trên Lao động thông tin, theo đại diện doanh nghiệp, mức thưởng Tết của năm 2024 dự báo sẽ không có nhiều biến động. Phần lớn các doanh nghiệp đều cố gắng duy trì thưởng Tết ở mức phù hợp tùy theo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhận định về tình hình thưởng Tết năm 2024, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho hay, qua nắm bắt sơ bộ thì đến nay các doanh nghiệp đã có phương án thưởng Tết cho người lao động.

"Doanh nghiệp tùy tình hình hoạt động sẽ có mức thưởng phù hợp đối với từng ngành nghề, điều kiện. Lương, thưởng năm nay chắc chắn sẽ có điều chỉnh tăng ở mức phù hợp, song cụ thể còn tùy từng doanh nghiệp" - ông Phòng nói.

Nhìn chung doanh nghiệp đều sẽ tính đến việc thưởng Tết cho người lao động. Đại diện VCCI cũng kỳ vọng sang năm 2024 tình hình sẽ "sáng" hơn với các điều kiện được cải thiện, từ đó đảm bảo các chế độ lương, thưởng tốt hơn cho người lao động.

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da, giày và túi xách Việt Nam - thông tin, đến nay các doanh nghiệp trong ngành đều đã có phương án trả lương, thưởng, nghỉ Tết cho người lao động.

"Doanh nghiệp nào thưởng ít nhất cũng 1 tháng lương, thậm chí có doanh nghiệp thưởng đến 4 tháng lương" - ông Thuấn nói.

Về tình hình đơn hàng, việc làm của ngành trong năm tới, ông Thuấn nhìn nhận, hiện thị trường thế giới vẫn bất định và các thị trường xuất khẩu của Việt Nam hàng tồn kho còn rất nhiều. Vì thế, ông Thuấn nhận định, từ quý III/2024 trở đi đơn hàng mới có sự cải thiện.

"Quý I, quý II/2024 dù tình hình có thể sáng hơn năm 2023 nhưng chưa thể quay lại thời kỳ trước đó được" - đại diện Hiệp hội Da, giày và túi xách Việt Nam nhận định.

Trước đó, Bộ LĐTBXH đã có văn bản yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp dịp giáp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2024.

Bộ LĐTBXH cũng yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 theo quy định của pháp luật lao động và thông báo công khai cho người lao động trong doanh nghiệp biết, báo cáo gửi về bộ trước 25.12. Đến nay, một số địa phương đã bước đầu báo cáo tình hình lương, thưởng Tết.

Theo ông Tống Văn Lai - Phó Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH), trên cơ sở tổng hợp báo cáo từ địa phương, Bộ LĐTBXH mới đưa ra thông tin cụ thể. Song, Phó Cục trưởng cũng thông tin thêm: "Tình hình kinh tế năm nay tốt hơn nên lương, thưởng của người lao động có thể tăng nhưng tăng mức nào thì chưa biết".

Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - nhận định, năm 2023 là một năm nhiều biến động về kinh tế, xã hội. Bằng nhiều giải pháp từ Trung ương đến địa phương, 6 tháng cuối năm, tình hình số lao động bị cắt giảm ở các doanh nghiệp đã được hạn chế tối đa. Nhiều doanh nghiệp đã được phục hồi, có thêm nhiều đơn hàng, đặc biệt với doanh nghiệp xuất khẩu, gia công, dịch vụ…

Sự quan tâm, mong muốn của doanh nghiệp luôn là làm sao để giữ chân người lao động ở lại làm việc càng lâu, càng tốt. Khoản tiền thưởng Tết ngoài động viên về vật chất, kinh tế còn là nguồn cổ vũ tinh thần, giữ chân người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

"Tôi cho rằng, mức thưởng Tết 2024 sẽ cao hơn thưởng Tết 2023. Doanh nghiệp cũng sẽ sớm công bố khoản thưởng Tết này cho người lao động an tâm làm việc" - ông Trung nói.

Ông Trung cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng, các doanh nghiệp đều muốn thưởng Tết cho người lao động bằng mọi cách, ít nhất bằng mức thưởng Tết năm ngoái.

Diễn biến mới vụ phó phòng Nội chính ở Cà Mau tử vong

Ngày 25-12, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, ngành chức năng đã bàn giao thi thể ông L.V.Đ. (40 tuổi), Phó Phòng Nội chính Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho gia đình lo hậu sự. Gần đây, ông Đ. có biểu hiện thường xuyên bị mất ngủ.

Một lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết: "Do hôm qua tôi đi Cần Thơ về trễ, anh em đã làm việc nên không nắm được đồng chí Đ. khi tử vong có để lại bức thư hay không. Công an đã niêm phong các tang vật tại hiện trường để phục vụ công tác điều tra".

Như đã thông tin, ngày 24-12, ông Đ. được phát hiện tử vong tại tầng 4 của tòa nhà UBND tỉnh Cà Mau.

Vụ việc được báo đến cơ quan chức năng. Tiếp nhận thông tin, công an đã có mặt để bảo vệ hiện trường, thu thập thông tin phục vụ công tác điều tra.

Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và xã hội

Năm 2023 có gần 11.000 công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 41 phút trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu khi đón không khí lạnh tăng cường?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu khi đón không khí lạnh tăng cường?

Thời sự - 16 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Thời sự - 18 giờ trước

GĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.

Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm

Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.

Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích

Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích

Thời sự - 19 giờ trước

GĐXH - Đoạn video ghi lại cho thấy, xe chở rác BKS 75C – 044.83 khi di chuyển đến giữa cầu treo Bình Thành bất ngờ mất lái, va chạm và tông văng thành cầu bên phải rồi rơi xuống sông.

Toàn cảnh hiện trường vụ xe khách tông xe bồn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 12 người thương vong

Toàn cảnh hiện trường vụ xe khách tông xe bồn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 12 người thương vong

Thời sự - 20 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây làm phụ xe ô tô khách tử vong, 11 người trên xe khách bị thương được đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Xe khách tông xe bồn trên đường cao tốc, phụ lái tử vong, 11 người bị thương

Xe khách tông xe bồn trên đường cao tốc, phụ lái tử vong, 11 người bị thương

Thời sự - 21 giờ trước

Xe khách do tài xế tỉnh Phú Yên điều khiển trên đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (Bình Thuận) tông vào xe bồn khiến 12 người thương vong.

Top