Tin sáng 30/5: Bộ Giáo dục yêu cầu xử lý vụ bạo lực trong học sinh trường quốc tế; nhiều phụ huynh tại Hà Nội cảm thấy áp lực vì tăng học phí
GiadinhNet - Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý vụ bạo lực trong học sinh Trường quốc tế American Academy (ISHCMC-AA) và gửi thông tin về Bộ trước ngày 31/5; Mặc dù chưa có thông báo chính thức nhưng thông tin Hà Nội dự kiến tăng học phí đã được nhiều phụ huynh đề cập trong cuộc họp cuối năm tại nhiều trường.
Nhiều phụ huynh tại Hà Nội áp lực vì tăng học phí
Là nhân viên kinh doanh, công việc của anh Trần Trịnh suốt 2 năm qua luôn bị gián đoạn khi công ty phải tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Gần đây, thu nhập của anh vừa tạm ổn định thì giờ lại phải đối mặt với mối lo thu không đủ chi nếu học phí của các con tăng lên.
Mẹ mất sớm, Như Quỳnh phải nương tựa vào ông bà ngoại. Thu nhập của cả gia đình chỉ trông chờ vào những mớ rau, gánh đậu của bà. Nếu học phí sẽ tăng thì khoản thu vốn ít ỏi ấy sẽ càng khó xoay xở cho cả nhà.
"Nhà nông không có, nếu so với người khác thì gánh nặng, mình là ông là bà là cha là mẹ thì phải lo cho các cháu ăn học, không có thì phải đi vay" - bà Nguyễn Thị Dung - phụ huynh học sinh chia sẻ.
Mặc dù chưa có thông báo chính thức nhưng thông tin Hà Nội dự kiến tăng học phí đã được nhiều phụ huynh đề cập trong cuộc họp cuối năm tại Trường THCS Ba Trại. Nhiều bậc cha mẹ đã không dấu được nỗi xúc động khi lắng nghe chia sẻ về khó khăn của các gia đình suốt thời gian qua.
Là xã thuộc địa bàn vùng núi của huyện Ba Vì, mức học phí đang áp dụng cho học sinh tại Trường THCS Ba Trại hiện đang thấp hơn nhiều mức thu tại các quận nội thành. Hiện, số hộ nghèo trong xã giảm tuy nhiên những hộ cận nghèo vẫn còn cao, nguồn thu nhập lại không ổn định.
Bà Phan Thị Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội cho hay: "Hiện nay kết thúc năm học rồi, chúng tôi vẫn còn vài học sinh nữa mà vẫn chưa thu được tiền học phí, nhỏ như thế rồi, đang giữ như cũ mà cũng không thu được học phí, chúng tôi mong vẫn giữ mức cũ".
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội lý giải, dự thảo học phí mới của thành phố được xây dựng theo khung học phí của Chính phủ tại Nghị định 81/2021. Hà Nội dự kiến áp dụng mức thấp nhất tại khung học phí mà Chính phủ quy định với mọi vùng và cấp học, rồi tăng tiếp trong những năm sau.
Buổi họp phụ huynh cuối năm tại nhiều trường học ở Hà Nội, các giáo viên chủ nhiệm vẫn phải kiêm nhiệm thêm công tác thu ngân. Học phí, học liệu và các khoản đóng góp khác, để thu được đủ, được sớm luôn là bài toán khó của các nhà trường.
Căn cước công dân gắn chip có mức độ bảo mật như thế nào?
Những tấm thẻ căn cước công dân gắn chip giờ đây đã trở nên rất phổ biến. Lần đầu tiên, công dân Việt Nam có thể thực hiện được rất nhiều loại giao dịch chỉ bằng một tấm thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, tránh được tình trạng phiền hà, lãng phí hay bị mạo danh chủ thể thẻ để lừa đảo.
Bởi vậy, có thể nói, thẻ CCCD gắn chip điện tử là tấm thẻ có ý nghĩa nhất đối với mỗi công dân Việt Nam, tuy nhiên, khả năng bảo mật của thẻ ra sao chắc hẳn còn ít người biết đến.
Chỉ là 1 tấm thẻ nhựa nhỏ nhưng không chỉ chứa đựng toàn bộ các thông tin cá nhân, tấm thẻ này có thể thay thế sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, thẻ ATM ngân hàng, thậm chí với những tính năng mở rộng sẽ được triển khai trong thời gian tới, thẻ căn cước công dân gắn chip còn có thể sử dụng thay cho cả giấy phép lái xe.
Được coi là nhân tố quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, giúp giảm thủ tục hành chính, bớt phiền hà cho người dân, thẻ CCCD gắn chip được trang bị những tính năng bảo mật ở mức cao nhất.
Bộ Giáo dục yêu cầu xử lý vụ bạo lực trong học sinh trường quốc tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Uỷ ban nhân dân TP.HCM chỉ đạo xử lý vụ bạo lực trong học sinh Trường quốc tế American Academy (ISHCMC-AA) và gửi thông tin về Bộ trước ngày 31/5.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân TP.HCM chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan nhanh chóng xác minh thông tin và xử lý vụ việc kịp thời, đúng quy định, đảm bảo an toàn và ổn định tâm lý cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Một vài ngày qua có nhiều thông tin về vụ việc bạo lực trong học sinh Trường quốc tế TP.HCM American Academy (ISHCMC-AA) ở An Phú, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM vào ngày 26/5/2022.
Cả mạng xã hội dậy sóng khi bà T.H.T đã livestream tố việc con gái mình bị đánh tại trường quốc tế ISHCMC - AA, bị thương tích và sang chấn tâm lý nặng nề. Tuy nhiên, theo phụ huynh này, khi đến làm việc, nhà trường lại không cho bà gặp cháu gái bị tố đã hành hung con của mình và đẩy sự việc để 2 bên gia đình tự giải quyết với nhau. Livestream của bà T. đã hút tới hơn 115.000 người xem vào hôm qua 28/5.
Theo công bố trên website, Trường Quốc tế ISHCMC-AA ở An Phú, TP Thủ Đức hiện có mức học phí dao động từ hơn 500 - 600 triệu đồng/năm.
Trên một số fanpage được cho là của Trường ISHCMC-AA phát đi thông tin nói nhà trường rất buồn khi thông tin bị lan truyền, gây ra ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí còn có một số thông tin được đưa ra thiếu chính xác và không phản ánh đúng sự việc.
"Là một trường học quốc tế, chúng tôi có nghiệp vụ giải quyết những tình huống khó khăn giữa các học sinh, giúp các em không ngừng học học và thấu hiểu, và nhà trường vẫn tiếp tục thực hiện điều này một cách riêng tư để bảo vệ các em học sinh bằng tất cả nguồn lực của chúng tôi".
Cuối bức thư kêu gọi những người lan truyền thông tin hãy dừng lại để bảo vệ các em học sinh.
Tuy nhiên, cách xử lý này không nhận được đồng tình của số đông. Phần lớn các comment trên mạng xã hội cho rằng trường quốc tế ISHCMC - AA thiếu trách nhiệm, xử lý tình huống thiếu tinh tế, thiếu chuyên nghiệp. Hiện đã có khoảng 35.000 lượt đánh giá về trường trên Google, ISHCMC-AA bị đánh giá 1 sao.
Quán cà phê ở TP.HCM thành nơi trưng bày hiện vật chống dịch, BV dã chiến
Quận ủy Phú Nhuận (TPHCM) phối hợp với chủ một quán cà phê trên địa bàn đã tổ chức trưng bày không gian BV dã chiến, các hình ảnh, hiện vật, tiểu cảnh nhắc lại quá trình vượt qua đại dịch COVID-19.
Quán cà phê Lúa trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận, TPHCM) được Quận ủy Phú Nhuận lựa chọn làm nơi tái hiện mô hình Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 trong giai đoạn căng thẳng nhất năm 2021.
Triển lãm diễn ra từ ngày 29/5 đến ngày 4/6, do chính quyền quận Phú Nhuận phối hợp với chủ quán Lúa tổ chức với chủ đề "Lặng", ý tưởng xuyên suốt là "Cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Một năm nhìn lại"
Không gian "Siêu thị mini 0 đồng" tái hiện lại tại quán. Đây là mô hình siêu thị khá phổ biến ở quận Phú Nhuận nói riêng và TPHCM nói chung nhằm giúp đỡ người dân trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Đây là hoạt động nhằm nhắc lại nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của quận Phú Nhuận sau một năm nhìn lại. Trước đó, ca bệnh COVID-19 đầu tiên ghi nhận ở quận vào ngày 30/5/2021.
Đền Voi Phục, Đền Quán Thánh đón bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
Sáng 29/5, lễ đón nhận bằng xếp hạng "Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ trấn: Đền Voi Phục - Đền Quán Thánh" đã diễn ra tại Hà Nội.
Đền Voi Phục (trấn phía Tây của kinh thành Thăng Long xưa, thờ thần Linh Lang Đại Vương) , đền Quán Thánh ( trấn phía Bắc, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ) luôn giữ vị trí đặc biệt trong không gian văn hóa, lịch sử, khoa học của Thăng Long - Hà Nội.
Nghi lễ rước Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long tứ trấn - đền Voi Phục, đền Quán Thánh. (Ảnh: TTXVN)
Ngay sau lễ rước bằng, đọc chúc văn, là lễ dâng hương của các cấp lãnh đạo Trung ương và thành phố.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tại Thăng Long tứ trấn - đền Voi Phục. (Ảnh: TTXVN)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dâng hương tại đền Voi Phục. (Ảnh: TTXVN)
Ngoài những nét đặc sắc về kiến trúc, 2 ngôi đền hiện còn lưu giữ nhiều di vật như: bảo vật quốc gia tượng đồng đen Huyền Thiên Trấn Vũ, các đạo sắc phong của nhiều đời Vua nhằm ghi nhận, ca tụng công lao của các vị thần, là minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên của cha ông ta.
Tiết mục biểu diễn múa cờ tại buổi lễ. (Ảnh: TTXVN)
Hai ngôi đền cùng với các di tích khác trong "Thăng Long tứ trấn" đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, góp phần khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Hồ Tây sẽ có 8 bến thuyền du lịch
Thay vì 7 sở quản lý như hiện nay, quận Tây Hồ (Hà Nội) được đề xuất là đơn vị quản lý Hồ Tây, chịu trách nhiệm đầu tư quản lý đối với 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy.
Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ vừa có buổi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội thống nhất đề xuất UBND thành phố giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây.
Phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng cho biết, Hồ Tây với diện tích 527,517 ha, chu vi xung quanh hồ khoảng 18,9 km. Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây cơ bản được hoàn thiện đồng bộ từ taluy mái kè với đường dạo, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh.
Hệ thống thu gom rác thải xung quanh Hồ Tây đã được hoàn thành 2/3 giai đoạn, phần lớn nước thải đã được đưa về nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để xử lý...
Từ tháng 9/2016 đến nay, công tác quản lý, khai thác Hồ Tây do 7 sở, ngành thành phố gồm: Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND quận Tây Hồ quản lý đan xen theo các lĩnh vực chuyên ngành và quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016, Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 6/9/2021 của UBND Thành phố. Do đó, giai đoạn này việc triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nhằm khai thác các giá trị, lợi thế của Hồ Tây gặp nhiều khó khăn và bất cập.
Ngày 19/5 và ngày 25/5, các sở, ngành, thành phố tổ chức họp liên ngành xem xét nội dung đề xuất giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây. Liên ngành thống nhất, đề xuất UBND thành phố giao UBND quận Tây Hồ là đầu mối thống nhất quản lý, khai thác Hồ Tây các lĩnh vực như: trật tự đô thị, quản lý mặt nước, quản lý hạ tầng kỹ thuật xung quanh và trên Hồ Tây; quản lý cấp phép hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí, quản lý việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trong nước…
Trên cơ sở đó, UBND quận Tây Hồ đề nghị UBND thành phố giao UBND quận Tây Hồ chủ trì quản lý, tổ chức thực hiện các nội dung: quản lý mặt nước Hồ Tây bao gồm mái taluy kè hồ, lòng hồ, đảm bảo vệ sinh mặt nước; công tác chống lấn chiếm lòng hồ.
Về hạ tầng kỹ thuật, quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng, quản lý và tổ chức giao thông tại 11 tuyến đường, phố xung quanh Hồ Tây, đầu tư quản lý đối với 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy theo Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6 được UBND Thành phố phê duyệt); quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch; quản lý việc nuôi trồng và khai thác thủy sản trên hồ Tây; quản lý môi trường nước…
Các lĩnh vực còn lại khu vực Hồ Tây do các Sở, ngành tiếp tục quản lý như mực nước hồ phục vụ tiêu thoát nước của lưu vực; quản lý hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom xử lý nước thải; an toàn giao thông, các cơ sở lưu trú…
Chủ tịch tỉnh phê bình một sở sau vụ xuất hiện hàng loạt 'hố tử thần'
Ngày 29/5, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cùng đoàn công tác đã trực tiếp đi kiểm tra tình trạng sụt lún, nứt nhà ở tại các hộ dân ở xã Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp).
Trước tình trạng sụt lún nghiêm trọng gây ảnh hưởng tài sản, uy hiếp tính mạng người dân, ông Trung yêu cầu địa phương ưu tiên di dời khẩn cấp người dân ở những nơi có nguy cơ cao. Đồng thời, sớm tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sụt lún, xuất hiện các "hố tử thần" và đưa ra phương án xử lý triệt để.
Hai hôm trước (27/5), UBND tỉnh cũng có văn bản gửi các sở, ngành liên quan về việc xử lý sụt lún trên địa bàn xã Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp).
Trong văn bản gửi các đơn vị, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phê bình Sở NN&PTNT tỉnh vì chậm tham mưu, báo cáo tỉnh phương án xử lý hiện tượng sụt lún, nứt nẻ đất công trình, nhà ở, giếng nước khô cạn làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân địa phương. Tỉnh yêu cầu sở kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các bên liên quan, tham mưu UBND tỉnh trước ngày 10/6.
Ngoài ra, các sở ngành liên quan phải phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra thực tế hiện trường, tham mưu UBND tỉnh xử lý hiện tượng sụt lún, nứt nẻ đất công trình, nhà ở, giếng nước khô cạn trên địa bàn huyện Quỳ Hợp trước ngày 31/5.
Người phát hiện sai phạm ở cao tốc tỷ đô được khen thưởng
Ông Phạm Tấn Lực, 63 tuổi, được chủ tịch tỉnh tặng bằng khen vì kiên trì phản ánh sai phạm ở cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tổng vốn đầu tư 34.500 tỷ đồng.
Quyết định khen thưởng do Chủ tịch UBND Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ký mới đây ghi nhận ông Lực đã có thành tích phản ánh thông tin liên quan tiêu cực trong thi công cao tốc do Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Lãnh đạo tỉnh sẽ trao bằng khen cho ông Lực vào đầu tháng 6.
Ông Lực là nông dân xã Bình Trung, huyện Bình Sơn. Năm 2014, ông được nhà thầu thi công gói thầu A3 (gói thầu 11 km, trị giá 1.360 tỷ đồng) thuộc dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nhận làm bảo vệ.
Phát hiện nhà thầu dùng vật liệu không đảm bảo chất lượng, lấy đất sình lầy đắp lên cao tốc, và nhiều dấu hiệu đáng ngờ khác... ông đã phản ánh với các kỹ sư nhưng bị bỏ ngoài tai. Một năm sau ông bị cho nghỉ việc vì xen vào chuyện của nhà thầu.
Suốt 4 năm tiếp đó, ông Lực theo sát công trường, chụp hàng nghìn bức ảnh ghi lại bằng chứng nhà thầu thi công gian dối. Dù nhiều lần bị đe dọa và lời ra tiếng vào, ông vẫn kiên trì gửi đơn lên cơ quan chức năng ở tỉnh và Trung ương.
Sau khi khánh thành, cao tốc hàng chục nghìn tỷ đồng xuất hiện nhiều vị trí bong tróc, ổ gà. 21 cầu trên đường có hiện tượng nước thấm từ dải phân cách giữa xuống mố trụ; thấm nước mối nối ống thoát nước mặt cầu. Mặt đường tiếp giáp với một số cầu bị lượn sóng, xuất hiện một số vết nứt.
Những chứng cứ của ông Lực là một phần giúp cơ quan công an làm rõ sai phạm ở dự án cao tốc này. Từ cuối năm 2019, nhiều lãnh đạo VEC và cán bộ bị bắt và xét xử. Cựu phó giám đốc VEC Lê Quang Hào và Nguyễn Mạnh Hùng bị phạt lần lượt 6 và 7 năm tù. Tháng 3 vừa qua, ông Mai Tuấn Anh (cựu Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc VEC) cùng 6 người khác tiếp tục bị khởi tố.
Cảnh báo một năm mưa lũ bất thường
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 23 phút trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 4 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 9 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 20 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.