Tỉnh táo học nghề để làm việc, không chọn nghề theo "đám đông"
Học nghề là một "con đường mới" với các bạn học sinh lớp 12 hiện nay. Lựa chọn "con đường" này liệu có phải là lựa chọn đúng đắn?
Học nghề có phải là "xu hướng mới"?
Học nghề hay học Đại học là mối trăn trở của nhiều bạn học sinh lớp 12 khi hiện nay Đại học đã không còn "chuộng" như ngày trước. Học xong cấp 3, có khá nhiều bạn đã chọn một con đường mới là học nghề. Bởi với các bạn thì đó là con đường đi theo đam mê với muôn điều thú vị.
Bạn Trần Thị Phương (21 tuổi) hiện đang học Quản trị chế biến món ăn tại một trường nghề ở Hải Phòng chia sẻ: "Mình có đam mê với nấu ăn. Đồng thời theo xu hướng, mình thấy đây cũng là một nghề "hot", có tiềm năng phát triển".

Bạn Phương cùng các bạn trong lớp học Quản trị chế biến món ăn.
Học nghề có phải là "xu hướng mới" khi mà có cả những bạn sinh viên bỏ học Đại học để học nghề?
Bạn Cao Xuân Huy đã từ bỏ học Đại học Mở, chuyển sang học sửa chữa ô tô tại trung tâm dạy nghề Thanh Xuân chia sẻ: "Mình đang học Đại học nhưng thấy ngành mình học không có tương lai phát triển. Nếu cứ mất thời gian cho 4 năm mà sau này mình không sử dụng kiến thức đó thì rất lãng phí. Vậy nên mình quyết định chuyển hướng sang học nghề. Nhận thấy sửa chữa ô tô có tiềm năng phát triển, mình cũng thích và theo học luôn".
Khi chuyển sang một hướng đi mới như vậy, đa số các bậc phụ huynh sẽ không hoàn toàn ủng hộ con mình bởi vẫn còn tư tưởng "trọng bằng Đại học" - một tấm bằng quý giá.
"Đầu tiên bố mẹ phản đối lắm, bảo mình học xong lấy cái bằng rồi muốn làm gì thì làm. Những thiết nghĩ lấy bằng đại học làm gì trong khi sau này mình không sử dụng tới. Mình đã thuyết phục bố mẹ rất nhiều, cuối cùng cũng được đồng ý. Và giờ bố mẹ rất ủng hộ mình với quyết định này", Huy chia sẻ thêm.
Trên thực tế, mỗi sự lựa chọn đều có thể mang đến những mặt trái ngược. Có thể nói, học nghề hiện nay đang hot. Bởi nhu cầu xã hội ngày càng cần nhiều người thợ lành nghề, trực tiếp sản xuất, lẽ dĩ nhiên, những người chăm chỉ, có óc sáng tạo, nhiệt huyết với nghề luôn nhận được những gì họ mong đợi.
Tuy nhiên, nếu mọi sự đều dễ dàng như vậy thì đâu có học sinh lớp 12 nào phải phân vân giữa "đại học" và "học nghề". Cũng vẫn có rất nhiều bạn trẻ chọn học nghề, nhưng khi học xong, lại không thể tìm được một công việc theo đúng với cái nghề mà mình đã được đào tạo.
Bạn Nguyễn Thị Hà - từng học ngành Điện - Điện tử của trường Cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc, hiện đang kinh doanh tự do và mở một shop bán quần áo gần nhà là một minh chứng rõ ràng cho hiện trạng đó.
Hà chia sẻ: "Mình không hối hận khi đã chọn học nghề. Nhưng nếu để suy nghĩ lại thì tôi sẽ không chọn ngành Điện - điện tử, thay vào đó nên chọn ngành khác. Bởi vì ngành này thực sự không phù hợp với bản thân mình, vậy nên quá trình học 3 năm khi đó đối với mình khá vất vả và chật vật".
Cũng giống với Hà, bạn Đào Xuân Quyền - từng học ngành Công nghệ ô tô - Trường Trung cấp Cơ điện Nam Định dù đã tìm được cho mình một công việc đúng ngành. Nhưng vì "thân bất do kỷ", mà phải tìm công việc khác.
"Khi học xong lớp 12, mình đã quyết định chọn học nghề bởi mình thấy mình hợp với lao động chân tay hơn. Và ngay sau khi tốt nghiệp mình cũng đã tìm được công việc theo đúng ngành đã học, lương cũng khá. Nhưng chỉ vì một số lý do về sức khỏe nên mình phải dừng công việc đó để chuyển sang một công việc nhẹ nhàng hơn thôi", Quyền chia sẻ thêm.
Khi chọn nghề, đừng nhắm mắt chọn bừa
Con đường thành công có rất nhiều cánh cửa. Tuy nhiên, đừng vì thế mà nhắm mắt… chọn bừa.
Các em học sinh thường mắc phải sai lầm khi chọn nghề đó chính là chỉ dựa vào duy nhất năng lực học tập, chọn nghề theo trào lưu, chọn nghề vì lý do kinh tế,.... Và việc dành rất ít thời gian để tìm hiểu về ngành có triển vọng trong tương lai, cũng khiến học sinh sai lầm.
Theo thầy Phạm Đức Huy - giáo viên lớp 12 ở một trường THPT, Vĩnh Phúc, các em học sinh phải hiểu công việc là tương lai, là định hướng suốt cả cuộc đời của một con người. "Và để có thể chọn được nghề phù hợp với bản thân, dù là học đại học hay học nghề thì nghề nghiệp mà một cá nhân theo đuổi phải phù hợp với năng lực, sở thích và thu nhập để không phải dang dở giữa chừng.
Một yếu tố khác cũng mà các bạn lớp 12 cũng cần phải cân nhắc đó chính là nhu cầu nhân lực trong tương lai. Không ai đổ xô đi chọn và học một ngành có quá nhiều người theo học và đang dư nhân sự về sau này. Nhưng cũng không nên chọn những ngành có dự kiến báo thiếu nhân lực hay sẽ hot trong tương lai. Vì nếu ai cũng có suy nghĩ đó thì chắc chắn trong tương lai khi bạn ra trường sẽ có nhiều người giống bạn và tỷ lệ cạnh tranh để có việc làm sẽ cao hơn".
Ngoài ra, thầy Huy có nhấn mạnh: "Ở xã hội hiện nay, các em đừng quá quan trọng chuyện học cao, hay thấp, hay so sánh giữa việc học đại học, cao đẳng, trung cấp,... Bởi cấp học nào cũng có những nhu cầu về công việc phù hợp với năng lực của từng người.
Và mục đích sau cùng của mỗi chúng ta chỉ là một công việc có đồng lương tương xứng, đủ trang trải cho cuộc sống và các nhu cầu khác, được đảm bảo bình đẳng về quyền lợi, các chế độ như bảo hiểm, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi…"
Theo Dân trí

Chuẩn bị thu phí nút giao liên thông thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn
Xã hội - 5 giờ trướcNút giao liên thông tại thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn đưa vào khai thác sẽ tăng cường tính kết nối các khu, cụm công nghiệp của huyện Lạng Giang với tuyến cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn.

Đăng tin sai sự thật, người đàn ông ở Thái Nguyên bị phạt 7.5 triệu đồng
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, ngày 7/4/2025, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật.

Bắt giữ đối tượng truy nã nguy hiểm như 'phim hình sự' của Công an Thái Nguyên
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Ngày 8/4, Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, sau một thời gian xác minh, truy xét, các đơn vị nghiệp vụ công an tỉnh đã bắt giữ thành công đối tượng truy nã nguy hiểm. Đáng chú ý, đối tượng này luôn tìm mọi cách chống trả lực lượng chức năng.

Từ 1/7 tới, 12 trường hợp này không được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo Luật Bảo hiểm y tế, từ 1/7/2025, nhiều trường hợp không được hưởng BHYT. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Hà Nam: Bắt hàng chục thanh, thiếu niên mang theo hung khí gây rối trật tự công cộng
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hà Nam vừa ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 21 thanh, thiếu niên có hành vi "Gây rối trật tự công cộng".

Những trái tim lạnh trong vụ án Hằng Du Mục
Xã hội - 8 giờ trướcHọ là những người trẻ có tài năng, từng mang trong mình trái tim nồng nhiệt, giờ bị vùi dập bởi chính lòng tham và trái tim lạnh

Án mạng trong Nghĩa trang Bình Hưng Hòa
Pháp luật - 8 giờ trướcHai thanh niên hẹn nhau ở Nghĩa trang Bình Hưng Hòa để giải quyết mâu thuẫn, một người tử vong sau đó.

Khu tập thể cũ dự kiến được Hà Nội thay thế bằng 2 tòa nhà 45 và 25 tầng
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Khu tập thể Trung Tự (quận Đống Đa, TP Hà Nội) với 30 tòa chung cư cũ cao 5 tầng sẽ được xây dựng lại, thay thế bằng 1 tòa nhà 45 tầng và 1 tòa nhà 25 tầng...

Tai nạn liên hoàn trên đèo Bảo Lộc, hoá chất tràn khắp mặt đường
Thời sự - 9 giờ trướcVa chạm liên hoàn giữa xe bồn, xe cứu thương và 2 ô tô tải khi đi trên đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) khiến giao thông ùn tắc, hóa chất tràn khắp mặt đường.

Hé lộ nguyên nhân nam thanh niên dùng 2 khẩu súng khống chế đôi nam nữ ở Bình Dương
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân ban đầu vụ nam thanh niên dùng 2 khẩu súng khống chế đôi nam nữ ở Bình Dương là do mâu thuẫn tình cảm.

Không cần hộ chiếu (passport), năm 2025 công dân có thể dùng loại giấy tờ này để xuất nhập cảnh?
Đời sốngGĐXH - Theo quy định công dân bắt buộc phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. Năm 2025, công dân có thể dùng thẻ căn cước thay thế hộ chiếu hoặc giấy thông hành?