Tổ chức bộ máy dân số tuyến huyện, cơ sở: Cần thống nhất mô hình ưu việt nhất
GiadinhNet - Tính đến nay, trên cả nước đã có 14 tỉnh đưa Trung tâm DS-KHHGĐ huyện/thị/quận trực thuộc UBND cùng cấp quản lý. Mô hình tổ chức này đã và đang nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng cao không chỉ qua phương thức điều hành, quản lý thuận lợi, mà còn qua chính hiệu quả rõ rệt trong công việc phục vụ sự nghiệp DS-KHHGĐ trên địa bàn.
Đầu tư lớn hơn, vào cuộc mạnh mẽ hơn
Từ năm 2012, tỉnh Hà Tĩnh đã đưa Trung tâm DS-KHHGĐ huyện về trực thuộc UBND cùng cấp. Sau hơn 2 năm thực hiện, đến nay, tất cả lãnh đạo chính quyền, các cán bộ dân số cơ sở đều đánh giá, đây là mô hình hoạt động hiệu quả, có nhiều điểm ưu việt, được thể hiện rõ rệt nhất ở sự nhìn nhận vai trò, quan tâm, đầu tư nguồn lực cho công tác này.
Năm 2014, HĐND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014-2020. Nghị quyết nêu rõ, mỗi năm, các cấp tỉnh, huyện, xã, giao chỉ tiêu, bố trí tối thiểu 0,1% tổng chi ngân sách thường xuyên cho công tác dân số. Theo đó, năm 2014, tại cấp tỉnh, tổng số kinh phí được giao là hơn 10 tỷ đồng; cấp huyện là trên 1,4 tỷ đồng. Một số địa phương như huyện Kỳ Anh, Thạch Hà, Hồng Lĩnh, Can Lộc… đã giao chỉ tiêu, bố trí kinh phí bằng hoặc cao hơn mức HĐND, UBND tỉnh quy định. Cụ thể, huyện Kỳ Anh bố trí 348 triệu đồng, Hồng Lĩnh, Lộc Hà (200 triệu đồng)…
Tại huyện Thạch Hà, theo ông Nguyễn Lương Lĩnh – Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo công tác dân số, năm 2014 huyện đầu tư 210 triệu đồng chi thường xuyên cho công tác dân số. Đối với Chiến dịch Tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2014, ngân sách địa phương đã hỗ trợ thực hiện 100% các gói trong Chiến dịch tại 51 xã; đối với 49 xã từ nguồn ngân sách Trung ương, Hà Tĩnh cũng hỗ trợ cấp gói thuốc, vật tư tiêu hao. Tổng kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ khoảng hơn 1 tỷ đồng cho Chiến dịch. Sự đầu tư này đã góp phần giúp Hà Tĩnh hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, kế hoạch về DS-KHHGĐ, nâng cao chất lượng sống, chất lượng dân số cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Ông Bùi Thế Bừng – Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang, nơi triển khai mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện cho biết: Sau hơn 1 năm Bắc Giang triển khai mô hình này thì trách nhiệm trong chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của UBND huyện quyết liệt và hiệu quả hơn. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo UBND huyện đều cho rằng đây là công việc của huyện, chủ động đầu tư cho công tác dân số. Sau 1 năm triển khai, công tác dân số đã giải quyết được bất cập rất lớn khi trước đây cán bộ dân số làm việc ở trạm y tế xã gần như bỏ hết công việc dân số mà chỉ làm việc của y tế.
Còn tại Nghệ An – một tỉnh chưa thực hiện mô hình này, ông Doãn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò chia sẻ với PV báo GĐ&XH: Trung tâm DS-KHHGĐ Thị xã đang trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, đóng trên địa bàn thị xã. Điều này rất thuận lợi trong việc chỉ đạo chuyên môn từ dân số tuyến tỉnh, nhưng lại có sự “vướng” trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ chính sách, tham mưu về kế hoạch. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong Thị xã cũng có sự khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Bắc Ninh thì cho rằng, mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện và CBCT dân số trực thuộc Trung tâm làm việc tại xã là hợp lý, tránh tình trạng là “con nuôi”, được quan tâm sâu sát cả về chế độ chính sách cũng như con người.
Cán bộ dân số cơ sở sẽ yên tâm làm việc
Trao đổi vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trước kia, khi chưa có quyết định chuyển đổi mô hình này, Trung tâm DS-KHHGÐ huyện, xã trực thuộc trung tâm y tế thuộc sở y tế quản lý. Tuy nhiên, mô hình này có nhiều sự chỉ đạo chồng chéo, dẫn đến không có sự phân cấp rõ ràng trong nhiệm vụ, hoạt động cụ thể. Ðể thuận tiện cho công tác lãnh đạo chỉ đạo, không nên có nhiều mô hình chuyên môn trong một trung tâm. Mô hình nào có tính ưu việt, có lợi nhất cho công tác DS-KHHGÐ thì cần thống nhất trên toàn quốc. Cho nên, mô hình Trung tâm DS-KHHGÐ trực thuộc UBND huyện sẽ tạo điều kiện cho cán bộ có điều kiện cùng làm việc, nắm vững, am hiểu hơn về các đặc thù của huyện, trên cơ sở đó, tham mưu giúp UBND huyện những giải pháp sát thực, khả thi và hiệu quả hơn. Các hoạt động phối hợp liên ngành về DS-KHHGÐ nhờ vậy được tăng cường hơn. Với mô hình này, việc triển khai các hoạt động về DS-KHHGÐ trên địa bàn không chỉ là nhiệm vụ của một số cán bộ trong Trung tâm DS-KHHGÐ nữa mà đã trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Từ đó, cam kết chính trị của các cấp ủy Ðảng, chính quyền tuyến huyện với chương trình DS-KHHGÐ sẽ được tăng cường hơn.
Ông Lương Thế Khanh - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục DS-KHHGĐ) cho biết: Khi Trung tâm DS-KHHGĐ thuộc UBND huyện, huyện có trách nhiệm phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính để vận hành bộ máy, triển khai các hoạt động của Trung tâm, nhất là trong bối cảnh nguồn lực của ngành Y tế, Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ hết sức khó khăn. Là đơn vị dự toán trực thuộc UBND huyện nên huyện đầu tư ngân sách cho hoạt động của Trung tâm. Thực tế thời gian qua cho thấy do Trung tâm DS-KHHGĐ thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, nhiều huyện có điều kiện muốn đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất cho Trung tâm DS-KHHGĐ huyện nhưng không thực hiện được vì không phù hợp với luật ngân sách hiện hành.
Những thuận lợi khác khi thực hiện mô hình này, ông Lương Thế Khanh cho biết thêm, về mặt quản lý, Trung tâm DS-KHHGĐ là cấp dưới trực tiếp của UBND nên UBND chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Trung tâm mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong việc thực hiện các chỉ tiêu về công tác DS-KHHGĐ do tỉnh giao, phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương; khắc phục được tình trạng chưa quan tâm đúng mức trong thời gian qua vì coi Trung tâm DS-KHHGĐ huyện là cơ quan của tỉnh (đóng trên địa bàn huyện). Hơn nữa, là tổ chức thuộc UBND huyện nên Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cũng dễ “tranh thủ” được sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền huyện trong việc chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ đối với UBND phường/xã.
“Việc áp dụng mô hình tổ chức này, không làm tăng biên chế không làm tăng kinh phí vận hành bộ máy nhưng sẽ tăng cường được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương đối với công tác DS-KHHGĐ và do đó chắc chắn sẽ đem lại kết quả cao hơn” – ông Lương Thế Khanh khẳng định.
Sự chuyển hướng mạnh mẽ
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, với mô hình này, các hoạt động của chương trình DS-KHHGÐ sẽ được lồng ghép trong các giải pháp phát triển KT-XH cùng triển khai thực hiện trên địa bàn. Ðiều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí triển khai các hoạt động sẽ được cải thiện hơn từ nguồn lực đầu tư của UBND quận, huyện, nhất là trong bối cảnh nguồn lực của Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGÐ ngày càng hạn hẹp.
Chương trình DS-KHHGÐ nước ta đã và đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ những giải pháp hướng tới quy mô dân số hợp lý sang những giải pháp về nâng cao chất lượng dân số và bảo đảm cơ cấu dân số. Những điều đó đòi hỏi công tác DS-KHHGÐ cần tiếp tục được đầu tư về nhân lực và nguồn lực trong thời gian tới. Bên cạnh đó, phải có nhiều giải pháp xã hội mang tính liên ngành, chứ không chỉ là giải pháp về kỹ thuật y tế. Cho nên, cần có một mô hình tổ chức ưu việt, hợp lý, thống nhất từ Trung ương tới địa phương để công tác DS-KHHGÐ có hiệu quả hơn.
Các giải pháp thực hiện mô hình
Ủy ban nhân dân các tỉnh/TP ban hành văn bản quy định về quy chế phối hợp giữa Chi cục DS-KHHGĐ và UBND huyện trong việc duy trì quản lý song trùng đối với các hoạt động của Trung tâm DS-KHHGĐ.
Bên cạnh đó, Sở Y tế các tỉnh/TP ban hành quy chế phối kết hợp trong triển khai hoạt động giữa Trung tâm DS-KHHGĐ với các đơn vị Y tế tuyến quận/huyện. UBND huyện ban hành quy chế phối hợp giữa Trung tâm DS-KHHGĐ với UBND xã/phường trong việc quản lý nhân sự và hoạt động đối với viên chức DS-KHHGĐ xã.
An Quỳnh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 2 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.