Top 5 loại cá bình dân ngoài chợ có tác dụng chữa bệnh
Những loại cá quen thuộc với người dân Việt như chép, trắm, mè… đều có thể sử dụng làm thuốc.
Cá chép có tên thuốc là lý ngư, nuôi phổ biến ở ao hồ, ruộng trũng. Loại cá nước ngọt này chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, sắt, canxi, mangan, vitamin A, B, collagen.
Theo Đông y, cá chép có vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi niệu, hạ khí, tiêu thũng, an thai, thông sữa, giảm ho suyễn. Vảy cá tính bình, cầm máu. Mật cá vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng thông ứ, tốt cho mắt. Cá chép lành tính nên người già, người ốm đều có thể ăn được, bổ sung nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể.
Cá trắm còn gọi là thanh ngư, gồm trắm đen và trắm cỏ, được người dân nuôi ở hồ ao, sông, chủ yếu để lấy thịt. Mật cá trắm là vị thuốc được dùng từ lâu đời. Theo Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, mật cá trắm trị tắc họng, mắt mờ, thường được dùng ngoài, rất ít dùng trong.
Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , Giáo sư Đỗ Tất Lợi khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng mật cá trắm. Trên thực tế đã có một số trường hợp phải nhập viện sau khi ăn mật tươi hoặc ngâm rượu. Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện nhanh (1-2 giờ sau khi sử dụng) gồm đau bụng, tiêu chảy, nôn nhiều. Nếu không chữa kịp thời, bệnh nhân có thể suy thận cấp, hôn mê.
Cá diếc còn gọi là tức ngư, chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất như canxi, phốt pho, vitamin B1. Cá diếc được khuyến khích dành cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, ốm yếu, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó...
Cá chạch có tên thuốc là du ngư sống ở dưới bùn, có nhiều nhớt trơn. Theo Đông y, loại cá này có vị ngọt, tính bình, không độc. Cá có tác dụng khu phong, lợi tiểu, chữa tiêu khát, giải say rượu, cường dương, bổ khí.
Do có nhiều dinh dưỡng nên cá chạch còn được gọi là sâm nước. Trong 100g thịt cá có 16,9g đạm, 2g chất béo, 3,2g gluxit, 16,9mg canxi, 3,2mg sắt, 27mg phốt pho và các vitamin khác.
Y học hiện đại cho rằng cá chạch bổ dưỡng, tăng sức đề kháng, lưu thông khí huyết, tăng các enzym tiêu hóa thức ăn, có ích cho chữa bệnh suy giảm sinh lực như hen suyễn, lao.
Cá mè có tên thuốc là phường ngư, vị ngọt, tính ấm, trơn nhầy, có tác dụng bổ não, tủy, nhuận phế, ích tỳ vị. Sách thuốc cổ ghi thịt cá mè trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hòa 5 tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt. Người cao tuổi ăn cá mè đều đặn chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.
Tuy nhiên, người đang có mụn nhọt nên kiêng ăn cá mè. Cá mè tiềm ẩn lượng ấu trùng sán lá gan cao nên không ăn gỏi, chưa nấu chín kỹ.
Loại rau nhơn nhớt hay bị chê nhưng có lượng canxi không kém sữa, người trung niên ăn nhiều không lo tay chân tê liệt
Sống khỏe - 2 giờ trướcNgười trung niên và cao tuổi nên ăn nhiều món rau nhơn nhớt này sẽ giúp bổ sung canxi để tăng cường thể lực, tay chân linh hoạt, tốt cho hệ miễn dịch.
Bữa sáng hay bữa tối quan trọng hơn? Muốn giảm cân nên bỏ bữa sáng hay bữa tối?
Sống khỏe - 5 giờ trướcMột số người chỉ ra rằng "bỏ qua bữa sáng không tốt cho sức khỏe", trong khi những người khác tin chắc "bỏ bữa tối gây ra nhiều tác hại cho cơ thể hơn". Vậy, bữa sáng hay bữa tối quan trọng hơn?
Người đàn ông ở Hà Nội co giật, gồng cứng toàn thân sau khi dùng phương pháp này chữa bệnh xương khớp
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH – Sau 15 phút uống cao thuốc có chứa cây mã tiền để chữa bệnh xương khớp, gout, bệnh nhân chóng mặt, buồn nôn, co giật nên được đưa đi cấp cứu.
Loại lá nhơn nhớt là “thần dược” giúp khỏe người đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả: Việt Nam có sẵn
Sống khỏe - 7 giờ trướcLoại lá này được sử dụng phổ biến để làm đẹp, phòng ngừa nhiều bệnh.
Trường đại học Y Dược có thêm 5 chương trình đào tạo nhận chứng nhận kiểm định chất lượng
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Trường đại học Y Dược ( Đại học Quốc gia Hà Nội ) vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng 5 chương trình đào tạo. Đây là dấu ấn quan trọng của Trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Người đàn ông 39 tuổi ở Lạng Sơn nguy kịch sau bữa cơm tối do ngộ độc với món ăn tự nấu
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Sau bữa tối với món hoa chuông, anh Đ. bị hôn mê, da lạnh, tím tái toàn thân, vùng bẹn chảy máu, tràn khí dưới da vùng cổ, ngực, tay và thành bụng hai bên, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc hoa chuông.
Ăn cà tím cần lưu ý gì?
Sống khỏe - 11 giờ trướcCà tím có thể gây dị ứng. Dị ứng cà tím rất hiếm nhưng vẫn xảy ra với các dấu hiệu phát ban, sưng tấy và khó thở... Nếu không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng.
Loại củ ở Việt Nam bán giá rẻ, sang Hàn bán giá đắt gấp 2-3 lần, chống được cả ung thư
Sống khỏe - 11 giờ trướcTại Hàn Quốc, lạc được coi là một loại siêu thực phẩm nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao và các công dụng bảo vệ sức khỏe.
8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch
Sống khỏe - 13 giờ trướcNếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để tăng cường khả năng miễn dịch, hãy lưu ý cần thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, trong đó ưu tiên các loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Người phụ nữ ho ra máu vì 1 vật dụng quen thuộc trong nhà tắm ngày nào cũng dùng tới
Sống khỏe - 14 giờ trướcBị ho kinh niên, gần đây thậm chí còn ho ra máu, người phụ nữ đi khám thì bác sĩ phát hiện nguyên nhân đến từ thứ trong nhà tắm.
Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.