Hà Nội
23°C / 22-25°C

TP Hồ Chí Minh: Rác xây dựng đang “giết” môi trường sống

Thứ tư, 10:00 01/07/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Theo một khảo sát mới đây, ước tính mỗi ngày, hệ thống kênh, rạch của TPHCM phải “đón” gần 50 tấn rác sinh hoạt. Tuy nhiên, con số này chưa ăn thua gì so với lượng rác khổng lồ của các dự án xây dựng, nhà máy…

 

Rác thải sinh hoạt “góp phần” làm tắc dòng chảy trên kênh Tàu Hủ (quận 8).
Ảnh: Q.Đ
Rác thải sinh hoạt “góp phần” làm tắc dòng chảy trên kênh Tàu Hủ (quận 8). Ảnh: Q.Đ

 

Cha chung không ai khóc!

Trên toàn địa bàn TPHCM có khoảng 3.268 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài hơn 5.000km, nhưng có đến 4 đơn vị cùng quản lý. Bao gồm: Khu quản lý thủy nội địa quản lý 112 tuyến, dài khoảng 975 km; Sở NN&PTNT quản lý 2.247 tuyến, dài khoảng gần 3.000km; Trung tâm chống ngập quản lý 680 tuyến, dài khoảng 845km. Số còn lại, UBND quận huyện quản lý là 229 tuyến, dài khoảng 331km.

Bất cập hơn, 4 đơn vị trên chỉ quản lý khai thác, sử dụng và cấp phép xả thải ra sông, kênh rạch, còn chất lượng nguồn thải không đảm bảo yêu cầu thì lại do… Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chịu trách nhiệm. Điều này dẫn đến thực tế là Sở TN&MT không nắm rõ đối tượng xả thải vào nguồn nước, nên không thể lên kế hoạch thanh, kiểm tra định kỳ. Hơn nữa, việc vi phạm xả thải của người dân xuống hệ thống kênh rạch hiện nay rất phổ biến, dù Luật Bảo vệ môi trường cũng đã có quy định xử phạt nhưng chưa thể thực hiện được vì Luật không xác định rõ lực lượng chức năng thanh kiểm tra và xử phạt… Bên cạnh đó, đã từ lâu, không còn kinh phí để thực hiện công tác vớt rác kênh rạch, ngoại trừ một số đoạn của kênh Tàu Hủ-Bến Nghé và Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Điều này đã khiến cho lượng rác trên hệ thống kênh rạch ngày càng dày đặc.

Chưa kể, mỗi cơ quan có chức năng khác nhau nên trách nhiệm quản lý cũng rất khác nhau. Ngoại trừ Sở TN&MT và UBND các quận, huyện có chức năng kiểm soát, xử lý trường hợp xả thải gây ô nhiễm môi trường kênh rạch. Các cơ quan còn lại chỉ có chức năng quản lý khai thác, sử dụng và cấp phép xả thải ra sông, kênh rạch. Điều này dẫn đến thực tế là Sở TN&MT và UBND quận, huyện có quyền xử phạt những tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm môi trường nhưng không nắm rõ có bao nhiêu đối tượng đang được… cấp phép xả chất thải vào nguồn nước(?!). Còn trung tâm chống ngập có trách nhiệm đầu tư hệ thống xử lý cải thiện nước kênh rạch nhưng lại không có chức năng kiểm soát ô nhiễm đầu nguồn. Sở NN&PTNT có chức năng khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ thủy lợi, cấp phép xả thải cho các doanh nghiệp có hệ thống dẫn chất thải ra kênh phục vụ thủy lợi nhưng cũng chỉ dừng tại đó. Trường hợp phát hiện kênh, rạch ô nhiễm thì chỉ có thể “nhờ” Sở TN&MT phối hợp xử lý. Riêng đối với hành vi xả rác thải ra kênh rạch thì Luật Bảo vệ môi trường cũng đã quy định mức xử phạt từ 300.000 đồng -500.000 đồng/hành vi, nhưng lực lượng chức năng nào sẽ thực thi quy định này thì chưa rõ(?). TPHCM cũng đã có quyết định và chỉ thị tăng cường công tác quản lý đối với sông, suối, kênh rạch. Nhưng cho đến nay, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan, ban, ngành nào lại không rõ, nên việc thực hiện gần như không có? Rối trong quản lý khiến hoạt động cải thiện chất lượng nước kênh rạch bị bỏ rơi.

Nhiều dự án đã giết chết kênh rạch

Tốc độ đô thị hóa tại TP HCM diễn ra nhanh chóng, trong khi các kênh rạch nội thành bị che lấp bởi hàng trăm tấn rác thải do người dân vứt ra, tạo thành tầng tầng, lớp lớp chặn ngang dòng chảy dẫn đến ô nhiễm nước cục bộ và ngập úng mỗi khi có triều cường, mưa lớn. Theo Trung tâm Chất lượng nước và Môi trường (Phân viện Quy hoạch khảo sát thủy lợi Nam Bộ), nước kênh rạch TPHCM đã bị ô nhiễm nặng. Các thành phần như BOD5 (nhu cầu ôxy sinh học), COD (nhu cầu ôxy hóa học), hàm lượng amoni (NH4) cao gấp 10 lần, nitrit (NO2) gấp 100-250 lần tùy vào quy chuẩn áp dụng cho nước mặt thông thường hay cho nước mặt với mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh. Chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng chất thải rắn lơ lửng, kim loại nặng… đều vượt tiêu chuẩn gấp hàng trăm lần cho phép.

Thực tế, tại rất nhiều khu dân cư sống dọc hệ thống kênh rạch ô nhiễm cho thấy, đời sống người dân rất khổ. Toàn bộ trang thiết bị trong nhà đều bị hoen gỉ vì không khí độc hại. Nước bẩn từ hệ thống kênh rạch theo thuỷ triều, hoặc mưa lớn dâng tràn vào nhà khiến nhà cửa khu vực này luôn trong tình trạng ố vàng. Đáng lo ngại nhất là hệ thống kênh rạch của TP HCM  đang bị biến thành những điểm ẩn chứa đủ các loại dịch bệnh. Khu vực quận 8 và quận 4 thường xuyên hứng chịu dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt vì môi trường sống ô nhiễm.

Đi một vòng các quận, huyện như quận 2, quận 7, quận 9, Nhà Bè, Bình Chánh... dễ dàng nhận thấy nhiều dự án như khu dân cư, khu đô thị lấn diện tích của nhiều khúc sông, kênh rạch trên địa bàn.

Còn tại các dự án đô thị của Công ty Đại Quang Minh (quận 2), đại diện chủ đầu tư phân trần: “Đất này không nằm trong khu quy hoạch dự án của công ty, chúng tôi đang xin phép UBND quận để xây công viên nhưng khó quá, hiện tại vẫn chưa được cấp phép”. Rồi tại quận 2, người dân trồng lúa lấy nước từ con kênh gần đó, bỗng nhiên hóa “đen thui” tay chân chỉ sau vài giờ… lội ruộng. Phòng TN&MT quận này đã xuống lấy mẫu nước kiểm nhiệm nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây tay chân bị đen, nổi mẩn ngứa, kỳ cọ cách gì cũng không hết (?). Hay chuyện cá chết hàng loạt vào cuối tháng 5 vừa qua trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, do nước bị ô nhiễm nặng khi nắng gắt là một minh chứng.

 

Nước kênh rạch chứa nhiều trứng giun, sán

Nghiên cứu gần đây nhất về chất lượng kênh rạch của Sở KH&CN TPHCM cũng chỉ ra thêm, trong nguồn nước kênh rạch đang lưu chứa rất nhiều loại trứng giun, sán cực kỳ độc hại, rất khó điều trị, khi người dân mắc phải, có thể gây tử vong…

Quốc Định/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 37 phút trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 46 phút trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 1 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 3 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 3 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 3 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 4 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top